Sáng nay, Quốc hội thảo luận thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm
Mở đầu tuần làm việc tuần thứ 3 Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, hôm nay (5/6), Quốc hội thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016.
Theo thông báo tại buổi họp báo về Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV (ngày 19/5), Báo cáo kết quả giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 cho thấy, trên cơ sở báo cáo của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, của Ủy ban nhân dân 63 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương về việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm; Báo cáo giám sát của 42 Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố, các tài liệu có liên quan và kết quả khảo sát thực tế, Đoàn giám sát đã xây dựng báo cáo giám sát và Nghị quyết hoạt động giám sát về an toàn thực phẩm.
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV
Trong giai đoạn 2011-2016, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng ban hành được một khối lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật từ các văn bản Luật của Quốc hội, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Thông tư liên tịch, Thông tư, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của các Bộ, ngành, các văn bản quản lý của các địa phương về an toàn thực phẩm.
Theo thống kê từ báo cáo kết quả giám sát, trong giai đoạn 2011 - 2016, về ATTP, đã có 158 văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan T.Ư ban hành, trong đó có 8 văn bản luật của Quốc hội, 34 nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ, 8 thông tư liên tịch, hơn 100 thông tư của các bộ liên quan. Các địa phương đã ban hành 1.253 văn bản quản lý pháp luật chỉ đạo, điều hành công tác ATTP trên địa bàn.
Qua giám sát cũng cho thấy, các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành nhiều đợt thanh, kiểm tra đột xuất theo chuyên ngành, đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm pháp luật về ATTP. Theo thống kê, cả nước đã thành lập được 153.493 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành với sự tham gia của các ngành chức năng, tiến hành kiểm tra tại 3.350.035 cơ sở, phát hiện 678.755 cơ sở vi phạm, chiếm 20,5% số cơ sở tiến hành kiểm tra. Đây là tỷ lệ vi phạm rất cao, dù cũng chưa phản ánh hết tất cả các vi phạm về ATTP trong thực tế. Ở một số địa phương, tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng.
Kết quả giám sát cũng chỉ ra, công tác thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP bộc lộ không ít những tồn tại yếu kém. Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của các cấp còn chưa thường xuyên; bộ máy quản lý ATTP còn một số bất cập cả về tổ chức, nguồn lực và cơ chế phối hợp. Việc quản lý ATTP đối với rau, quả, thịt, sản phẩm thịt tươi sống, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật còn là khâu yếu. Trong khi đó, việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại về ATTP còn thụ động; xử lý vi phạm chưa kiên quyết, chưa bảo đảm tính răn đe…
“Tình trạng vi phạm quy định ATTP khá phổ biến, ATTP có lúc, có nơi đã đến giới hạn báo động - giới hạn đỏ”, nhận định được đưa ra qua giám sát.
Trong nhiều nguyên nhân được đoàn giám sát chỉ ra, có cả thực trạng một số cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ còn chưa nghiêm; có biểu hiện né tránh, ngại va chạm, thậm chí có dấu hiệu “bảo kê”, bao che. Mặc dù số vụ vi phạm là nhiều, có nhiều vụ nghiêm trọng xong việc xử phạt không tương xứng với mức độ vi phạm…
Nhiều ý kiến đã nhận định, nguyên nhân, trách nhiệm là do cơ quan quản lý Nhà nước, trách nhiệm của các bộ liên quan, rồi chính quyền địa phương trong chỉ đạo kiểm tra xử lý chưa đáp ứng yêu cầu và cả trách nhiệm của người dân.
Từ thực tế cho thấy, vẫn có tình trạng người dân trồng rau luống này để ăn, luống kia để bán, cho nên cần cần nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát, thanh tra từ trang trại cho tới bàn ăn, nên sự phối hợp liên ngành là vô cùng quan trọng. Do đó cần kiểm tra từ khâu “đầu vào”, và bảo quản tiêu thụ sản phẩm chứ không phải “đầu cuối” là khâu chế biến.
Đoàn giám sát cũng đề nghị, Quốc hội sớm tổng kết đánh giá 5 năm triển khai thi hành Luật ATTP và các văn bản pháp luật có liên quan để sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Đề xuất cơ chế, chính sách cho người dân và DN liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn…
Đồng thời, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý chất lượng, ATTP theo đúng phân cấp quản lý. Xây dựng văn bản, quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành nhằm phát huy hiệu quả tối đa công tác chủ động kiểm soát chất lượng, ATTP theo chuyên môn và các lĩnh vực chuyên ngành phụ trách…
Trong tuần làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.
Các đại biểu thảo luận ở hội trường về: Việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018,...
Tính từ năm 2011 đến tháng 10/2016, cả nước đã ghi nhận 1.007 vụ ngộ độc thực phẩm với 30.395 người mắc, 25.617 người đi viện và 164 người chết. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm chủ yếu do vi sinh vật, do độc tố tự nhiên, do hóa chất và có đến 268 vụ không xác định được nguyên nhân gây ngộ độc.
Hoan Nguyễn
Tin mới
TP. Hồ Chí Minh yêu cầu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại BOT Phú Hữu
Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị liên quan khắc phục các bất cập để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại khu vực BOT Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Kinh tế tư nhân đóng góp 45% GDP, 40% vốn đầu tư toàn xã hội
Hội nghị thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân, khu vực kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân đóng góp 45% GDP, 40% vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra 85% việc làm cho tổng số lao động, chiếm 35% kim ngạch nhập khẩu và 25% kim ngạch xuất khẩu.
Oshun Beauty bị xử phạt 25 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 4,5 tháng
Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh công bố các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế. Trong đó, chủ hộ kinh doanh Oshun Beauty bị xử phạt 25 triệu đồng, đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn 4,5 tháng.
Điểm tên thị trường xuất khẩu lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam
Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi gia súc và nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc chiếm 40,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Tiếp theo là thị trường Mỹ đạt trên 88,88 triệu USD, chiếm 13,2%
Bình Định có thêm cụm công nghiệp 35ha
UBND tỉnh Bình Định vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm Công nghiệp Tà Súc (giai đoạn 3) tại huyện Vĩnh Thạnh.
Trung tâm kinh tế tiểu vùng vừa được Thanh Hoá duyệt quy hoạch nằm ở đâu?
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 3775 về việc phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy đến năm 2045.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM