Thanh Hóa: NM nước hồ Quế Sơn xây dựng không phép - "phớt lờ" chỉ đạo của Phó Thủ tướng?
Dù chưa được cấp phép, nhưng chủ đầu tư (Anh Phát - Sông Chu) đã ngang nhiên khởi công xây dựng các hạng mục tại công trình Nhà máy nước hồ Quế Sơn tại xã Mai Lâm (Tĩnh Gia, Thanh Hoá), khiến dư luận vô cùng bức xúc, hoài nghi về sự thiếu minh bạch tại dự án này?
THCL - Dù chưa được cấp phép, nhưng chủ đầu tư (Anh Phát - Sông Chu) đã ngang nhiên khởi công xây dựng các hạng mục tại công trình Nhà máy nước hồ Quế Sơn tại xã Mai Lâm (Tĩnh Gia, Thanh Hoá), khiến dư luận vô cùng bức xúc, hoài nghi về sự thiếu minh bạch tại dự án này?
Tại Công văn số 11044/VPCP-CN, ban hành ngày 20/12/2016, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có ý kiến đồng ý về nguyên tắc cho bổ sung Dự án Nhà máy nước sạch tại hồ Quế Sơn, xã Mai Lâm (Tĩnh Gia) vào Đồ án điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung xây dựng KKT Nghi Sơn; Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Văn bản của Chính phủ mới chỉ đồng ý về mặt nguyên tắc
Việc bổ sung quy hoạch, phải đáp ứng nhu cầu cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt của KKT Nghi Sơn và hiệu quả các dự án cấp nước đang đầu tư.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các nhà đầu tư triển khai các dự án cấp nước theo đúng quy định hiện hành và có biện pháp kiểm tra, giám sát các dự án cấp nước bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu cấp nước theo cam kết của Chính phủ cho Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Chiểu theo những nội dung chỉ đạo nêu trên của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thì, Dự án nước tại hồ Quế Sơn mới chỉ được Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cho bổ sung vào Dự án điều chỉnh quy hoạch chung của KKT Nghi Sơn và Đồ án điều chỉnh quy hoạch phải được Bộ Xây dựng thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì mới có giá trị pháp lý.
Cũng trên cơ sở đó thì hồ sơ Dự án Nhà máy nước hồ Quế Sơn mới được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cấp phép xây dựng.
Nhà máy nước hồ Quế Sơn xây dựng không phép, chủ đầu tư đang phớt lờ chỉ đạo của Phó Thủ tướng?
Tuy nhiên, trước khi tỉnh Thanh Hóa ban hành các công văn vào tháng 8/2016 và 12/2016, đề nghị bổ sung Dự án Nhà máy nước hồ Quế Sơn tại xã Mai Lâm (Tĩnh Gia) vào Đồ án điều chỉnh, mở rộng quy hoạch KKT Nghi Sơn và nhận được “đồng ý về nguyên tắc” của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ngày 20/12/2016 cho bổ sung vào đồ án điều chỉnh quy hoạch.
Dư luận băn khoăn: Có hay không việc “bật đèn xanh” cho liên doanh này ồ ạt xây dựng nhà máy - coi thường pháp luật?
Hơn nữa, vào thời điểm Thanh Hóa đồng ý một cách “thần tốc” trong vòng 4 ngày cho liên doanh Anh Phát – Sông Chu đầu tư Dự án Nhà máy nước hồ Quế Sơn, gây ra nhiều ý kiến trái chiều, dư luận bức xúc, nghi ngờ về sự thiếu minh bạch. Vậy có hay không “lợi ích nhóm” tại dự án này?
Phải chăng, quyết định cho đầu tư xây dựng dự án này - đồng nghĩa với việc địa phương đã để xảy ra vi phạm nghiêm trọng vào Quy hoạch chung của KKT Nghi Sơn - được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1364/QĐ-Ttg ngày 20/10/2007 “Trong khu vực KKT Nghi Sơn, phía đông nam Quốc lộ 1A chỉ có dự án nhà"?
Theo Ban quản lý KKT Nghi Sơn, Dự án Nhà máy nước hồ Quế Sơn, đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh hồ sơ và cũng chưa được cấp phép xây dựng.
Tuy nhiên, dự án này hiện đã thi công được hơn 60% tiến độ mà không hề thấy cơ quan chức năng nào của tỉnh Thanh Hóa đến kiểm tra và có biện pháp xử lý?
Thậm chí, trước khi khởi công xây dựng công trình Nhà máy nước hồ Quế Sơn, chủ đầu tư và liên doanh Anh Phát – Sông Chu còn đưa ra cam kết "trong vòng 6 tháng sẽ xây dựng xong nhà máy, đáp ứng nguồn nước dự phòng cho Dự án Lọc hóa dầu hoạt động".
Đường ống nước chất liệu bằng gang có xuất xứ từ Trung Quốc đang gây nghi ngờ về chất lượng?
Nhưng sau 10 tháng thi công, cho đến nay, nhà máy vẫn chỉ là một công trường ngổn ngang (!).
Điều đáng lo ngại là hiện nay, dự án đường ống nước thô 90.000 m3/ngày đêm dẫn từ hồ Yên Mỹ về hồ Đồng Chùa và hồ Quế Sơn, cũng do liên doanh Anh Phát – Sông Chu làm chủ đầu tư đang chậm tiến độ nghiêm trọng.
Dự án qua nhiều tháng thi công, nhưng mới chỉ hoàn thành trên 50%, nhiều khu vực chưa thể giải phóng được mặt bằng.
Đặc biệt, hệ thống đường ống nước làm bằng chất liệu gang, do Trung Quốc sản xuất nên gây ra nhiều lo ngại về chất lượng không thể đảm bảo trên nền địa chất rất phức tạp. Nhiều chỗ xình lầy, sông, núi chạy trên toàn tuyến gần 20 km từ hồ yên Mỹ về KKT Nghi Sơn (Tĩnh Gia).
Việc xây dựng nhà máy nước khi chưa được cơ quan chức năng cấp phép của chủ đầu tư Anh Phát - Sông Chu, cần phải được tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, làm rõ và có biện pháp xử lý theo luật định.
Nhóm PV
Tin mới
PNJ chốt quyền trả cổ tức đợt 2/2023
Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) cho biết sẽ chốt ngày chia cổ tức đợt 2/2023 tỷ lệ 14% bằng tiền (1.400 đồng/cp). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 2/10/2024.
Thừa Thiên Huế: Cần xây dựng thương hiệu du lịch – “Huế - kinh đô văn hóa – di sản”
Tỉnh Thừa Thiên Huế cần xây dựng thương hiệu du lịch – “Huế - kinh đô văn hóa – di sản”, đó là ý kiến của ông Hà Văn Siêu Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam vào ngày 19/9, tại hội nghị “Xúc tiến, quảng bá, kết nối Du lịch Huế - 2024” do Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp Hội Du lịch Việt Nam tổ chức.
Thái Nguyên: Một học sinh lớp 4 đập lợn đất ủng hộ các bạn vùng lũ 16 triệu đồng
Mặc dù Nhà trường chưa kêu gọi ủng hộ, nhưng thông qua tài khoản của Ủy ban MTTQ Việt Nam, em Lê Minh Tú, học sinh lớp 4B, Trường Tiểu học Cải Đan (TP. Sông Công), đã xin bố mẹ đập con lợn đất tiết kiệm để gửi đến các bạn vùng lũ số tiền 16 triệu đồng...
iPhone chiếm 60 - 70% doanh thu cho cửa hàng bán lẻ điện thoại ở Việt Nam
iPhone luôn là thương hiệu điện thoại được khách hàng ưa chuộng hàng đầu bởi vậy hãng luôn nằm trong nhóm smartphone dẫn đầu doanh thu tại các cửa hàng. Doanh thu của iPhone luôn chiếm đến 60 - 70% doanh thu cửa hàng, luôn cao hơn nhiều so với doanh thu của những hãng di động khác.
Anh sẽ chia sẻ những hiểu biết trong xây dựng trung tâm tài chính quốc tế với Việt Nam
Là Thị trưởng Khu Tài chính London đầu tiên đến thăm Việt Nam trong 10 năm, ông Michael Mainelli mong muốn Vương quốc Anh hợp tác chặt chẽ với Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.
Tiêu hủy 38.473 sản phẩm hàng hóa vi phạm
Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đơn vị vừa tiến hành tiêu hủy 38.473 sản phẩm hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính bị lực lượng chức năng tịch thu thời gian qua. Trị giá lô hàng hóa vi phạm ước trên 1,6 tỷ đồng.
Câu chuyện thương hiệu
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ