Số hoá - vũ khí bí mật giúp TPBank vượt mặt nhiều “đàn anh 20 năm”
Từ “em út” trong hệ thống ngân hàng, nhờ “đi trước” trong chuyển đổi số, chỉ sau 8 năm, TPBank đã nhanh chóng vượt mặt nhiều “đàn anh hơn 20 năm” để trở thành ngân hàng cấp trung. Năm 2021, TPBank tự tin đặt mục tiêu tăng trưởng 32% lợi nhuận trước thuế; 21 % tổng tài sản bất chấp các thách thức khó lường của nền kinh tế.
Tăng trưởng hơn 30% trong tầm tay
Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên tại Hà Nội. Các cổ đông đã thông qua kế hoạch tăng trưởng 32% lợi nhuận trước thuế, tương đương khoảng 5.800 tỷ đồng cho năm 2021. Tổng tài sản cũng dự kiến đạt 250.000 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm nay.
Đáng chú ý, đây là các mục tiêu mới được điều chỉnh lên, bất chấp bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế nhất là từ đầu năm đến giờ.
Trả lời cổ đông về lý do tăng “KPI” lợi nhuận lên 5.800 tỷ đồng (tăng thêm 300 tỷ đồng so với tài liệu được công bố hồi đầu tháng 4), ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank khẳng định do căn cứ trên kết quả kinh doanh thực tế quý I/2021.
“Quý I là quý có thời gian nghỉ Tết, lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng ít trong tháng 2 nhưng chúng ta có tăng trưởng tín dụng gần 5% trong quý I và đến nay tăng khoảng 7%”- ông Hưng cho biết.
Tương tự, kế hoạch lợi nhuận, các cổ đông cũng tự tin đặt mục tiêu tổng huy động đạt 221.893 tỷ đồng, tăng 20%. Trong đó, tiền gửi khách hàng và phát hành giầy tờ có giá ước đạt 172.010 tỷ đồng, tiền gửi và vay của tổ chức tín dụng khác ước đạt 49.883 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng ở mức 20% và 22%.
Dù các kế hoạch tăng trưởng đều “không phải dạng vừa đâu” nhưng ban lãnh đạo TPBank vẫn tự tin cho rằng đây là các mục tiêu “vừa sức” so với tiềm lực thực tế của ngân hàng.
Thực tế, quý I, lợi nhuận TPBank tăng hơn 40% so với cùng kỳ, lên trên 1.400 tỷ nhờ sự bứt phá từ thu lãi thuần và tiết giảm chi phí hoạt động. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.422 tỷ đồng, tăng 40,87% so với cùng kỳ năm trước và tăng 100% so với lợi nhuận của nhiều ngân hàng khác trong ba tháng đầu năm. Riêng 3 tháng đầu năm, tổng tài sản của TPBank tăng 22,38% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 216 nghìn tỷ đồng. Huy động trên thị trường 1 đạt hơn 144 nghìn tỷ đồng, tăng 36,06%.
Về hoạt động kinh doanh, tính đến 31/3/2021, dư nợ tín dụng của TPBank đạt hơn 138 nghìn tỷ, tăng 24,36% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu nhập hoạt động đạt xấp xỉ 2.800 tỷ đồng, tăng 15,17% so với quý I/2020. Đặc biệt, thu nhập thuần từ dịch vụ của TPBank tăng xấp xỉ 80% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một trong những điểm sáng, khẳng định việc đa dạng hóa nguồn thu của ngân hàng đang phát huy hiệu quả cao.
Kết quả khả quan trên chính là sở cứ cho các mục tiêu khá tham vọng mà ngân hàng này tự đặt ra cho mình với quan điểm: “phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chịu nhièu thách thức do đại dịch Covid 19”.
TPBank đã bỏ xa đối thủ hơn 1 năm về chuyển đổi số
8 năm trước, TPBank chỉ là một ngân hàng nhỏ, thậm chí gần như bé nhất trong hệ thống ngân hàng. Nhưng chỉ sau 8 năm, TPBank đã nhanh chóng vượt mặt nhiều ông lớn, có thâm niên dày dạn hơn 20 năm để lọt vào top 15 ngân hàng quy mô nhất.
Vũ khí bí mật chính là tầm nhìn nhanh nhạy của Ban Lãnh đạo khi sớm tận dụng sức mạnh của chuyển đổi số để tạo ra đòn bẩy phát triển vượt bậc. TPBank là một trong số ít ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng nhiều công nghệ mới vào hoạt động với mức đầu tư lên đến hàng chục triệu đô la vào hạ tầng và mua các giải pháp từ châu Âu.
TPBank cũng là ngân hàng tiên phong trong việc đầu tư vào Blockchain, AI,... ứng dụng rất nhiều công nghệ về số, sinh trắc học, giúp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Năm 2020, TPBank đã đưa 75 robot vào hoạt động thay thế cho năng suất của 180 nhân viên làm việc toàn thời gian. Với hiệu quả nhìn thấy được từ ứng dụng công nghệ, dự kiến TPBank sẽ tuyển thêm 140 “nhân viên robot” trong năm nay.
Nói về tác động của Chuyển đổi số với sự “phát triển nóng” của TPBank, ông Đỗ Anh Tú - Phó Chủ tịch HĐQT khẳng định: “Riêng về số hóa, chưa có ngân hàng nào đầy đủ như TPbank đang làm và ngân hàng đã vượt các đối thủ khác hơn 1 năm”.
Chuyển đổi số vốn là lựa chọn chủ động và thức thời của TPBank từ vài năm trước nhằm tìm cửa ngách vượt lên dẫn đầu. Nhờ chiến lược số toàn diện, hệ thống LiveBank của ngân hàng đã tăng gấp 4 lần lượng khách hàng mở mới tài khoản và thẻ; tăng gấp 5 lần số dư CASA trong khi thời gian phục vụ giảm từ 40-60%.
Vì thế, không quá lời khi cho rằng ở Việt Nam, nếu TPBank là ngân hàng số thứ 2 thì không ai là ngân hàng số 1 về chuyển đổi số, bởi trong khi nhiều ngân hàng còn đang loay hoay khởi động thì TPBank đã bước sang giai đoạn 2 của quá trình chuyển đổi số là “Sáng tạo số”.
“Sáng tạo số” không chỉ giúp nâng cao hơn nữa trải nghiệm khách hàng, qua đó nâng dần tỷ trọng khách hàng cá nhân lên mà còn giúp hệ thống vận hành hiệu quả và thông minh, giữ vững vị thế ngân hàng số hoá hàng đầu cho TPBank. Đây cũng sẽ là thế mạnh cạnh tranh đặc biệt, là đòn bẩy đưa TPBank tiến nhanh, tiến mạnh trong cuộc chạy đua nâng cấp chất lượng ngân hàng khốc liệt hiện nay.
PV
Tin mới
Kỷ niệm 70 năm Bác Hồ về thăm Đền Hùng, 62 năm Người về thăm Nhà máy Supe Lâm Thao: Khắc ghi lời Bác, xứng danh “Đơn vị Anh hùng”
Trong hành trình 70 năm Đảng bộ và Nhân dân Phú Thọ thực hiện lời dạy thiêng liêng của Bác, Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) luôn là điểm sáng, góp phần xây dựng đất Tổ Hùng Vương và tham gia phát triển công nghiệp đất nước.
Hà Tĩnh tiếp nhận hơn 46,7 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh phía Bắc bị bão lũ
Tính đến hết ngày 18/9, Ban Vận động Quỹ Cứu trợ tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận ủng hộ bằng hình thức chuyển khoản, tiền mặt và hiện vật với tổng trị giá hơn 46,7 tỷ đồng.
TAND TP. Hồ Chí Minh mở phiên tòa sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát
Sáng nay (19/9), TAND TP. Hồ Chí Minh mở phiên xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 đối với vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).
Bến Tre phát triển bền vững ngành dừa
Thống kê mới nhất, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Bến Tre có hơn 79.000 ha dừa, đã xuất khẩu sáng 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu về hằng năm gần 500 triệu USD.
Ông Lê Thanh Phương được bổ nhiệm làm Giám đốc Kho bạc Nhà nước TP. Hồ Chí Minh
Kho bạc Nhà nước đã công bố quyết định của Bộ Tài chính về việc điều động, bổ nhiệm ông Lê Thanh Phương, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Nam giữ chức vụ Giám đốc Kho bạc Nhà nước TP. Hồ Chí Minh.
Công an TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây mua bán hơn 2,5 tấn xyanua
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Đức Thành Huy (sinh năm 1989, quê Bình Định) và Ngô Thị Như Huệ (sinh năm 1985, ngụ quận 12, Trưởng phòng kinh doanh của Công ty TNHH Hóa chất Nam Phương) về tội Mua bán trái phép chất độc.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9