Quỹ BHYT năm 2017: Dự báo bội chi
“Tốc độ gia tăng chi phí 6 tháng đầu năm rất lớn, nhiều địa phương đã sử dụng hết 70%; thậm chí 90% quỹ KCB BHYT cả năm. Với tình trạng này, dự kiến năm 2017, Quỹ BHYT bội chi trên 10.000 tỷ đồng” - Đó là cảnh báo của BHXH Việt Nam, tại buổi họp báo chiều 29/8.
Dự báo Quỹ BHYT bội chi trên 10.000 tỷ đồng năm 2017
59 tỉnh bội chi
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, 6 tháng đầu năm, chi KCB 41.283 tỷ đồng; chiếm 59,5% quỹ được sử dụng trong năm 2017. Đáng nói, con số này đã vượt 6.500 tỷ so với dự toán và gần bằng cả năm 2016.
Với tình trạng này, dự kiến năm 2017, Quỹ BHYT bội chi trên 10.000 tỷ đồng, trong đó, ước tính khoảng 59 tỉnh bội chi; nhiều địa phương dự kiến bội chi từ 500 - 1.000 tỷ đồng như Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng...
Trong tình hình khó khăn, cả nước chỉ có 4 tỉnh/thành phố có khả năng cân đối được quỹ KCB BHYT là TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội. Theo đánh giá của BHXH Việt Nam, những địa phương không bội chi lớn có số người tham gia BHYT cao, tỷ lệ sử dụng quỹ KCB tốt.
Ông Lê Văn Phúc, Phó trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho biết, do mức đóng BHYT không tăng nên nếu giữ chính sách BHYT giữ ổn định như hiện nay thì dự kiến mỗi năm quỹ BHYT phải bù 10.000 tỷ đồng cho chi KCB BHYT. Như vậy, đến năm 2020, sẽ sử dụng hết nguồn dự phòng để cân đối quỹ.
Tuy nhiên, nếu điều chỉnh chính sách như sửa đổi Nghị định 105, mở rộng DMT, chi trả ARV, thuốc lao, điều chỉnh giá DVYT có kết cấu CNTT và khấu hao TTB, tài sản cố định… thì dự kiến sẽ thiếu hụt khoảng 100.000 tỷ đồng để chi cho KCB BHYT. Trước thực trạng này, cần cả hệ thống chính trị vào cuộc để tăng cường quản lý, sử dụng quỹ BHYT nhằm ổn định chính sách an sinh xã hội.
Rất khó kiểm soát
Đại diện BHXH Việt Nam cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do cơ chế, chính sách thay đổi như chính sách tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư 37 khiến tăng sử dụng dịch vụ KCB; quy định thông tuyến; quy định không chi trả KCB ngoại trú tuyến tỉnh, tuyến Trung ương nên xảy ra tình trạng tăng số bệnh nhân chuyển nội trú; quy định về xã hội hóa trong các cơ sở y tế công lập…
Hơn nữa, tình trạng bội chi quỹ BHYT ở nhiều địa phương còn là do việc lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT vẫn diễn ra phức tạp, khó kiểm soát, cả ở phía người dân và các cơ sở KCB.
Theo ông Đàm Hiếu Trung, PGĐ Trung tâm Giám định BHYT và thanh toán đa tuyến khu vực phía bắc (BHXH Việt Nam), 7 tháng đầu năm, có 91.160.654 lượt khám bệnh theo thẻ BHYT với đề nghị thanh toán là 46.686 tỷ đồng. So cùng kỳ 2016, số lượt khám đã tăng trên 14,6%, số tiền đề nghị thanh toán tăng trên 29,4%.
“Có 15 tỉnh, thành phố tăng trên 20% số lượt KCB: Bình Phước 39,9%, Khánh Hòa 34,2%, Hậu Giang 33%; 31 tỉnh gia tăng chi phí KCB trên 40% so cùng kỳ 2016. Đặc biệt, một số tỉnh gia tăng trên 70%: Kon Tum, Lạng Sơn, Khánh Hòa…” - ông Trung cho biết.
Trên thực tế, BHYT sẽ không chi trả khám chữa bệnh ngoại trú tuyến tỉnh và trung ương, do vậy, có tình trạng một số nơi tăng chuyển bệnh nhân vào nội trú. Có bệnh viện 100% bệnh nhân điều trị nội trú.
“Có bệnh viện hơn 40% chi phí KCB BHYT được chi cho tiền giường bệnh. Có cơ sở y tế của Hà Tĩnh, số giường thực kê so với số giường kế hoạch lên đến 400%”, đại diện BHXH Việt Nam chia sẻ
Ngoài ra, còn nhiều cơ sở KCB dù không đủ điều kiện, tình trạng kê thêm giường, thống kê dịch vụ kỹ thuật không đúng để thanh toán, kéo dài ngày điều trị; tình trạng tăng chỉ định ở các máy xã hội hóa, sử dụng thuốc dạng phối hợp không phù hợp, giá đắt… vẫn tồn tại…
Theo lãnh đạo của BHXH Việt Nam, việc giao dự toán chi KCB BHYT sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới, như một biện pháp cần thiết để sử dụng quỹ hiệu quả, giảm bội chi.
Phan Chinh
Tin mới
Quảng Ninh tặng 130 suất quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật và hỗ trợ 3 hộ dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Ngày 15/9, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh phối hợp cùng các nhà hảo tâm tổ chức tặng quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật; thăm hỏi động viên gia đình người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do bão số 3.
Gia Lai triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam
UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch số 2127/KH-UBND về triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Cảnh báo nguy cơ lũ trên sông La Ngà và sông Đồng Nai
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Nai, đến 13 giờ chiều 15/9, mực nước vùng thượng lưu hệ thống sông Đồng Nai và sông La Ngà đang ở mức khá cao...
Gia Lai tăng cường quản lý Nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa
UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành văn bản số 2114/UBND-KTTH triển khai Công điện số 77/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc.
Tổng lực ra quân “3 ngày làm sạch Vịnh Hạ Long”
Ngày 15/9, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh phối hợp với các đơn vị thực hiện đợt cao điểm ra quân “3 ngày làm sạch Vịnh Hạ Long”.
Ông Medvedev cảnh báo “nung chảy” Kiev bằng vũ khí đặc biệt
Lời cảnh báo sắc lạnh của ông Medvedev được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Anh cân nhắc trao cho Kiev quyền được sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây để tập kích các mục tiêu chiến lược nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới