Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng thuế VAT: Gánh nặng chồng gánh nặng

Theo một kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP), việc tăng thuế giá trị gia tăng (VAT)) ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi hộ gia đình.

Thuế: Nguồn thu ngân sách lớn nhất

Thuế vẫn là nguồn thu NSNN lớn nhất, chiếm tới 4/5 tổng thu ngân sách. Tỷ lệ động viên từ thuế của Việt Nam cao nhất trong khu vực, cho thấy gánh nặng thuế tương đối lớn của người dân. Trong những năm gần đây, tỷ trọng đóng góp vào ngân sách của các loại thuế trực thu có xu hướng giảm dần, trong khi các loại thuế gián thu tăng lên. Tỷ lệ động viên ngân sách từ thuế thu nhập DN ngày càng giảm, do việc chạy đua giảm thuế suất.

Thuế VAT đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Một mặt, thuế VAT là một trong các nguồn thu quan trọng của Chính phủ để tài trợ chi tiêu công, thanh toán nợ và thực hiện các đầu tư công.

Theo số liệu Quyết toán từ Bộ Tài chính, thuế VAT hiện là nguồn thu ngân sách từ thuế lớn nhất, chiếm khoảng 1/3 tổng thu thuế. Mặt khác, thuế VAT gây ra sự méo mó về giá cả, vì thuế làm tăng giá mà người tiêu dùng phải trả, trong khi giảm giá mà nhà sản xuất nhận được, từ đó gây ra sự mất mát đối với tổng mức thỏa dụng của toàn xã hội. Vì vậy, việc tăng thuế VAT, sẽ đồng thời tạo nên 2 hiệu ứng: Tăng nguồn thu cho Chính phủ, nhưng lại gây thiệt hại cho nền kinh tế trên cả phương diện tiêu dùng và sản xuất.

Tăng thuế VAT: Gánh nặng chồng gánh nặng - Hình 1

Người nghèo mệt mỏi vì tăng thuế VAT

Gần đây, Bộ Tài chính đề xuất Dự thảo Luật sửa đổi về thuế VAT. Theo đó, thuế suất thuế VAT được điều chỉnh tăng thêm 20% (nghĩa là, 5% lên 6% và 10% lên 12%).

Vì loại thuế tiêu dùng này có ảnh hưởng trực tiếp lên mức sống của các gia đình, cũng như doanh thu của các nhà sản xuất, dự thảo tăng thuế đã thu hút sự chú ý của người dân và các chuyên gia kinh tế.

Theo TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện nay, thuế VAT chiếm 28 - 29% tổng thu ngân sách, chứ không phải thấp hơn mức 16% như thông tin của Bộ Tài chính.

Trong khi đó, các nước có mức thuế VAT cao hơn, song sự đóng góp của thuế VAT vào thu ngân sách lại thấp hơn Việt Nam nhiều. Do đó, không thể nói mức thuế ở Việt Nam thấp mà không tính tới cả đóng góp của phần thuế này vào tổng thu ngân sách.

Mặt khác, đi cùng với tỷ lệ huy động ngân sách của Việt Nam thuộc mức cao nhất trong khu vực, chi tiêu ngân sách của Việt Nam cũng thuộc hàng cao nhất. Do cân đối thu - chi ngân sách chưa được tốt, Việt Nam phải chứng kiến tình trạng thâm hụt ngân sách triền miên. Mức thâm hụt ngân sách của Việt Nam, trong những năm gần đây, luôn cao nhất trong khu vực. Điều này dẫn tới thực tế là nước ta phải đi vay nợ để có tiền đầu tư phát triển, kéo theo khối nợ công ngày càng phình to.

Mức nợ công của Việt Nam cao nhất trong các quốc gia khu vực và cùng trình độ phát triển, đã bắt đầu vượt ngưỡng - gây tiêu cực cho phát triển kinh tế. Nếu không có những biện pháp kiếm soát chặt chẽ nguồn vốn vay, Việt Nam sẽ lún sâu vào nợ nần trước khi kịp cất cánh.

Theo PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VERP, việc dành quá nhiều ưu đãi thuế cho các DN, một mặt, giảm nguồn thu ngân sách; mặt khác, đẩy gánh nặng thuế cho người lao động.

“Các loại thuế trực thu mà đóng góp vào ngân sách còn khiêm tốn như thuế thu nhập cá nhân, các loại thuế tài sản có thể là những mảng tăng thu ngân sách tiềm năng trong bối cảnh thâm hụt ngân sách của Việt Nam đã tăng mạnh. Trong khi đó, đóng góp của các loại thuế thương mại suy giảm, do Việt Nam tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do”, TS. Thành nêu.

Người nghèo: Chịu thuế cao hơn người giàu

TS. Lưu Bích Hồ cho biết, đánh giá của nhiều tổ chức nghiên cứu cho thấy, tăng thuế suất thuế VAT không giúp tăng GDP, thậm chí còn làm giảm 0,01% GDP (phương án 1) và chỉ tăng 0,03% GDP (phương án 2). Tăng thu ngân sách là có nhưng không nhiều, đạt 4,87% (phương án 1) và gần gấp 2,5 lần nếu áp dụng (phương án 2).

Trong khi đó, cái mất lại nhiều hơn đó là tạo ra bất lợi, mất công bằng trong xã hội, ảnh hưởng đến chính sách an sinh. Tức là những đối tượng chịu thuế là người nghèo và người thu nhập trung bình lại nặng hơn so với người thu nhập cao.

Theo nghiên cứu “Tác động của tăng thuế VAT đến tổng thể nền kinh tế và phúc lợi hộ gia đình” của VEPR cho thấy, việc tăng thuế VAT ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi hộ gia đình, nhưng tác động của việc tăng thuế đối với sản lượng là không đáng kể.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những tác động phúc lợi của việc tăng thuế VAT thay đổi theo vị trí địa lý, trình độ học vấn và đặc điểm nhân khẩu học. Cụ thể, các gia đình sống ở khu vực miền Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự gia tăng thuế VAT. Các gia đình lớn, gia đình có trình độ học vấn chưa cao, gia đình có nhiều thành viên trong độ tuổi lao động sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn từ việc tăng thuế VAT.

Theo phân tích của các chuyên gia VERP, việc tăng thuế suất thuế VAT đánh vào nông sản, ảnh hưởng mạnh đến các gia đình nghèo và các gia đình nông thôn, nhưng chỉ có tác động hạn chế tới việc tăng thu ngân sách. Các hộ nghèo và các hộ nông thôn phụ thuộc nhiều hơn vào nông nghiệp như một nguồn thu nhập và các sản phẩm nông nghiệp chiếm một phần lớn trong tiêu dùng của họ.

Phân tích cũng cho thấy những lựa chọn khác để tăng thu ngân sách. Bên cạnh thuế VAT, việc điều chỉnh thuế nội địa khác có thể đóng góp vào việc tạo nguồn thu tài khóa bổ sung và giảm sự phụ thuộc vào việc điều chỉnh VAT. Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, thông qua mở rộng cơ sở thuế, cải thiện quản lý thuế và giảm thất thu thuế có thể tạo ra nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước. Tăng thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt cũng ít tác động hơn tới các nhóm có thu nhập thấp, qua đó giảm bớt gánh nặng tăng thuế đối với người nghèo.

Đồng quan điểm, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, khó có thể thuyết phục Bộ Tài chính không tăng thu, vì nếu giảm chi trong tình hình hiện nay là rất khó khăn.

“Tôi đồng ý, cần phải tăng thu các loại thuế tiêu thụ đặc biệt. Ngoài ra, cần áp các loại thuế khác nhau cho những loại sản phẩm khác nhau để giảm gánh nặng thuế lên người nghèo” - TS. Lê Đăng Doanh nói.

TS. Lưu Bích Hồ đưa ra khuyến nghị, theo đó, tạm thời từ nay đến năm 2020, không bàn về vấn đề tăng thuế.

Trong khi các chuyên gia VERP cho rằng, Nhà nước cần cân nhắc việc điều chỉnh thuế VAT trong thời gian tới, vì đây là việc đánh đổi giữa tăng ngân sách với tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo của Việt Nam.

Mới đây, tại phiên thảo luận về kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước, trả lời cử tri về Dự thảo sửa đổi Về Luật Thuế giá trị gia, Bộ Trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tiếp thu ý kiến doanh nghiệp, người dân, các chuyên gia, các cơ quan giữ mức thuế phổ thông là 10%, không nâng mức thuế giá trị gia tăng này lên 11% đến 12% như dự thảo ban đầu.

Anh Đức

Bài liên quan

Tin mới

Long An chủ động khắc phục và hạn chế thiệt hại do thiếu nước
Long An chủ động khắc phục và hạn chế thiệt hại do thiếu nước

UBND tỉnh Long An đã có văn bản chỉ đạo các cấp, ngành và cơ sở cấp nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai, thực hiện giải pháp xử lý triệt để, lâu dài đối với vấn đề cấp nước sạch phục vụ cho người dân các xã vùng hạ.

Xét xử cựu chủ tịch, phó chủ tịch huyện, thị trấn, trưởng phòng đo đạc bản đồ, TN&MT...
Xét xử cựu chủ tịch, phó chủ tịch huyện, thị trấn, trưởng phòng đo đạc bản đồ, TN&MT...

Sau 3 ngày xét xử hình sự sơ thẩm, chiều 20/9, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên án đối với 22 bị cáo từng là cán bộ, công chức ở huyện Đông Hòa (nay là thị xã Đông Hòa)...

Bổ nhiệm phó chánh văn phòng UBND tỉnh, phó giám đốc sở
Bổ nhiệm phó chánh văn phòng UBND tỉnh, phó giám đốc sở

UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức công bố và trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Phó Giám đốc Sở NNPTNT...

Bổ nhiệm 21 tân vụ trưởng, kiểm toán trưởng, phó kiểm toán trưởng
Bổ nhiệm 21 tân vụ trưởng, kiểm toán trưởng, phó kiểm toán trưởng

Kiểm toán nhà nước đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc bổ nhiệm nhân sự Vụ trưởng, Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng và tương tương.

Bổ nhiệm tân Vụ trưởng, Vụ phó, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao
Bổ nhiệm tân Vụ trưởng, Vụ phó, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao

Ngày 20/9, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Ông Nguyễn Huy Tiến, Viện trưởng Kiểm sát nhân dân tối cao dự và chủ trì buổi Lễ.

Sửa đổi quy định phân công, phân cấp quản lý về ATTP trên địa bàn TP. Hà Nội
Sửa đổi quy định phân công, phân cấp quản lý về ATTP trên địa bàn TP. Hà Nội

Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà vừa ký Quyết định số 58/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về An toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.