Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu rà soát, chuyển vốn cho dự án có khả năng giải ngân
14 cơ quan, đơn vị gồm 9 bộ, cơ quan Trung ương và 05 địa phương dự họp là các cơ quan được giao đầu tư nhiều công trình dự án quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và đất nước.
Chiều 01/08, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành họp Tổ công tác số 4 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại một số bộ, ngành, cơ quan, địa phương.
Tổng số vốn giao năm 2022 khoảng 132.326 tỷ đồng (gồm 21.155 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương gồm 13.454 tỷ đồng vốn trong nước và 7.701,45 tỷ đồng vốn nước ngoài và 111.171 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương). Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao 6.438 tỷ đồng, Bộ Tài nguyên và Môi trường 1.706 tỷ đồng, Bộ Công Thương 825 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam 920 tỷ đồng, Hà Nội 51.583 tỷ đồng, thành phố Hồ Chí Minh 54.268 tỷ đồng...
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, đến 30/06/2022, giá trị giải ngân đạt khoảng 22.689 tỷ đồng, bằng 17,1% kế hoạch giao (thấp so với bình quân cả nước khoảng 29,1% kế hoạch).
Về nguyên nhân chính ảnh hưởng đến công tác giải ngân, qua tổng hợp từ các bộ, ngành và địa phương được kiểm tra cho thấy quá trình áp dụng một số quy định còn lúng túng, vướng mắc: Công tác chuẩn bị đầu tư (thành phố Hồ Chí Minh phản ánh về định mức, nội dung lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi), áp dụng quy định về tách giải phóng mặt bằng đối với dự án nhóm B và nhóm C (báo cáo của Đắk Lắk), nhiều thủ tục phải xin ý kiến nhiều bộ, ngành (báo cáo của Hà Nội) do dự án phải thực hiện theo nhiều quy định pháp luật...
Việc triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện nhiều bước, các bước phải lấy ý kiến nhiều cơ quan liên quan nên thời gian kéo dài, đại diện ý của tỉnh Đắk Lắk, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phản ánh.
Quy trình, thủ tục cấp phép khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở các địa phương khá dài (từ 1,5-2 năm) ảnh hưởng nhiều đến tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng, theo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn....
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, thúc đẩy đầu tư và giải ngân đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng nhằm sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, qua đó góp phần kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập cho người dân, doanh nghiệp cũng như thu hút các nguồn lực đầu tư xã hội khác.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, đặc biệt tại các dự án lớn, trọng điểm quốc gia.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định, kết quả giải ngân tại các bộ, ngành, địa phương là chưa đạt yêu cầu (hơn 22% tính đến hết tháng 07/2022), còn thấp hơn bình quân chung cả nước (34,47% tính đến hết tháng Bảy).
Do đó, các bộ, ngành, địa phương phải rất nỗ lực, xác định rõ nguyên nhân, tìm ra giải pháp để đẩy nhanh tốc độ giải ngân, phấn đấu giải ngân toàn bộ trong tháng 12/2022.
Nhất trí với các ý kiến về nguyên nhân làm chậm giải ngân, Phó Thủ tướng cho rằng, các quy định pháp luật rất chặt chẽ, trong quá trình triển khai các bước đòi hỏi rất chuẩn xác. Bên cạnh đó, chuẩn bị dự án đầu tư chưa tốt cũng ảnh hưởng đến giải ngân.
Phó Thủ tướng lưu ý, các bộ, ngành phải rất chú trọng từ khâu đầu tiên, từ đăng ký dự án đầu tư đến xây dựng đề án, phê duyệt chủ trương, lập dự án đầu tư... "Nếu không bảo đảm khâu này thì có vốn cũng không thực hiện được". Các bộ, ngành, địa phương phải tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật, bảo đảm chất lượng công tác chuẩn bị hồ sơ, thẩm định, phê duyệt dự án.
Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương rà soát các dự án sử dụng nguồn vốn địa phương đã được phân bổ vốn nhưng không khả thi trong năm nay, kịp thời điều chuyển vốn sang các công trình khác để bảo đảm giải ngân, hiệu quả đầu tư.
Đối với nguồn vốn Trung ương đã được phân bổ, các bộ, ngành, địa phương cần rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền cho điều chỉnh danh mục các dự án trong nội bộ địa phương hoặc sang các địa phương khác. Nếu không thể thực hiện được, cần tổng hợp để điều chuyển kịp thời.
Liên quan đến hồ sơ thanh quyết toán, các địa phương cần sát sao hơn, đi kiểm tra tình hình thực tế, làm việc chặt chẽ với các nhà thầu, bảo đảm tiến độ thanh quyết toán cho nhà thầu.
PV
Tin mới
Hưng Yên phát lệnh báo động III trên tuyến đê tả sông Hồng
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên đã phát lệnh báo động 3 trên tuyến đê sông Hồng kể từ 10 giờ ngày 11/9.
Một xã ven sông ở Nam Định đang bị nước lũ “tấn công”
Mưa to, kết hợp với nước lũ từ thượng nguồn chảy về, khiến mực nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận xã Mỹ Tân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định liên tục dâng cao, đe dọa nhiều hộ gia đình sinh sống gần khu vực sông.
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai kêu gọi ủng hộ Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai
Trước những thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra, Ủy ban MTTQ tỉnh Lào Cai đã ra Lời kêu gọi ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.
Cơ quan Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh phát động hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Trong những ngày vừa qua, cơn bão số 3 kèm theo lũ lụt đã gây thiệt hại nặng nề đến các tỉnh, thành phố phía Bắc, làm nhiều người chết và mất tích, cơ sở hạ tầng, nhà cửa, tài sản của Nhân dân bị hư hại nghiêm trọng; nhiều khu vực vẫn đang bị chia cắt, cô lập bởi lũ lụt, đời sống Nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
Các doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm đến Việt Nam
Cựu Đại sứ Ted Osius nhấn mạnh, các doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm đến Việt Nam. Việc nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đã tăng thêm lòng tin, tăng thêm chiều sâu cho mối quan hệ và hai nước tiếp tục được hưởng lợi từ quyết định đó.
Hơn 130 trường trên địa bàn TP Hà Nội không tổ chức học trực tiếp do ảnh hưởng bão lũ
Theo thống kê từ Sở GD&ĐT Hà Nội, ngày 11/9, toàn thành phố có gần 130 trường trực thuộc không tổ chức học trực tiếp do ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. Nếu thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, trời còn mưa lớn thì dự báo số lượng trường phải tạm dừng học trực tiếp sẽ còn tăng.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường