Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ký Chỉ thị về đào tạo nghề

 Thay mặt Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã ký ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW (ngày 10/7/2024) của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, Đã có gần 10 triệu lao động ở nông thôn được học nghề, trong đó, gần 4,6 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, Đã có gần 10 triệu lao động ở nông thôn được học nghề, trong đó, gần 4,6 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề (Ảnh: chinhphu.vn)

Theo đó, sau 10 năm ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (Chỉ thị 37), đã có gần 10 triệu lao động ở nông thôn được học nghề, trong đó, gần 4,6 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề.

Công tác đào tạo nghề cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ, các đối tượng chính sách được quan tâm với 2,1 triệu người được hỗ trợ học nghề.

Tuy nhiên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, còn tồn tại những hạn chế, yếu kém. Một số chỉ tiêu đề ra chưa đạt; lao động nông thôn chủ yếu được học nghề ở trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng, chất lượng đào tạo còn thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nông dân tiếp tục là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. 

Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững và thực chất, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm:

Đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đổi mới căn bản công tác hướng nghiệp, phân luồng trong giáo dục phổ thông phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư vấn nghề; tập trung đào tạo lại nguồn nhân lực nông thôn, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, coi trọng chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với thị trường lao động, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, nhu cầu học nghề, việc làm của người dân, gắn với bảo tồn, phát huy không gian văn hóa, tiềm năng du lịch khu vực nông thôn.

Nghiên cứu, triển khai chương trình, ban hành chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2030, gắn với thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2030. Tiếp tục ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thuộc diện đối tượng chính sách, người có công, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật.

Quan tâm đào tạo nghề cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở chuyển sang học nghề, khuyến khích hoạt động vừa tổ chức học nghề kết hợp học văn hóa phổ thông.

Xây dựng các chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động trong các khu công nghiệp, bộ đội xuất ngũ, người cao tuổi còn đủ sức khỏe có nhu cầu tham gia thị trường lao động.

Tận dụng hiệu quả cơ hội Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần gắn với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số cho người dân, góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số khu vực nông thôn; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại, phù hợp với nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao; thúc đẩy tích hợp đa giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương.

Bảo đảm nguồn lực, các điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ đào tạo cho lao động nông thôn, nhất là hỗ trợ về vốn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu việc làm sau học nghề.

Chỉ thị 37 yêu cầu Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị; rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn đồng bộ với hoạt động đào tạo nghề trong các chương trình mục tiêu quốc gia có hoạt động đào tạo nghề….

Thiên Trường (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Hội thảo Quản lý chất thải rắn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
Hội thảo Quản lý chất thải rắn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Sáng 12/7, tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường phối hợp với tổ chức Hanns Seidel Foundation (Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức Hội thảo "Quản lý chất thải rắn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam: Chính sách và thực thi".

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ký Chỉ thị về đào tạo nghề
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ký Chỉ thị về đào tạo nghề

 Thay mặt Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã ký ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW (ngày 10/7/2024) của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

5 định hướng để doanh nghiệp nhà nước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
5 định hướng để doanh nghiệp nhà nước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 319/TB-VPCP ngày 12/7/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước tham gia đóng góp, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đoàn lãnh đạo TP. Hải Phòng dâng hương các anh hùng Liệt sĩ tại Thành cổ Quảng Trị
Đoàn lãnh đạo TP. Hải Phòng dâng hương các anh hùng Liệt sĩ tại Thành cổ Quảng Trị

Chiều 12/7, Đoàn đại biểu Thành uỷ, HĐND, UBND, UB MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng do đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng làm Trưởng đoàn tới dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng Liệt sĩ tại Trung tâm Di tích Quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị.

Vận lộn với “cuộc chiến” virut sách giả
Vận lộn với “cuộc chiến” virut sách giả

Sách giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống nhân loại, sách là kho tàng của tri thức, là một món ăn tinh thần không thể thiếu của con người. Tuy nhiên hiện nay, cùng với sự phát triển của văn hóa đọc và thị trường sách ngày một phong phú thì số lượng sách giả, sách lậu cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của sách và ngành xuất bản Việt Nam.

Ông Lê Minh Phước giữ chức vụ chánh án TAND huyện Cần Giờ, TP.HCM
Ông Lê Minh Phước giữ chức vụ chánh án TAND huyện Cần Giờ, TP.HCM

Ngày 12/7, TAND TP.HCM tổ chức Lễ công bố và trao quyết định của Chánh án TAND Tối cao về việc điều động và bổ nhiệm chức vụ chánh án TAND huyện Cần Giờ, TP.HCM.