Thanh Hóa đẩy nhanh tiến độ các dự án vốn đầu tư công tại Khu Kinh tế Nghi Sơn
Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) là một trong 8 khu kinh tế trọng điểm ven biển của cả nước. Sự phát triển của KKTNS, các khu công nghiệp (KCN) và các dự án trọng điểm trong khu kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng, tạo sức lan tỏa lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh Thanh Hóa và vùng lân cận.
Năm 2023, Ban Quản lý KKTNS và các KCN được phân bổ nguồn vốn đầu tư công hơn 142,6 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn phân bổ cho năm 2023 là gần 125 tỷ đồng và khoảng 18 tỷ đồng thuộc nguồn vốn năm 2022 được phép kéo dài sang năm 2023. Nguồn vốn này được phân bổ chi tiết cho 5 dự án: Đường Đông Tây 1 kéo dài - KKTNS; tuyến đường bộ ven biển đoạn nối đường 513 với đường ven biển tỉnh Nghệ An thuộc KKTNS; hệ thống thoát nước chống ngập úng xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn); kè chống sạt lở và nạo vét tiêu thoát lũ Khu kinh tế trọng điểm Nghi Sơn (giai đoạn 1) và dự án hoàn thiện mặt đường tuyến đường vào Nhà máy Xi măng Đại Dương.
Theo báo cáo của Ban Quản lý KKTNS và các KCN, tính đến ngày 07/11, số vốn giải ngân đã thực hiện mới đạt gần 59 tỷ đồng; trong đó vốn năm 2023 gần 48 tỷ đồng và vốn năm 2022 kéo dài gần 11 tỷ đồng, đạt 41,3% kế hoạch vốn giao. Với tỷ lệ giải ngân đang còn chậm, hiện đơn vị đang nỗ lực đôn đốc các nhà thầu tập trung tiến độ thi công, hoàn thành khối lượng để giải ngân số vốn được phân bổ. Tuy nhiên, nhiều khó khăn trong GPMB khiến các nhà thầu rất khó tổ chức thi công đúng kế hoạch.
Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước chống ngập úng xã Mai Lâm là dự án trong danh mục hoàn thành năm 2023. Theo tiến độ rà soát của Ban Quản lý KKTNS và các KCN, hiện nay dự án đã thi công hoàn thành tuyến kênh chính. Với các tuyến kênh nhánh đã thi công hoàn thành tuyến 1. Tuyến 2 và tuyến 3 đang triển khai thi công. Tuy nhiên, hiện nay các hộ dân thôn Kim Phú, xã Mai Lâm thường xuyên ra cản trở nhà thầu thi công. Mặc dù Hội đồng bồi thường, GPMB và tái định cư đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ hoa màu và tổ chức chi trả theo quy định của Nhà nước, tuy nhiên có 22 hộ dân không nhận tiền hỗ trợ với lý do số tiền hỗ trợ là không thỏa đáng (các hộ dân có vị trí đất kiến nghị hỗ trợ hoa màu nằm rải rác dọc tuyến kênh nhánh số 3).
Với các dự án được chuyển tiếp, vướng mắc GPMB cũng đang ảnh hưởng đến tiến độ thi công và giải ngân các dự án. Điển hình như dự án Kè chống sạt lở và nạo vét tiêu thoát lũ Khu kinh tế trọng điểm Nghi Sơn (giai đoạn 1), hiện gói 6 - hạng mục cầu cơ giới trên sông Thạch Luyện tại K1+849,05 có tiến độ thi công bảo đảm, tuy nhiên hạng mục nạo vét và xây dựng tuyến đê bao hồ Thượng Hòa mới đạt khối lượng 8,1/32,9 tỷ đồng (đạt 24,6% giá trị hợp đồng) do phần diện tích bàn giao nhỏ lẻ, gây khó khăn trong quá trình tổ chức thi công.
Dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn nối đường 513 với đường ven biển tỉnh Nghệ An thuộc KKTNS hiện cũng đã thi công đạt tổng giá trị xây lắp 140/164,3 tỷ đồng, đạt 85,2% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, gói thầu số 9 của dự án theo tiến độ thực hiện dự án và tiến độ hợp đồng đã hết hạn ngày 31/12/2022 nhưng đến nay tiến độ thi công mới đạt 85,2% giá trị hợp đồng. Ngày 15/9 vừa qua, Ban Quản lý KKTNS và các KCN đã tổ chức làm việc với nhà thầu thi công và Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng khu vực KKTNS và các KCN để tháo gỡ điểm vướng của dự án này. Các bên đã thống nhất điều chỉnh lại hồ sơ thiết kế điểm dừng kỹ thuật theo chỉ đạo của UBND tỉnh và thương thảo hợp đồng với nhà thầu thi công.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thi công dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, hiện tỉnh Thanh Hóa đang chỉ đạo Ban Quản lý KKTNS và các KCN, cấp ủy, chính quyền thị xã Nghi Sơn, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng khu vực KKTNS và các KCN, các đơn vị liên quan phải tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% vốn kế hoạch.
Cùng với nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền trong công tác GPMB, tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ đạo các chủ đầu tư chỉ đạo chấn chỉnh công tác quản lý tạm ứng vốn và thu hồi vốn tạm ứng; khẩn trương rà soát các dự án có số vốn tạm ứng quá hạn nhưng đến nay chưa thu hồi được; xác định rõ chủ đầu tư, nhà thầu có số vốn tạm ứng quá hạn và nguyên nhân. Đặc biệt, đối với các dự án có số tạm ứng lớn quá hạn kéo dài nhiều năm cần xây dựng kế hoạch, lộ trình và đề ra các biện pháp cụ thể, quyết liệt, khả thi, bảo đảm thu hồi hết vốn tạm ứng quá hạn của các dự án theo quy định.
Lê Nam
Tin mới
Bốc thăm chia bảng giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp” lần VI – năm 2024
Chiều 17/9, tại trụ sở Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp kỹ thuật và bốc thăm chia bảng – sự kiện chính thức khởi động giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp” lần VI – năm 2024.
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Trị trao hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của cơn bão số 3
Ngày 17/9, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Trị đã đến thăm, động viên và trao hỗ trợ với tổng giá trị gần 150 triệu đồng cho người dân trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn bị ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét 39 nội dung
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, kỳ họp thứ 8 là kỳ họp có nội dung nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay.
Nhiều trường đại học tại TP. HCM giảm, giãn đóng học phí cho sinh viên vùng bão lũ
Nhằm sẻ chia, động viên tinh thần, tiếp thêm động lực cho sinh viên tại những địa phương chịu ảnh hưởng từ bão lũ vượt qua khó khăn, tiếp tục học tập, ngoài trao các suất học bổng hỗ trợ, nhiều trường đại học tại TP. HCM còn thực hiện chính sách giảm, giãn đóng học phí.
Ngân hàng TMCP Bắc Á – 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm
Ngày 17/09/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập (1994 - 2024) tại thành phố Vinh, điểm khởi đầu của một hành trình nhân văn, tràn đầy hoài bão với những bước đi tiên phong sáng tạo trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và tư vấn đầu tư cho các doanh nghiệp phát triển bền vững.
Khai tử McDonald's Bến Thành: Việt Nam có còn là thị trường màu mỡ cho thương hiệu F&B quốc tế?
Vỏn vẹn trong một tháng, 2 thương hiệu F&B nổi tiếng đến từ Hoa Kỳ là Starbucks và McDonald's đều đưa ra thông báo về việc dừng hoạt động các chi nhánh “đắc địa” của mình. Điều này dấy lên câu hỏi, liệu Việt Nam có còn là thị trường màu mỡ cho thương hiệu F&B quốc tế?
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9