Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sáng nay, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith, sáng nay 11/7, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Lào.

Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới. Chuyến thăm nhằm tiếp tục khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

Chủ tịch nước Tô Lâm
Chủ tịch nước Tô Lâm

Việt Nam - Lào là hai quốc gia láng giềng, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, có những điểm tương đồng và sự giao thoa về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị. Hai nước luôn giữ mối quan hệ bang giao hòa hiếu, gắn bó mật thiết với nhau qua nhiều giai đoạn lịch sử. Mối quan hệ Việt - Lào không ngừng phát triển từ quan hệ truyền thống thân thiết trở thành quan hệ đặc biệt do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanuvong kính yêu trực tiếp đặt nền móng.

Đặc biệt, chỉ sau 2 ngày đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 4/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cuộc gặp đầu tiên với Hoàng thân Souphanuvong, là bước ngoặt lớn mở đầu một tình bạn hữu nghị, thân tình thiêng liêng được các thế hệ Lãnh đạo kế tiếp và nhân dân hai nước dày công vun đắp.

Năm 1962 sau khi Hiệp định Geneva về Lào được ký kết, một thời kỳ phát triển mới cho cách mạng hai nước đã mở ra. Với thời cơ và điều kiện thuận lợi đó, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 5/9/1962. Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, là dấu mốc rất quan trọng trong quan hệ hai nước, khẳng định sự gắn bó trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giành độc lập của mỗi nước.

Đặc biệt, sau khi Việt Nam và Lào ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác vào ngày 18/07/1977, đánh dấu bước phát triển mới, toàn diện của mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào, là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tăng cường và mở rộng mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước trong thời ký mới.

Trong suốt những năm qua, quan hệ chính trị, ngoại giao giữa 2 nước Việt Nam - Lào tiếp tục phát triển tốt đẹp, gắn bó, tin cậy; hai bên đã tổ chức thành công Kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào (07/01) và Cuộc gặp thường niên hai Đảng năm 2024; tích cực tổ chức các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao và các cấp.

Ngày 18/7/1977, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Chính phủ Lào Kaysone Phomvihane ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Lào. (Ảnh: TTXVN)
Ngày 18/7/1977, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Chính phủ Lào Kaysone Phomvihane ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Lào. Ảnh TTXVN.

Hợp tác quốc phòng - an ninh tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Lào, các thỏa thuận giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an hai nước được triển khai tốt; phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ biên giới, góp phần duy trì ổn định chính trị, an ninh, trật tự xã hội của mỗi nước.

Hai nước Việt Nam- Lào đã phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế; ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong khuôn khổ ASEAN, Liên hợp quốc và các cơ chế tiểu vùng. Đặc biệt, Việt Nam đang tích cực ủng hộ và hỗ trợ Lào đảm nhiệm thành công các vai trò quốc tế quan trọng trong năm 2024 như Chủ tịch ASEAN 2024, Chủ tịch AIPA 45.

Thời gian tới, mặc dù tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, tác động lớn đến mỗi nước và quan hệ hai nước Việt Nam-Lào, song với những kết quả đáng tự hào mà hai nước đã đạt được trong suốt thời gian qua, hoàn toàn có cơ sở để khẳng định mối quan hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào sẽ tiếp tục phát triển, năng động, hiệu quả và thiết thực hơn. 

Việc Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Lào trong chuyến công tác nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới đã khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào. Đồng thời chuyến thăm nhằm khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với công cuộc đổi mới, bảo vệ và xây dựng đất nước Lào; tạo ra mốc son mới trong quan hệ giữa hai nước.

Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư tiếp tục có chuyển biến tích cực. Hai bên đã ký kết “Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam - Lào”, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào; triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và người dân hai nước. Việt Nam hiện có 241 dự án đầu tư tại Lào với tổng vốn đăng ký hơn 5,5 tỷ USD; Kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào 5 tháng đầu năm 2024 đạt gần 780 triệu USD (tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023). 

Theo VOV.vn

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Tuyên truyền, triển khai thành lập Câu lạc bộ Nuôi trồng thủy sản bền vững
Quảng Ninh: Tuyên truyền, triển khai thành lập Câu lạc bộ Nuôi trồng thủy sản bền vững

Ngày 12/7, tại huyện Tiên Yên đã diễn ra Hội nghị tuyên truyền, vận động và triển khai thành lập Câu lạc bộ (CLB) Nuôi trồng thủy sản bền vững. Đây là chương trình hợp tác giữa Trung tâm hỗ trợ nông dân, nông thôn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam), Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh và Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao với sự tham gia của 50 hộ hội viên nông dân đang nuôi tôm quy mô lớn tại Móng Cái, Đầm Hà và Tiên Yên.

Hội thảo Quản lý chất thải rắn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
Hội thảo Quản lý chất thải rắn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Sáng 12/7, tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường phối hợp với tổ chức Hanns Seidel Foundation (Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức Hội thảo "Quản lý chất thải rắn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam: Chính sách và thực thi".

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ký Chỉ thị về đào tạo nghề
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ký Chỉ thị về đào tạo nghề

 Thay mặt Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã ký ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW (ngày 10/7/2024) của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

5 định hướng để doanh nghiệp nhà nước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
5 định hướng để doanh nghiệp nhà nước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 319/TB-VPCP ngày 12/7/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước tham gia đóng góp, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đoàn lãnh đạo TP. Hải Phòng dâng hương các anh hùng Liệt sĩ tại Thành cổ Quảng Trị
Đoàn lãnh đạo TP. Hải Phòng dâng hương các anh hùng Liệt sĩ tại Thành cổ Quảng Trị

Chiều 12/7, Đoàn đại biểu Thành uỷ, HĐND, UBND, UB MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng do đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng làm Trưởng đoàn tới dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng Liệt sĩ tại Trung tâm Di tích Quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị.

Vận lộn với “cuộc chiến” virut sách giả
Vận lộn với “cuộc chiến” virut sách giả

Sách giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống nhân loại, sách là kho tàng của tri thức, là một món ăn tinh thần không thể thiếu của con người. Tuy nhiên hiện nay, cùng với sự phát triển của văn hóa đọc và thị trường sách ngày một phong phú thì số lượng sách giả, sách lậu cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của sách và ngành xuất bản Việt Nam.