Sản xuất công nghiệp khởi sắc và tăng trưởng trở lại
Với việc dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, các lĩnh vực của nền kinh tế đang bước vào trạng thái hoạt động trong điều kiện bình thường mới, sản xuất công nghiệp tháng 9/2020 đã có sự khởi sắc, mở ra hy vọng sẽ sớm phục hồi và tăng trưởng trở lại trong những tháng cuối năm.
Do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 nên sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp so với cùng kỳ các năm trước. Tuy nhiên, với việc dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, các lĩnh vực của nền kinh tế đang bước vào trạng thái hoạt động trong điều kiện bình thường mới, sản xuất công nghiệp tháng 9/2020 đã có sự khởi sắc, mở ra hy vọng sẽ sớm phục hồi và tăng trưởng trở lại trong những tháng cuối năm.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 9 tăng 2,3% so với tháng 8 và tăng 3,8% so với cùng kỳ. Trong đó: ngành khai khoáng giảm 0,1% so với tháng trước và giảm 5,7% so với cùng kỳ; ngành chế biến, chế tạo tăng 3,2% so với tháng trước và tăng 4,6% so với cùng kỳ; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 2,5% so với tháng trước và tăng 5,5% so với cùng kỳ.
Mặc dù sản xuất công nghiệp tháng 9 có sự khởi sắc và đang dần khôi phục tuy nhiên vẫn còn chậm do ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ. Dự báo từ tháng 10/2020, nếu đà kiểm soát dịch bệnh được duy trì như hiện nay, sản xuất sẽ tăng trưởng cao hơn để chuẩn bị cho các tháng tiêu thụ cao điểm cuối năm.
Ảnh minh họa
Một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sản xuất tháng 9 đã tăng so với tháng 8: sản xuất dệt tăng 2%; sản xuất trang phục tăng 13,7%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 4,5%; sản xuất chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 5,4%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 1,8%; sản xuất kim loại tăng 6,4%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 4,4%; sản xuất xe có động cơ tăng 3,4%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 1,8%.
Tính chung 9 tháng năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức tăng 9,6% của cùng kỳ năm 2019 và là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua. (Tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng các năm 2012-2020 lần lượt là: 6,1%; 5,3%; 6,8%; 9,9%; 7,1%; 8,8%;10,6%; 9,6%; 2,3%).
Trong đó, ngành chế biến, chế tạo chỉ tăng 3,8% (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,8%); ngành khai khoáng giảm 7,4%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 2,8%.
Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 9 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước và đóng góp lớn vào mức tăng chung của toàn ngành: khai thác quặng kim loại tăng 14,8%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 8,6%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 8,2%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 8,1%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 7,9%; khai thác than cứng và than non tăng 4,9%.
Một số ngành có chỉ số sản xuất 9 tháng giảm hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước: sản xuất xe có động cơ giảm 12,2%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,4%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 8,9%; sản xuất đồ uống giảm 6,6%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 5,8%; sản xuất trang phục giảm 4,4%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 3,8%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 2%; sản xuất kim loại giảm 1,1%; sản xuất thiết bị điện tăng 0,4%; dệt tăng 0,6%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 1,4%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu tăng 2,4%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 9 tháng năm 2020 tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Ti vi tăng 18,3%; phân u rê tăng 10%; thép thanh, thép góc tăng 9,5%; thuốc lá điếu tăng 8,2%; than sạch tăng 4,9%; xăng dầu các loại tăng 4,7%.
Bệnh cạnh đó, một số sản phẩm công nghiệp giảm hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước: khí hóa lỏng LPG giảm 16,7%; bia giảm 14,6%; dầu thô khai thác giảm 13,7%; ô tô giảm 11,8%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 9,1%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 8,5%; xe máy giảm 6,5%; quần áo mặc thường giảm 6,2%; sắt, thép thô giảm 6,1%; điện thoại di động và thép cán cùng giảm 2,1%; giày, dép da tăng 0,2%; alumin tăng 3,3%; vải dệt từ sợi tự nhiên và điện sản xuất cùng tăng 2,9%.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9/2020 tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,5%), trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 13,2%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 6,5%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 6,3%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 5,8%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 2,8%; sản xuất kim loại tăng 2,5%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 1,4%; sản xuất thiết bị điện giảm 0,4%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 1,1%; sản xuất sản phẩm từ cao su và platic giảm 2,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 3,3%; sản xuất trang phục giảm 5,8%; sản xuất đồ uống giảm 7,8%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 10,7%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 13,2%; sản xuất xe có động cơ giảm 16,5%.
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9/2020 tăng 24,3% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2019 tăng 17,2%), trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm: Sản xuất đồ uống tăng 15,1%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 11,4%; sản xuất kim loại giảm 5,4%; sản xuất thiết bị điện giảm 7,8%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 17,4%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 32,9%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng thời điểm năm trước: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 143,7%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 80,5%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 59,4%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 56,3%; sản xuất trang phục tăng 34,8%; sản xuất xe có động cơ tăng 33,6%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 32,1%.
Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng đạt 75,6% (cùng kỳ năm trước là 72,1%), trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: Dệt 119,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa 108,6%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 104%; sản xuất chế biến thực phẩm 96,5%; sản xuất xe có động cơ 91,9%.
Minh Anh
Tin mới
Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT Chín tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Tổng Cục QLTT và lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Đắk Nông về công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực TMĐT. Các Đội QLTT thường xuyên theo dõi, tổ chức kiểm tra, đấu tranh với các cá nhân, tổ chức lợi dụng nền tảng điện tử để quảng bá, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng.
Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử"
Chiều 23/9, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử" nhằm thảo luận về những giải pháp nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực này.
Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại Bá Thước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định Công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại thôn Khung, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Thanh Hóa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt.
Thanh Hóa phát động triển khai tháng cao điểm về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật
Sáng 23/9, tại huyện Lang Chánh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị liên quan đã tổ chức Lễ phát động triển khai tháng cao điểm về phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm đợt 1 trong ngành giáo dục năm học 2024-2025.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững