Thẻ mới với công nghệ và tiêu chuẩn đồng nhất được kỳ vọng sẽ hạn chế thanh toán tiền mặt, siết tín dụng đen; nâng cao tính bảo mật, an toàn cho chủ thẻ... Ngoài ra, thẻ chip tín dụng nội địa còn cho phép chi tiêu trước, trả tiền sau với thời gian miễn lãi 55 ngày; chấp nhận thanh toán và sử dụng trên mạng lưới thanh toán 235.304 POS và 14.386 ATM…
Lãnh đạo một số ngân hàng cho biết thêm, đối với các giao dịch thanh toán tại đại lý, cửa hàng chấp nhận thẻ, mức phí giao dịch của thẻ chip tín dụng nội địa sẽ ở mức từ 1,1 - 1,3% giá trị giao dịch, thấp hơn so với các thương hiệu thẻ khác. Đối với giao dịch rút tiền mặt, mức phí dự kiến từ 1 - 2% giá trị giao dịch (mức thu tối thiểu từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng) cũng thấp hơn rất nhiều so với các thẻ tín dụng quốc tế đang phát hành trên thị trường (đang áp dụng 4%). Với thẻ tín dụng nội địa, các ngân hàng thường cấp cho khách hàng mức chi tiêu khoảng 100 triệu đồng trở lại.
Theo thống kê dư nợ với thẻ tín dụng nội địa của các ngân hàng tương đối thành công. Có ngân hàng phát hành thẻ tín dụng nội địa rất ít nhưng chiếm tới 50% trên tổng dư nợ.
Hà Trần