Cháy… phòng trung - cao cấp

Điểm mặt các khu nghỉ dưỡng phân hạng 3 sao trở lên, tại khu vực ngoại ô Hà Nội, chúng ta dễ dàng kể đến như Melia Ba Vì mountain retread, Serena Resort Hòa Bình, Flamingo Đại Lải, Emeradal Ninh Bình…

Với số lượng ít ỏi phòng nghỉ này, theo khảo sát, đã hoàn toàn kín phòng từ trước ngày lễ 1 tháng. Lý do là với cùng một khoản chi phí, người dân Thủ đô lựa chọn sống sang trong resort thay vì mất nhiều chi phí di chuyển đi xa và phí sử dụng dịch vụ hạng trung với sự quá tải.

Sức hút BĐS nghỉ dưỡng ven đô - Hình 1

Nghỉ dưỡng ngoại ô luôn có sức hút lớn

Các chuyên gia cho rằng, chỉ tính riêng việc phục vụ dân số hiện tại của Hà Nội, bất động sản nghỉ dưỡng ven đô đã cần tới 50.000 phòng nghỉ tối thiểu/ năm. Ngoài ra, khách tại các địa phương khác, cũng như khách quốc tế đến các địa điểm nghĩ dưỡng ven đô cũng ngày một tăng. Điều này, khiến sức ép về nguồn cung phòng lưu trú càng lớn hơn, nhiều khu nghỉ dưỡng ven đô Hà Nội đang có dấu hiệu quá tải.

Theo ông Nguyễn Mạnh Thản, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội, du lịch ven đô là nhu cầu cần thiết của xã hội, nhất là các khu đô thị, thành phố, vì áp lực về môi trường, công việc, cuộc sống. Cách đây 20 năm, ít người nghĩ có du lịch sinh thái ven đô, nhưng giờ nó lại trở thành món ăn tinh thần với nhiều người.

Không chỉ các khu nghỉ dưỡng ven hạng sang, sức nóng của nghỉ dưỡng ngoại ô còn lan sang cả các khu homestay, nông trại… thậm chí cả những căn biệt thự đơn lẻ.

Những năm gần đây, mô hình homestay có nhiều biến chuyển tích cực và thú vị. Không chỉ dừng lại ở khái niệm khách du lịch ở tại nhà cùng người dân, mà các dịch vụ đi kèm ngày càng đa dạng hơn, phù hợp với nhu cầu nghỉ dưỡng của một bộ phận lớn người dân.

Bắt đầu từ những đơn vị hỗ trợ chuyên nghiệp cho các homestay chưa biết cần làm gì để kinh doanh đang phát huy hiệu quả bất ngờ. Phải kể đến như Urban Gateway - đang được nhiều người biết đến trong thời gian qua.

Đơn vị này nhận ủy thác lại các căn biệt thự, tiến hành cải tạo lại theo hướng du lịch và bán phòng kèm các hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ tạo không gian thoải mái cho người đến nghỉ. Khách du lịch đến tận hưởng cuộc sống tự phục vụ và tự do trong khuôn viên riêng.

Xuất hiện những điểm sáng

Theo ông Lê Kiên Trung, nhà sáng lập chuỗi homestay Urban Getaway, trên thế giới, xu hướng đang dần chuyển dịch theo cách hưởng thụ và tận hưởng chuyến đi. Không chỉ đam mê xê dịch, du khách muốn được trải nghiệm nhiều hơn, cảm nhận nhiều hơn nét đẹp văn hóa và bản sắc của địa phương.

Tiến xa hơn một bước với sản phẩm tròn trịa hơn, một số đơn vị tư vấn cho khách hàng có nhu cầu sở hữu biệt thự nghỉ dưỡng có thiết kế chuẩn và đồng bộ trong một tổng thể ngay từ đầu. Không chỉ vậy, các đơn vị này còn chủ động đầu tư những tiện ích chung, tạo nên một tổng thể dịch vụ hoàn chỉnh, vận hành như một khu nghỉ cao cấp.

Sức hút BĐS nghỉ dưỡng ven đô - Hình 2

Bể bơi Biodesign được các chủ nhà đầu tư tại Ohara Villas

Có thể kể đến như khu biệt thự Rose Garden tại Yên Bài, Ba Vì, với 31 căn biệt thự của các chủ nhân đến từ Hà Nội, được tư vấn xây dựng cùng phong cách tạo nên tổng thể hài hòa và tận dụng tốt khung cảnh thiên nhiên. Những người có cùng tình yêu với hoa hồng nên hoa hồng được đặt tên là “Vườn hồng” với hoa hồng ở khắp nơi. Hiện Rose garden - đang bắt đầu được biết đến với người Hà Nội như nơi nghỉ ngơi cuối tuần thân thiện, yên ả.

Có thể kể đến Sunset Villas theo phong cách đồng quê châu Âu, tại Lương Sơn (Hòa Bình); Ohara villas - cụm biệt thự phong cách Nhật tại Kỳ Sơn (Hòa Bình), tại đây, các chủ nhân còn hào phóng đầu tư công nghệ bể bơi Bio Design tiên tiến và khu nông trại thú vị.

Sức hút BĐS nghỉ dưỡng ven đô - Hình 3

Nhu cầu du lịch ven đô là rất lớn và có tốc độ tăng trưởng cao

Hasu Village hay Kai Village cũng là những cụm biệt thự bên hồ, đang được xây dựng với sự chung tay của các chủ nhân biệt thự và công ty quản lý.

Nhu cầu du lịch ven đô là rất lớn và có tốc độ tăng trưởng cao. Thay vì sự đầu tư manh mún, rất cần các đơn vị chuyên nghiệp tham gia thị trường để các sản phẩm xây dựng được vận hành hiệu quả, đem lại giá trị nghỉ dưỡng cao cho cả chủ nhà và người đi du lịch.

Không quan trọng những dự án có quy mô, hay những cụm homestay, quan trọng là sản phẩm được quản lý tốt, đem lại những cảm xúc tốt đẹp cho người sử dụng…

Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I/2019, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính đạt 140.000 tỷ đồng, chiếm 11,8% tổng mức và tăng 9,2% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu của Hải Phòng tăng 15,6%; Cần Thơ tăng 13,7%; Khánh Hòa tăng 12,7%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 11,1%; Hà Nội tăng 9,1%... Doanh thu du lịch lữ hành quý I/2019 của Hà Nội tăng 6%.

Huy Trung