Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét 39 nội dung

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, kỳ họp thứ 8 là kỳ họp có nội dung nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay.

Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự đảng Chính phủ nhằm trao đổi, thống nhất một số nội dung chuẩn bị cho kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Tham dự có các Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, kỳ họp thứ 8 là kỳ họp có nội dung nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay. 

Theo Chủ tịch Quốc hội, thời gian qua, công tác phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ với các cơ quan của Quốc hội ngày càng chặt chẽ, nhịp nhàng, thực chất, hiệu quả. Các cơ quan đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, chuẩn bị từ sớm, từ xa, làm việc ngày đêm để chuẩn bị cho các dự án luật, nghị quyết trình Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội chậm nhất ngày 1/10/2024 đối với các nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua; không đề nghị bổ sung nội dung vào chương trình kỳ họp thứ 8 sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát hành công văn triệu tập kỳ họp.

Theo đó, vấn đề nào vượt thẩm quyền của Chính phủ thì xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẵn sàng họp bất cứ lúc nào để giải quyết khó khăn, vướng mắc. Những vấn đề vượt thẩm quyền, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo Quốc hội, thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là việc xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không cầu toàn, không nóng vội; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực, giải quyết, khắc phục các điểm nghẽn. Tất cả vì sự phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước, đảm bảo đời sống của nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, các cơ quan của Quốc hội luôn sẵn sàng tiếp nhận đề nghị, hồ sơ, nghiên cứu trước các nội dung dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội đề nghị việc gì chưa rõ, chưa thống nhất, còn ý kiến khác nhau thì các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra phải ngồi với nhau nhiều lần, kể cả các lãnh đạo, trưởng ngành trên tinh thần xây dựng, trao đổi, tranh luận có lý lẽ khoa học, thực tiễn để đi đến thống nhất phương án.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và các đại biểu dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và các đại biểu dự hội nghị. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các lãnh đạo được phân công chỉ đạo, theo dõi thực hiện phải đeo bám đến cùng, tránh tình trạng nay cử đồng chí này, mai cử đồng chí khác đi họp. Tới đây, Chính phủ sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ thay đổi tư duy, cách làm trong xây dựng pháp luật, đảm bảo đơn giản hóa, tăng cường phân cấp, phân quyền, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ thời gian qua.

Để chuẩn bị tốt cho kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đề nghị hai bên tăng cường phối hợp ngay từ khâu soạn thảo dự thảo văn bản với tinh thần "vướng ở đâu thì tháo gỡ ở đó". Hai bên chia sẻ, cung cấp tài liệu; các bộ, ngành chủ động làm việc với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội với tinh thần tích cực, chủ động, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, công tác xây dựng pháp luật ngoài việc phải thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng một cách nghiêm túc để tổ chức thực hiện thì cần tiếp tục đổi mới tư duy từ tập trung cho công tác quản lý sang vừa tập trung quản lý hiệu quả, vừa góp phần kiến tạo phát triển; đổi mới ngay trong cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định, mở ra không gian kiến tạo cho phát triển, huy động mọi nguồn lực của xã hội, của nhân dân.

Thủ tướng lưu ý, các cơ quan có thể nghiên cứu, đề xuất vấn đề nào cần quy định chi tiết, cụ thể, rõ ràng; vấn đề nào tác động nhiều, chưa ổn định thì khái quát; trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện. "Tinh thần là cái gì đã rõ, đã chín, thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì luật hóa. Cái gì chưa chín, chưa rõ, thực tiễn còn biến động, diễn biến phức tạp, khó lường thì thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần", Thủ tướng nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ cũng đề cập đến việc tập trung cho phân cấp, phân quyền; đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra; nâng cao tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm. Các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả các quyết định của mình; chịu trách nhiệm vấn đề hậu kiểm. Trung ương, Chính phủ, Quốc hội xây dựng chính sách, định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tăng cường công cụ giám sát, kiểm tra. Việc phân công phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, kiểm tra cho tốt. Tinh thần là phân cấp triệt để, tăng cường chịu trách nhiệm, khuyến khích đổi mới, sáng tạo.

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự đảng Chính phủ tổ chức Hội nghị về kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự đảng Chính phủ tổ chức Hội nghị về kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Bên cạnh đó, giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho người dân, doanh nghiệp; xóa bỏ cơ chế xin - cho; không tạo môi trường dễ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực.

Cơ bản thống nhất với chương trình kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tích cực phối hợp chặt chẽ để giải quyết các điểm nghẽn, ách tắc. Các bộ trưởng, trưởng ngành nắm bắt tình hình với tinh thần cao nhất, vừa nâng cao chất lượng, vừa đảm bảo tiến độ các nội dung trình Quốc hội. Hai bên cùng nhau rà soát lại, phát huy tinh thần trách nhiệm để giải quyết theo thẩm quyền, không đùn đẩy, né tránh. Những vấn đề nào vượt thẩm quyền của Chính phủ, Quốc hội thì mới xin chủ trương của Bộ Chính trị. 

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Chánh Văn phòng Đảng đoàn Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Chánh Văn phòng Ban Cán sự đảng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trên cơ sở đó, Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự đảng Chính phủ thảo luận để thống nhất một số nội dung, chương trình tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự kiến thời gian làm việc là 29 ngày; được tổ chức thành 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 21/10-13/11/2024, đợt 2 từ ngày 20-30/11/2024.

Dự kiến tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung, trong đó có 29 nội dung thuộc công tác lập pháp; 10 nhóm nội dung về kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát, công tác nhân sự và các vấn đề khác.

PV/chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét 39 nội dung
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét 39 nội dung

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, kỳ họp thứ 8 là kỳ họp có nội dung nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay.

Ngân hàng TMCP Bắc Á – 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm
Ngân hàng TMCP Bắc Á – 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm

Ngày 17/09/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập (1994 - 2024) tại thành phố Vinh, điểm khởi đầu của một hành trình nhân văn, tràn đầy hoài bão với những bước đi tiên phong sáng tạo trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và tư vấn đầu tư cho các doanh nghiệp phát triển bền vững.

Khai tử McDonald's Bến Thành: Việt Nam có còn là thị trường màu mỡ cho thương hiệu F&B quốc tế?
Khai tử McDonald's Bến Thành: Việt Nam có còn là thị trường màu mỡ cho thương hiệu F&B quốc tế?

Vỏn vẹn trong một tháng, 2 thương hiệu F&B nổi tiếng đến từ Hoa Kỳ là Starbucks và McDonald's đều đưa ra thông báo về việc dừng hoạt động các chi nhánh “đắc địa” của mình. Điều này dấy lên câu hỏi, liệu Việt Nam có còn là thị trường màu mỡ cho thương hiệu F&B quốc tế?

Lạng Sơn: Trao tặng xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Văn Lãng
Lạng Sơn: Trao tặng xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Văn Lãng

Sáng 17/9, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Lạng Sơn phối hợp với Công ty TNHH Tổng đại lý Bảo hiểm Khánh An – Văn phòng tổng đại lý AIA Lạng Sơn 1, chi nhánh Lạng Sơn tổ chức Chương trình “Hành trình cuộc sống”, tặng quà học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Công tác khôi phục cấp điện cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão lũ cơ bản hoàn thành
Công tác khôi phục cấp điện cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão lũ cơ bản hoàn thành

Đến ngày 17/9, công tác khôi phục cung cấp điện cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão, lũ đã cơ bản hoàn thành. Riêng tại tỉnh Quảng Ninh, đã khôi phục cung cấp điện cơ bản cho các thành phố, huyện với tỷ lệ trên 85% phụ tải.

TP. Hồ Chí Minh tạo bước đột phá về đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông
TP. Hồ Chí Minh tạo bước đột phá về đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông

Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Chỉ thị số 37-CT/TU về lãnh đạo thực hiện Kết luận số 72-KL/TW của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.