Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Còn nhiều bất cập

Đó là nghi vấn được bà Phạm Chi Lan đưa ra khi nói về vấn đề tái cơ cấu DNNN trong buổi thảo luận với chủ đề “Đổi mới cơ chế giám sát cơ quan đại diện chủ sở hữu” đã diễn ra tại Hà Nội. Theo đó, đã có hàng nghìn cuộc hội thảo, chuyến đi khảo sát nước ngoài của cán bộ, tiêu tốn nhiều công sức tiền bạc của nhà nước. Vậy mà đến nay, kết quả nhận được lại là một hệ thống giám sát có quá nhiều vấn đề.

Tồn tại những bất cập

Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, dự kiến quản lý một nguồn lực rất lớn lên đến 820 nghìn tỷ đồng vốn chủ sở hữu nhà nước, 1,5 triệu tỷ đồng tài sản DN. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều ý kiến hoài nghi về cách thức tổ chức và trách nhiệm giải trình của Ủy ban trong bối cảnh cơ chế giám sát hiện hành bị xem là kém hiệu quả.

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Còn nhiều bất cập - Hình 1

Tại hội thảo

Nói về thực trạng DNNN, ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp (CIEM) cho biết, tỷ suất lợi nhuận liên tục giảm trong vòng 5 năm trở lại đây. Báo cáo hợp nhất năm 2016 cho thấy 23/91 tập đoàn, tổng công ty, nhóm công ty mẹ - con lỗ luỹ kế trên 17.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng đến nay chưa thu hồi được và giá trị thực tế của nhiều dự án đang ở dưới mức giá trị đã đầu tư. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực xử lý các dự án, doanh nghiệp yếu kém nhưng đến nay vẫn chậm phục hồi và kém hiệu quả.

Báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội năm 2018 chỉ ra: "Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả là một trong các nguyên nhân dẫn đến những vi phạm trong quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp".

Lý giải thực trạng trên, ông Phạm Đức Trung nói: “Nguyên nhân từ hệ thống pháp luật; nguyên nhân trong triển khai thực hiện: thiếu thông tin đầy đủ, có tính xác thực cao và cập nhật về tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp”.

Liên quan đến việc sử dụng điều hành quản lý vốn DNNN, ông Trương Văn Hiền, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An nêu:Có lẽ, cái chung của các DNNN là nơi nào có hiệu quả thì nơi đó phải “đẻ” ra bộ máy quản lý cồng kềnh. Ví dụ như Tổng công ty đạm Phú Mỹ nằm trên Sài Gòn trong khi nhà máy sản xuất nằm ở Vũng Tàu, bộ máy quản lý hàng trăm người dẫn tới tình trạng chi phí quản lý lại cao hơn cả chi phí sản xuất”.

Giải thích thêm về vấn đền này, ông Trung cho hay: “Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước giảm, có thể do yếu tố khách quan từ thị trường, do năng lực trình độ, cơ chế chính sách”. “Nhà nước phải cử đại diện tham gia vào HĐQT theo quy định pháp luật, cơ quan nhà nước không thể trực tiếp làm việc với tất cả doanh nghiệp được”, ông Trung nói thêm.

Ông Trung nhấn mạnh: “Tuy nhiên, lại nảy sinh ra câu chuyện: làm thế nào để quản lý được người đại diện, phục vụ được mục tiêu, nhiệm vụ đúng với mục đích của cơ quan quản lý. Người đại diện phải có trách nhiệm báo  cáo, phục vụ lợi ích của cơ quan đề cử. Trên thực tế, việc giám sát của người đại diện chủ sở hữu vẫn mang tính hình thức, không đủ công cụ thông tin, công cụ nguồn lực để giám sát có hiệu quả”.

Trả lời về trách nhiệm khi DNNN xảy ra thất thoát, ông Trung cho biết: “Hiện nay, pháp luật chưa có quy định rõ ràng về việc này. Khi vốn nhà nước bị thất thoát, thực tế không thể xác định được trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu cũng như trách nhiệm của người đại diện. Hiện nay pháp luật đang có xu hướng xem xét trách nhiệm của doanh nghiệp, dự án nhiều hơn là những người được giao quản lý nguồn vốn.”

Chưa có lời giải?

Bình luận về báo cáo của phía CIEM, chuyên gia Phạm Chi Lan cho biết cảm quan đầu tiên, những thông tin, kinh nghiệm, bài học về quản lý, giám sát DNNN vừa được cập nhật  tuy có những cái mới từ năm 2016 đến nay, nhưng phần lớn là những thứ đã biết. Theo bà, những kinh nghiệm này đã có từ khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 xuất hiện.

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Còn nhiều bất cập - Hình 2

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, tài sản nhà nước gặp tình trạng vô chủ nên bị thiếu động lực giám sát và quản lý

“Chúng ta đã tiếp cận với OECD, giới thiệu cho các DNNN và các doanh nghiệp khác biết về hệ thống quản trị theo chuẩn mực là như thế nào, những công nghệ tốt nào chúng ta cần học hỏi để phát triển”, bà Chi Lan cho biết.

Chỉ riêng cơ chế giám sát, bà Chi Lan đặt câu hỏi về sự máy móc trong quản lý DNNN tại Việt Nam: "Phải chăng, Việt Nam là một học trò dốt, học biết bao nhiêu thầy, sách vở nhưng không hề áp dụng vào thực tiễn được gì? Chúng ta đã đưa vào đầy đủ quy định, điều lệ theo thông lệ quốc tế nhưng lại theo kiểu thầy đọc trò chép, nên dù có ghi vào trong luật đi chăng nữa thì hệ thống cũng không áp dụng được, hiệu quả vẫn rất kém".

Cũng theo bà Chi Lan, rất khó quy trách nhiệm cụ thể bởi những khái niệm và phạm vi hoạt động giám sát lại thể hiện không rõ ràng, thống nhất. Việc làm ăn tập thể, nhiều cơ quan đóng góp, thêm bới ý kiến dễ dựa dẫm, đổ trách nhiệm cho nhau.

Bên cạnh đó, việc không phân biệt rõ, chia nhiều ban ngành giám sát khác nhau làm những công việc na ná nhau dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Kênh giám sát không phản ánh đầy đủ các vấn đề, còn có hiện tượng “bệnh thành tích” thiên về phản ánh mặt tích cực, rất ít nói về những hạn chế. Bà Chi Lan cho rằng: “Đối với DNNN lãi thì hưởng, lỗ thì Nhà nước và dân chịu nên vấn đề rủi ro không phải điều doanh nghiệp quan tâm, càng không phải vấn đề lớn đối với cơ quan giám sát”.

“Tôi nghĩ, chủ sở hữu tài sản chung (trên danh nghĩa là chủ nhưng thực thế thì không phải chủ tài sản) nên không quan tâm nắm bắt thông tin, so với tài sản cá nhân, cái của bản thân thì gắn bó máu thịt hơn nhiều. Tài sản nhà nước gặp tình trạng vô chủ nên bị thiếu động lực giám sát và quản lý", bà Chi Lan nhấn mạnh.

Nguyễn Trang

Bài liên quan

Tin mới

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái
Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái

Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái, trong ngày 15/9.

Thu giữ nguyên liệu sản xuất bánh trung thu hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc
Thu giữ nguyên liệu sản xuất bánh trung thu hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc

Công an TP. Thanh Hóa, Đội Quản lý thị trường số 10 và các lực lượng chức năng vừa phát hiện, thu giữ gần 2 tấn nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu hết hạn sử dụng, không có nguồn gốc xuất xứ, hàng do nước ngoài sản xuất.

Thanh Hóa kiểm soát thị trường Tết Trung thu
Thanh Hóa kiểm soát thị trường Tết Trung thu

Dịp Tết Trung thu là thời gian mà nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh trung thu tăng cao. Để đảm bảo các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành đồng thời nhiều biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn.

Công bố quyết định thành lập công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam
Công bố quyết định thành lập công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam

Ngày 15/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam.

Quảng Ninh tặng 130 suất quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật và hỗ trợ 3 hộ dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Quảng Ninh tặng 130 suất quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật và hỗ trợ 3 hộ dân bị ảnh hưởng do bão số 3

Ngày 15/9, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh phối hợp cùng các nhà hảo tâm tổ chức tặng quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật; thăm hỏi động viên gia đình người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do bão số 3.

Gia Lai triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam
Gia Lai triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam

UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch số 2127/KH-UBND về triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.