Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bộ Tài chính: Gỡ “nút thắt” đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoài, sáng ngày 01/07/2022, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương sơ kết tình hình giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài 6 tháng đầu năm 2022. Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn chủ trì và phát biểu tại Hội nghị.

Cụ thể, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết, thực hiện giải ngân vốn đầu tư công nói chung và nguồn vốn vay nước ngoài nói riêng là nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương quan tâm triển khai, đặc biệt năm 2022, Việt Nam thực hiện Chương trình phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet.

Vốn đầu tư công thực hiện năm 2022 rất lớn với tổng số tiền khoảng 700 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Vốn kế hoạch năm 2022, vốn kéo dài từ các năm trước chuyển sang, vốn giao thêm của các địa phương, nguồn vốn từ Chương trình phục hồi kinh tế và nguồn vốn giao bổ sung từ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025...

Đây là nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay, góp phần quan trọng cho phục hồi nền kinh tế, do đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, trong đó có Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm để thúc đẩy giải ngân vốn, trong đó có vốn ODA.

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã phối hợp cùng với một số bộ, ngành triển khai nhiều giải pháp để đẩy nhanh việc giải ngân, trong đó có các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính...

Cho đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện phân bổ kế hoạch vốn chi tiết và nhập dự toán trên hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis) của Kho bạc Nhà nước (KBNN) là 33.289 tỷ đồng, đạt 95,66% kế hoạch vốn được giao. 

Trong 6 tháng đầu năm 2022, giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài chỉ đạt 9,12% kế hoạch vốn được giao, trong đó, các bộ, ngành đạt 16,12%, các địa phương đạt 5,38%. Tính từ đầu năm, thời gian xử lý đơn rút vốn đảm bảo đúng quy định. Tỉ lệ hoàn trả lại đơn rút vốn 4,7% cho thấy việc chuẩn bị đơn rút vốn đã cải thiện hơn so với trước đây.

Lãnh đạo Bộ Tài chính đánh giá, kết quả giải ngân còn chậm so với kế hoạch đề ra, cũng như so với năm trước là do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. 

Cụ thể, về nguyên nhân khách quan, năm 2020, 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nói chung và vốn vay nước ngoài nói riêng. Giá cả các mặt hàng leo thang, tình hình nhập nguyên vật liệu cho các dự án ODA gặp khó khăn. Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân chủ quan, trong đó phải kể đến khâu tổ chức thực hiện. Cùng một điều kiện, cơ chế chính sách như nhau nhưng có địa phương, bộ, ngành lại có kết quả giải ngân cao, nhưng lại có bộ, ngành địa phương giải phân thấp, đặc biệt có những đơn vị chưa giải ngân được vốn đầu tư công, kể cả vốn ODA.

Tại Hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương đã báo cáo tình hình giải ngân và nêu một số nguyên nhân, vướng mắc dẫn đến tình trạng chậm giải ngân nguồn vốn này.

Ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, nguyên nhân dẫn tới chậm giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn ODA chủ yếu xuất phát từ việc không có khối lượng hoàn thành để giải ngân; nếu có khối lượng thì việc hoàn thiện hồ sơ để thanh toán cũng chậm ở đơn vị, trong đó khâu tổ chức thực thi còn yếu.

Khẩn trương gỡ vướng, hướng tới mục tiêu cuối năm

Để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, cũng như đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA cho các dự án đầu tư, thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn khuyến nghị các bộ, ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có tiềm năng giải ngân, các dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, công tác đấu thầu, phê duyệt hợp đồng.

Nếu khả năng quá chậm, khó hoàn thành khối lượng dự án theo tiến độ đặt ra, các bộ, ngành, địa phương phải cắt giảm, chuyển giao kế hoạch vốn đã được giao.

Với phần kế hoạch vốn còn lại sau khi đã được điều chỉnh giảm, người đứng đầu các bộ, ngành cam kết giải ngân hết 100%.

Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư nhanh chóng giải quyết các vướng mắc, đặc biệt là trong vấn đề tổ chức thực hiện để có khối lượng hoàn thành, làm thủ tục kiểm soát chi, cũng như thủ tục giải ngân.

Về hoàn thiện cơ chế chính sách, lãnh đạo Bộ Tài chính cho hay, sẽ sớm trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài phù hợp với Luật số 03/2022/QH15 vừa được Quốc hội thông qua ngày 11/01/2022, theo hướng đơn giản hóa quy trình, thủ tục nhằm tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn ODA, tăng cường phân cấp trong quản lý, sử dụng vốn ODA gắn với trách nhiệm của cấp, đơn vị sử dụng vốn ODA.

Lê Pháp (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Hưng Yên phát lệnh báo động III trên tuyến đê tả sông Hồng
Hưng Yên phát lệnh báo động III trên tuyến đê tả sông Hồng

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên đã phát lệnh báo động 3 trên tuyến đê sông Hồng kể từ 10 giờ ngày 11/9.

Một xã ven sông ở Nam Định đang bị nước lũ “tấn công”
Một xã ven sông ở Nam Định đang bị nước lũ “tấn công”

Mưa to, kết hợp với nước lũ từ thượng nguồn chảy về, khiến mực nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận xã Mỹ Tân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định liên tục dâng cao, đe dọa nhiều hộ gia đình sinh sống gần khu vực sông.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai kêu gọi ủng hộ Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai kêu gọi ủng hộ Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai

Trước những thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra, Ủy ban MTTQ tỉnh Lào Cai đã ra Lời kêu gọi ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Cơ quan Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh phát động hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Cơ quan Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh phát động hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Trong những ngày vừa qua, cơn bão số 3 kèm theo lũ lụt đã gây thiệt hại nặng nề đến các tỉnh, thành phố phía Bắc, làm nhiều người chết và mất tích, cơ sở hạ tầng, nhà cửa, tài sản của Nhân dân bị hư hại nghiêm trọng; nhiều khu vực vẫn đang bị chia cắt, cô lập bởi lũ lụt, đời sống Nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.

Các doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm đến Việt Nam
Các doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm đến Việt Nam

Cựu Đại sứ Ted Osius nhấn mạnh, các doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm đến Việt Nam. Việc nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đã tăng thêm lòng tin, tăng thêm chiều sâu cho mối quan hệ và hai nước tiếp tục được hưởng lợi từ quyết định đó.

Hơn 130 trường trên địa bàn TP Hà Nội không tổ chức học trực tiếp do ảnh hưởng bão lũ
Hơn 130 trường trên địa bàn TP Hà Nội không tổ chức học trực tiếp do ảnh hưởng bão lũ

Theo thống kê từ Sở GD&ĐT Hà Nội, ngày 11/9, toàn thành phố có gần 130 trường trực thuộc không tổ chức học trực tiếp do ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. Nếu thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, trời còn mưa lớn thì dự báo số lượng trường phải tạm dừng học trực tiếp sẽ còn tăng.