Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quy hoạch tỉnh Bình Định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch, đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của tỉnh Bình Định sẽ đạt 9,8% - 10,8%/năm.

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1619/QĐ-TTg “Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Theo đó, Quyết định số 1619/QĐ-TTg xác định 07 quan điểm phát triển:

  • Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, các quy hoạch ngành và chiến lược phát triển KT-XH của cả nước.

  • Phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi không gian phát triển, thực hiện hiệu quả các khâu đột phá về nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển kết cấu hạ tầng; đầu tư có trọng điểm vào các trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.

  • Phát triển KT-XH tỉnh Bình Định trên cơ sở thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài.

  • Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Bình Định làm trung tâm nhằm phát huy sức mạnh nội sinh quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

  • Phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm quốc phòng, an ninh và đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa. Gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển kinh tế với đầu tư xây dựng các công trình phòng thủ và bảo vệ chủ quyền, nhất là chủ quyền biển đảo của quốc gia, ngăn chặn hiệu quả các nguy cơ, rủi ro thiên tai biến đổi khí hậu; phát triển vùng kinh tế động lực đi đôi với cải thiện hạ tầng và nâng cao mức sống của người dân tại các vùng khó khăn ở ba huyện miền núi của tỉnh; đẩy mạnh chuyển đổi số, công nghiệp hóa, đô thị hóa đi đôi với giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn Bình Định.

  • KH&CN và đổi mới sáng tạo là động lực, chủ động tận dụng tốt nhất cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đưa Bình Định trở thành một trong những điểm đến, nơi hội tụ của các nhà khoa học, trung tâm về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  • Phát triển KT-XH của tỉnh dựa trên 3 cực phát triển: Cực Đông Nam là Quy Nhơn và vùng phụ cận; cực phía Bắc là TX Hoài Nhơn; cực phía Tây là đô thị Tây Sơn.

Về mục tiêu tổng quát, Quyết định số 1619/QĐ-TTg nêu rõ:

Đến năm 2030, xây dựng Bình Định trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, là trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch và văn hóa phía Nam của vùng; trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển; trọng điểm du lịch quốc gia và quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, hiện đại. Kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, bền vững và xanh dựa trên các trụ cột tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ du lịch, cảng biển - logistics; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đô thị hóa…

Quy hoạch của Chính phủ sẽ góp phần phát triển Quy Nhơn trở thành đô thị hiện đại, xứng đáng là trung tâm KT-XH của tỉnh Bình Định. Trong ảnh: Một góc TP Quy Nhơn nhìn từ bãi tắm Hoàng Hậu. Ảnh: Viết Hiền
Quy hoạch của Chính phủ sẽ góp phần phát triển Quy Nhơn trở thành đô thị hiện đại, xứng đáng là trung tâm KT-XH của tỉnh Bình Định. Trong ảnh: Một góc TP Quy Nhơn nhìn từ bãi tắm Hoàng Hậu. Ảnh: Viết Hiền

Đến năm 2050, Bình Định tiếp tục thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu khu vực miền Trung với GRDP bình quân đầu người và tỷ lệ đô thị hóa cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Bình Định trở thành trung tâm kinh tế biển; trung tâm KH&CN, đổi mới sáng tạo, nơi ứng dụng trí tuệ nhân tạo quan trọng của Việt Nam; trung tâm du lịch lớn của cả nước, trung tâm kết nối khu vực vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; Tây Nguyên và hành lang kinh tế Đông - Tây.

  • Xác định các trụ cột phát triển và các đột phá phát triển của tỉnh. Trong đó, các trụ cột tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp 4.0, trọng tâm là công nghiệp chế biến chế tạo giá trị cao. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản dựa trên công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, chuyển từ số lượng sang chất lượng. Phát triển mạnh mẽ dịch vụ cảng biển - logistics, nhằm khai thác hết tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển của tỉnh; nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, thúc đẩy dịch vụ cảng biển - logistics trở thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao gắn với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại của tỉnh. Phát triển đô thị nhanh và bền vững, đô thị hóa trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

  • Xác định phương án tổ chức liên kết không gian các hoạt động KT-XH. Trong đó, cấu trúc không gian đô thị phát triển theo mô hình: 2 vùng - 3 cực phát triển - 3 hành lang kinh tế.

Đáng lưu y, Quyết định số 1619/QĐ-TTg cũng xác định các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, gồm:

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt từ 8,5% trở lên, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 đạt bình quân 7 - 7,5%/năm và giai đoạn 2026 - 2030 đạt 9,8% - 10,8%/năm.

+ Tăng trưởng ngành nông nghiệp từ 3,2% - 3,3%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 12,2% - 13,2%/năm; dịch vụ tăng 8,1% - 8,3%/năm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 10,4% - 10,7%/năm.

+ Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chiếm 16,8% - 17,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 41,3% - 43,3%; dịch vụ chiếm 34,8% - 35,9%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,1% - 5,3%.

+ GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đến năm 2030 là 204 - 213 triệu đồng/người.

+ Tăng trưởng năng suất lao động bình quân 8,3%/năm giai đoạn 2021 - 2030.

+ Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 30.000 - 35.0000 tỷ đồng/năm.

+ Tổng lượt khách du lịch đạt 12 triệu khách/năm, trong đó có 2,5 triệu lượt khách quốc tế và 9,5 triệu lượt khách nội địa.

+ Vốn đầu tư huy động giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 800 - 850 nghìn tỷ đồng.

+ Kinh tế số chiếm 30% GRDP.

- Về xã hội:

+ Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 60%.

+ Có 90% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới; giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi năm giảm từ 3 - 4%; năm 2030, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm còn 2%.

+ Tỷ lệ lao động có việc làm trên tổng số lao động của tỉnh đạt 97,9%.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo và bồi dưỡng nghề đạt 76%. Tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ chiếm 40%.

+ Hơn 70% số trường mầm non được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục; trên 75% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; trên 90% số trường tiểu học, trên 95% số trường trung học cơ sở và trên 60% số trường trung học phổ thông đạt trường chuẩn quốc gia.

+ Tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 97%.

+ Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 90%; tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới đạt 70%.

+ Chỉ số phát triển con người (HDI): 0,7 - 0,8.

- Về kết cấu hạ tầng:

+ Hạ tầng thông tin và truyền thông của tỉnh cơ bản đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số; hoàn thiện hạ tầng 4G, ưu tiên phát triển mạng 5G tại các khu, cụm công nghiệp, khu vực trung tâm huyện, thị xã, thành phố, khu du lịch, bệnh viện trường học.

+ Đầu tư phát triển mạng lưới giao thông từng bước đồng bộ, một số công trình hiện đại chất lượng cao. Hình thành hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức. Tổng hàng hóa thông qua khoảng 102 triệu tấn và năng lực vận tải hành khách khoảng 103 triệu hành khách.

+ 100% hộ dân được sử dụng điện; hoàn thành đưa vào sử dụng tất cả các công trình thủy điện, điện gió, lưới điện chuyển tải đã được quy hoạch và phê duyệt đầu tư.

- Về môi trường:

+ Độ che phủ của rừng duy trì ở mức 58%.

+ Thu gom xử lý trên 95% chất thải rắn ở đô thị và trên 90% ở nông thôn.

+ 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó trên 80% được sử dụng nước sạch; tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch đạt trên 95%.

- Về đảm bảo quốc phòng, an ninh:

Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương; xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng vững chắc; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Được biết, theo kế hoạch, ngày 23/12/2023, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định sẽ diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

                                                                                                                                                                                                                                                                                            Viết Hiền

  •  
Bài liên quan

Tin mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: "Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới, hội nhập trong kỷ nguyên vươn mình"
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: "Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới, hội nhập trong kỷ nguyên vươn mình"

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dành thời gian trao đổi, với các giáo sư, giảng viên và sinh viên của trường, thẳng thắng trả lời nhiều câu hỏi liên quan tới các lĩnh vực an ninh quốc phòng, kinh tế xã hội cho tới các mối quan hệ của Việt Nam với các nước và cả các vấn đề mang tính toàn cầu.

Công khai, minh bạch khoản tiền trên 1.656 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Công khai, minh bạch khoản tiền trên 1.656 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Sau 14 ngày phát động đã tiếp nhận về tài khoản của Ban Vận động Cứu trợ Trung ương số tiền trên 1.656 tỷ đồng. Ban Cứu trợ Trung ương đã kịp thời phân bổ hỗ trợ đến các địa phương 2 đợt với tổng số tiền 1.035 tỷ đồng.

Bắc Ninh; Triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Bắc Ninh; Triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh vừa tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018) và triển khai nhiệm vụ năm học 2024 – 2025 đối với giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên.

Cầu Kênh Vàng là biểu tượng cho sự phát triển và kết nối giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương
Cầu Kênh Vàng là biểu tượng cho sự phát triển và kết nối giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương

Dự án đầu tư xây dựng cầu Kênh Vàng và đường dẫn hai đầu cầu, kết nối hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương có chiều dài tuyến khoảng 13,4km, tổng kinh phí hơn 2.182 tỷ đồng, được coi là biểu tượng cho sự phát triển và kết nối giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương

Công an Thanh Hóa nỗ lực giúp dân phòng, chống, khắc phục hậu quả ngập lụt và sạt lở đất
Công an Thanh Hóa nỗ lực giúp dân phòng, chống, khắc phục hậu quả ngập lụt và sạt lở đất

Suốt những ngày qua, cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương, Công an huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường lực lượng, phương tiện phối hợp với các lực lượng tại chỗ triển khai các phương án khắc phục hậu quả mưa lũ.

Công an tỉnh Thanh Hoá tăng cường bảo đảm TTATGT, phân luồng giao thông tại những điểm ngập lụt
Công an tỉnh Thanh Hoá tăng cường bảo đảm TTATGT, phân luồng giao thông tại những điểm ngập lụt

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Công an tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo lực lượng tăng cường cảnh báo bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), sẵn sàng tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó kịp thời, tập trung hướng dẫn, phân luồng giao thông, không để xảy ra ách tắc giao thông tại những điểm ngập lụt nguy hiểm.