Số khỉ trên, được Vườn Quốc gia Bái Tử Long tiếp nhận từ Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật Hoàng Liên thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.
Số khỉ này, thuộc 4 loài: Khỉ đuôi dài, khỉ đuôi dài, khỉ vàng, khỉ mốc và khỉ mặt đỏ. Tất cả các cá thể được cứu hộ đều khỏe mạnh, không có bệnh truyền nhiễm, không bị thương tật, thích nghi được và có khả năng tự kiếm ăn sau khi tái thả, có kỹ năng tự vệ và lẩn trốn kẻ thù tốt, có khả năng sinh sản, ghép đàn và không gây xung đột với đồng loại hoặc làm mất cân bằng khu vực được tái thả.
Những năm gần đây, Vườn Quốc gia Bái Tử Long đã tiếp nhận và thả ra môi trường tự nhiên trên 200 cá thể động vật các loại. Hiện các cá thể này đang sinh trưởng và phát triển tốt, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và các nguồn gene động vật quý hiếm tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long.
Vườn Quốc gia Bái Tử Long là một khu bảo tồn nằm tại khu vực vịnh Bái Tử Long, thuộc huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Đây là Vườn quốc gia thứ 6 của Việt Nam và trở thành Vườn Di sản ASEAN thứ 38 vào năm 2017, sau 2 năm đệ trình hồ sơ, do đáp ứng được 5 tiêu chí về (tính toàn vẹn về sinh thái, tính đại diện, tính tự nhiên, tính độc đáo và các loài sinh cảnh quý hiếm và tính hợp pháp).
Vườn có tổng diện tích 15.783 ha, trong đó diện tích biển chiếm 9.658 ha, các đảo nổi 6.125 ha; có khoảng 2.000 loài động thực vật, trong đó có 72 loài động vật và 30 loài thực vật được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam.
Trần Trang (Th)