Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

Sáng nay 20/11/2018, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), với 452 đại biểu có mặt tán thành, bằng 93,20% tổng số đại biểu.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) - Hình 1

Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã đọc báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các ý kiến của đại biểu.

Về Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập (Điều 30), nhiều ý kiến đại biểu tán thành với quy định của dự thảo Luật; có ý kiến đề nghị giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh và tương đương trở lên.

Ý kiến khác đề nghị giao cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của tất cả các đối tượng có nghĩa vụ kê khai; có ý kiến đề nghị thành lập cơ quan chuyên trách hoặc giao cho cơ quan của Quốc hội thực hiện việc kiểm soát tài sản, thu nhập; có ý kiến đề nghị giữ như quy định của Luật hiện hành.

Ủy ban nhận thấy, để khắc phục những hạn chế của Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành, đồng thời cũng phải phù hợp với thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước ta hiện nay, bảo đảm tính khả thi thì việc sửa đổi mô hình cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập cần theo hướng tăng cường một bước tính tập trung.

Các phương án về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập trình Quốc hội đều đã được đánh giá tác động, cân nhắc về tính khả thi trên cơ sở tính toán cụ thể về số đối tượng chịu sự kiểm soát của mỗi cơ quan.

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội gửi phiếu thăm dò ý kiến các vị đại biểu.

Kết quả có 330/456 ý kiến đại biểu, chiếm 68,04% tổng số đại biểu tán thành với quy định của dự thảo Luật; 83/456 ý kiến đại biểu, chiếm 17,11% tổng số đại biểu tán thành với quy định: giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại tất cả các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương; Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, đơn vị phụ trách tổ chức, cán bộ tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương nơi không có cơ quan thanh tra kiểm soát tài sản, thu nhập của các đối tượng còn lại.

Do đó, tiếp thu đa số ý kiến đại biểu, Điều 30 của dự thảo Luật quy định: Giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương và doanh nghiệp Nhà nước; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của những người kê khai còn lại công tác tại bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương và doanh nghiệp Nhà nước; các cơ quan khác và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức mình.

Về người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập (Điều 34), có ý kiến đại biểu cho rằng, việc mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai đến tất cả cán bộ, công chức là không khả thi.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) - Hình 2

452 đại biểu có mặt tán thành

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, như đã trình bày trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật số 333/BC-UBTVQH14 ngày 21-10-2018 của Ủy ban, việc mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai đến tất cả cán bộ, công chức nhằm mục đích chủ yếu là tạo cơ sở dữ liệu để so sánh, đối chiếu khi họ được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn hoặc khi tài sản, thu nhập có biến động trong năm từ 300 triệu đồng trở lên…, những đối tượng này không phải kê khai hàng năm.

Tuy dự thảo Luật quy định mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai lần đầu nhưng đã thu hẹp diện đối tượng phải kê khai thường xuyên, kê khai hàng năm là phù hợp với năng lực của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập và bảo đảm tính khả thi. Do đó, đề nghị Quốc hội cho giữ như quy định của dự thảo Luật.

Theo đó, người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập gồm: Cán bộ, công chức; sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc, nhiều ý kiến đại biểu tán thành với phương án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc thông qua trình tự xem xét, giải quyết tại Tòa án; nhiều ý kiến tán thành với phương án xử lý thông qua thu thuế; nhiều ý kiến đề nghị giữ như quy định của pháp luật hiện hành, theo đó tài sản, thu nhập này sẽ bị xử lý khi cơ quan có thẩm quyền chứng minh được là do phạm tội, vi phạm pháp luật mà có.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc là vấn đề mới, lần đầu tiên chúng ta đặt vấn đề xử lý đối với loại tài sản, thu nhập này.

Trong khi tài sản, thu nhập của người dân, cán bộ, công chức, viên chức được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, Nhà nước ta chưa kiểm soát được thu nhập của toàn xã hội và pháp luật chưa quy định đánh thuế đối với tài sản thì việc xác định tính hợp lý của nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm để đánh thuế hoặc thu hồi là vấn đề rất phức tạp.

Mặt khác, đây là vấn đề lớn, có liên quan đến quyền sở hữu tài sản - quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp nên cần được cân nhắc hết sức kỹ lưỡng. Tại tất cả các phiên thảo luận về nội dung này, ý kiến các vị đại biểu, các cơ quan hữu quan còn rất khác nhau và phân tán.

Vì vậy, để bảo đảm thận trọng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội gửi phiếu thăm dò ý kiến các vị đại biểu về nội dung này.

Kết quả, có 209/456 ý kiến đại biểu, chiếm 43,09% tổng số đại biểu tán thành phương án xem xét, giải quyết tại Tòa án; 156/456 ý kiến đại biểu, chiếm 32,16% tổng số đại biểu tán thành với phương án thu thuế; 40 ý kiến đại biểu đề nghị giữ như quy định của Luật hiện hành và 51 đại biểu không thể hiện chính kiến hoặc có ý kiến khác. Như vậy, không có phương án nào nhận được sự ủng hộ của quá 50% tổng số đại biểu.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, do chưa đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao nên nội dung này cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, khi đã đủ điều kiện chín muồi, phù hợp thực tiễn, bảo đảm tính khả thi thì mới nên quy định vào Luật.

Từ các lý do trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép chưa bổ sung quy định về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc vào dự thảo Luật mà thực hiện như quy định của pháp luật hiện hành.

Theo đó, nếu cơ quan có thẩm quyền chứng minh được tài sản do tham nhũng mà có thì tiến hành thu hồi hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật tương ứng; nếu chứng minh được có dấu hiệu trốn thuế thì xử lý theo quy định của pháp luật về thuế.

Đồng thời, Điều 31 của dự thảo Luật đã bổ sung quy định về chuyển vụ việc có dấu hiệu vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm soát tài sản, thu nhập đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết để tăng cường việc xử lý đối với loại tài sản, thu nhập này.

Đối với người có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì dự thảo Luật đã quy định việc xử lý nghiêm khắc hơn so với pháp luật hiện hành, cụ thể: Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì sẽ bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử; người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến; người có nghĩa vụ kê khai khác thì bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, nếu đã được quy hoạch vào chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch.

Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi gồm 10 chương, 96 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2019.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Chính phủ Nga chia buồn và sẵn sàng hỗ trợ thiệt hại do bão số 3 gây ra tại Việt Nam
Chính phủ Nga chia buồn và sẵn sàng hỗ trợ thiệt hại do bão số 3 gây ra tại Việt Nam

Phó Thủ tướng Chernyshenko nhấn mạnh, Việt Nam là đối tác quan trọng, lâu đời của Liên bang Nga và bày tỏ cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ thông qua cơ chế Ủy ban liên chính phủ, qua đó, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.

Thị xã Quảng Yên lập Sở Chỉ huy tiền phương bảo vệ tuyến đê Đồng Bái
Thị xã Quảng Yên lập Sở Chỉ huy tiền phương bảo vệ tuyến đê Đồng Bái

Ngày 11/9, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã lập Sở Chỉ huy tiền phương ứng phó với lũ và triều cường dâng cao bảo vệ tuyến đê Đồng Bái, xã Hiệp Hòa.

Liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An, nhiều cán bộ ở Hà Giang, Quảng Ngãi bị kỷ luật
Liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An, nhiều cán bộ ở Hà Giang, Quảng Ngãi bị kỷ luật

Trong các ngày 10 và 11/9/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 47. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Hơn 2.200 hộ dân của xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch bị cô lập
Hơn 2.200 hộ dân của xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch bị cô lập

Ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, mực nước sông Lô và sông Phó Đáy tiếp tục dâng cao, đã khiến hơn 2.200 hộ dân của xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đã bị cô lập.

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 12/9
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 12/9

Một số cổ phiếu cần quan tâm phiên ngày 12/9 của các công ty chứng khoán.