Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa): Động lực cho sự phát triển
Sau hơn 7 năm, kể từ ngày Thủ t
Sau hơn 7 năm, kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập và ban hành Quy chế hoạt động số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006, Khu kinh tế Nghi sơn (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) đang từng bước giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và cả nước.
Một góc Khu kinh tế Nghi Sơn
Nhiều chính sách ưu đãi
Khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn có tổng diện tích 18.611,8 ha, trên phạm vi 12 xã của huyện Tĩnh Gia. Ngay từ khi mới thành lập, Chính phủ đã xác định mục tiêu lớn là xây dựng và phát triển KKT Nghi Sơn thành một KKT tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản... gắn với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn, hình thành các sản phẩm mũi nhọn, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, các loại hình dịch vụ cao cấp; đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới.
Để thực hiện mục tiêu phát triển KKT Nghi Sơn, Chính phủ đã ban hành và cho áp dụng nhiều chính sách ưu đãi cao nhất dành cho các nhà đầu tư có dự án đầu tư vào KKT. Phát triển KKT Nghi Sơn là mục tiêu và nhiệm vụ trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2006 – 2015. Ngoài việc ưu tiên dành nguồn lực tài chính cao nhất cho đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong KKT; các công trình biển (bến cảng, đê chắn sóng, nạo vét luồng…), công trình xây dựng đường giao thông, xây dựng hệ thống cấp nước, cấp điện, các khu tái định cư... Công tác giải phóng mặt bằng cũng được tỉnh Thanh Hóa thực hiện với sự nỗ lực cao nhất, quyết tâm bàn giao đất triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ cho nhà thầu.
Các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa, một đầu mối” được triển khai nhanh chóng và thuận lợi để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư đến với KKT Nghi Sơn. Một số dự án lớn và có ý nghĩa rất quan trọng tại KKT Nghi Sơn đã được triển khai như Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn I, công suất 600 MW; Nhà máy Xi măng Nghi Sơn, công suất 4,3 triệu tấn/năm; Nhà máy Xi măng Công Thanh, công suất 5 triệu tấn/năm; nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn, công suất 1 triệu tấn phôi thép/năm… Trong đó, một số dự án đã đi vào hoạt động.
Các dự án trên đã góp phần tăng thu cho ngân sách, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển gia tăng các dịch vụ mới, tăng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu, giải quyết hàng nghìn việc làm.
Khẳng định vai trò động lực
Để phát triển KKT Nghi Sơn sớm trở thành trung tâm công nghiệp lớn phát triển của đất nước, dự án “Liên hiệp lọc hóa dầu Nghi Sơn” (LHLHDNS) được coi là hạt nhân khẳng định vai trò động lực để phát triển, được Chính phủ đặc biệt quan tâm.
Với tổng số vốn đầu tư hơn 9 tỷ USD, được khởi công vào ngày 23/10, sau khi hoàn thành, dự án có công suất lọc dầu dự kiến 200.000 thùng/ngày (tương đương 10 triệu tấn/năm). Đây còn là dự án có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển đất nước, thúc đẩy các ngành công nghiệp địa phương, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Thanh Hóa đang dồn tâm huyết, trí tuệ, công sức vì sự thành công của LHLHDNS. Mặt khác, cũng đang phối hợp mật thiết với các bộ, ngành Trung ương, các đơn vị có liên quan tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong, ngoài nước. Sau khi tổ chức lễ khởi công dự án LHLHDNS, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục tổ chức “Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào KKT Nghi Sơn và vùng phụ cận” từ ngày 23 – 24/10. Diễn đàn nhằm tuyên truyền, giới thiệu về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020; các cơ chế chính sách kêu gọi đầu tư của tỉnh Thanh Hóa; tiềm năng, lợi thế của KKT Nghi Sơn, các khu công nghiệp; cung cấp thông tin về các dự án trọng điểm của tỉnh cần thu hút vốn đầu tư.
Theo đó, Ban Quản lý KKT Nghi Sơn đã biên soạn nhiều tài liệu và xây dựng trang website về tiềm năng KKT Nghi Sơn và các khu công nghiệp; lựa chọn đơn vị tư vấn triển khai lập đề án quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong KKT Nghi Sơn, các khu công nghiệp. Cùng với dự án LHLHDNS, những dự án đã và đang triển khai hiệu quả tại KKT Nghi Sơn là niềm tin, nền tảng vững chắc để Thanh Hóa kiên định với những mục tiêu phát triển KKT Nghi Sơn mà Chính phủ đã đề ra.
Đến thời điểm hiện tại, KKT Nghi Sơn đã thu hút hơn 70 dự án, trong đó có 65 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 93.173,1 tỷ đồng và 7 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký là hơn 12 tỷ USD. Tỉnh Thanh Hóa vẫn đang tiếp tục kêu gọi đầu tư đến với KKT Nghi Sơn. |
Thanh Huyền – Thái Bá
Tin mới
PNJ chốt quyền trả cổ tức đợt 2/2023
Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) cho biết sẽ chốt ngày chia cổ tức đợt 2/2023 tỷ lệ 14% bằng tiền (1.400 đồng/cp). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 2/10/2024.
Thừa Thiên Huế: Cần xây dựng thương hiệu du lịch – “Huế - kinh đô văn hóa – di sản”
Tỉnh Thừa Thiên Huế cần xây dựng thương hiệu du lịch – “Huế - kinh đô văn hóa – di sản”, đó là ý kiến của ông Hà Văn Siêu Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam vào ngày 19/9, tại hội nghị “Xúc tiến, quảng bá, kết nối Du lịch Huế - 2024” do Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp Hội Du lịch Việt Nam tổ chức.
Thái Nguyên: Một học sinh lớp 4 đập lợn đất ủng hộ các bạn vùng lũ 16 triệu đồng
Mặc dù Nhà trường chưa kêu gọi ủng hộ, nhưng thông qua tài khoản của Ủy ban MTTQ Việt Nam, em Lê Minh Tú, học sinh lớp 4B, Trường Tiểu học Cải Đan (TP. Sông Công), đã xin bố mẹ đập con lợn đất tiết kiệm để gửi đến các bạn vùng lũ số tiền 16 triệu đồng...
iPhone chiếm 60 - 70% doanh thu cho cửa hàng bán lẻ điện thoại ở Việt Nam
iPhone luôn là thương hiệu điện thoại được khách hàng ưa chuộng hàng đầu bởi vậy hãng luôn nằm trong nhóm smartphone dẫn đầu doanh thu tại các cửa hàng. Doanh thu của iPhone luôn chiếm đến 60 - 70% doanh thu cửa hàng, luôn cao hơn nhiều so với doanh thu của những hãng di động khác.
Anh sẽ chia sẻ những hiểu biết trong xây dựng trung tâm tài chính quốc tế với Việt Nam
Là Thị trưởng Khu Tài chính London đầu tiên đến thăm Việt Nam trong 10 năm, ông Michael Mainelli mong muốn Vương quốc Anh hợp tác chặt chẽ với Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.
Tiêu hủy 38.473 sản phẩm hàng hóa vi phạm
Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đơn vị vừa tiến hành tiêu hủy 38.473 sản phẩm hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính bị lực lượng chức năng tịch thu thời gian qua. Trị giá lô hàng hóa vi phạm ước trên 1,6 tỷ đồng.
Câu chuyện thương hiệu
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ