Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn 2 nhóm lĩnh vực

Tại Phiên họp thứ 36 tới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành một ngày rưỡi để tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023.

Chiều nay, 6/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp để rà soát công tác chuẩn bị cho phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp chuẩn bị tổ chức chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp chuẩn bị tổ chức chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh Lâm Hiển.

Tham dự cuộc họp có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long.

Cùng dự cuộc họp còn có các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy; Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình; Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí; Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đại diện lãnh đạo các Bộ: Công an; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nội Vụ và Văn phòng Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao…

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, đây là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét, kết hợp với chất vấn việc thực hiện của các cơ quan đối với các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn.

Tại Phiên họp thứ 36 tới đây, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ được phát thanh và truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam để công khai cho cử tri và Nhân dân theo dõi, giám sát.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, các phiên chất vấn sẽ diễn ra trong một ngày rưỡi (dự kiến là ngày 21 - 22/8 tới).

Các đại biểu tại cuộc họp. Ảnh: Lâm Hiển
Các đại biểu tại cuộc họp. Ảnh Lâm Hiển.

Theo chương trình, tại Phiên họp thứ 36 tới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành một ngày rưỡi để tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023.

Nội dung chất vấn dự kiến tập trung vào 2 nhóm lĩnh vực: Nhóm lĩnh vực thứ nhất, gồm: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương, văn hóa, thể thao và du lịch với thời lượng khoảng 190 phút; nhóm lĩnh vực thứ hai, gồm: tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thanh tra, tòa án, kiểm sát với thời lượng khoảng 250 phút.

Về cách thức chất vấn, thực hiện theo quy định tại Nội quy kỳ họp và thông lệ thực hiện tại các phiên họp chất vấn thời gian vừa qua, Chủ tọa sẽ mời từ 3 đến 5 đại biểu đặt câu hỏi, đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không quá một phút, người được chất vấn trả lời không quá 3 phút/câu hỏi, tranh luận không quá 2 phút cho mỗi lượt chất vấn. Các đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn và tranh luận qua App Quốc hội. Trường hợp đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi không thuộc nhóm vấn đề chất vấn hoặc yêu cầu bộ trưởng, trưởng ngành đánh giá, cung cấp số liệu có yếu tố nhạy cảm, bộ trưởng, trưởng ngành có thể xin phép đại biểu Quốc hội để trả lời bằng văn bản sau phiên chất vấn.

Đến nay, cơ bản các tài liệu phục vụ phiên chất vấn đã bảo đảm đầy đủ. Sau phiên họp này, Tổng Thư ký Quốc hội sẽ gửi trước đến các đại biểu Quốc hội để nghiên cứu. Như vậy, các đại biểu Quốc hội sẽ có khoảng 15 ngày để nghiên cứu tài liệu, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết.

Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành đã phát biểu, trao đổi làm rõ những nội dung liên quan đến công tác chuẩn bị và cách thức tiến hành các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu. Ảnh Lâm Hiển.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, chất vấn và trả lời chất vấn luôn là hoạt động giám sát được cử tri, Nhân dân, các đại biểu Quốc hội và báo chí quan tâm, theo dõi và kỳ vọng.

Chủ tịch Quốc hội chia sẻ với ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại cuộc họp, đó là các bộ trưởng, trưởng ngành đều rất áp lực khi trả lời chất vấn trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước; nêu rõ, Chủ tọa điều hành cũng như các đại biểu Quốc hội cũng đều rất áp lực. Tuy nhiên, đây là hoạt động thường xuyên của Quốc hội được tiến hành theo đúng quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và Nội quy Kỳ họp Quốc hội, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của Quốc hội, Chính phủ đối với đất nước, với Nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đã đi được 2/3 chặng đường với 7 kỳ họp thường kỳ và 7 kỳ họp bất thường, chỉ còn 3 kỳ họp nữa là Quốc hội sẽ tiến hành tổng kết nhiệm kỳ. Để chuẩn bị cho các phiên chất vấn tại Phiên họp thứ 36 sắp tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành kế hoạch rất sớm, từ ngày 26/2/2024. Đến nay, cơ bản các bộ trưởng, trưởng ngành đã chuẩn bị cơ bản đầy đủ các tài liệu, nội dung liên quan cho các phiên chất vấn.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã tham mưu, triển khai các công việc chuẩn bị cho chất vấn, thể hiện trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc theo dõi, giám sát đến cùng những nội dung trong các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023.

Trên cơ sở 8 lượt ý kiến đóng góp tại cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện tài liệu, chuẩn bị dự thảo nghị quyết chất vấn tại phiên họp.

Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong phát biểu. Ảnh Lâm Hiển.

Chủ tịch Quốc hội cũng đồng ý với các ý kiến đề nghị Chủ tọa điều hành các phiên chất vấn theo hướng không chia thời gian trả lời cụ thể cho từng bộ trưởng, trưởng ngành để giảm áp lực cho người trả lời chất vấn cũng như bảo đảm bám sát thực tế từng nội dung vấn đề đại biểu đặt ra với các bộ trưởng, trưởng ngành. Việc cải tiến theo hướng này sẽ “vất vả” hơn cho công tác điều hành, nhưng đồng thời cũng bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với diễn biến thực tế của từng phiên chất vấn.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhất trí với đề nghị của các ý kiến tại cuộc họp, đó là các đại biểu Quốc hội tập trung hỏi đúng phạm vi lĩnh vực được chọn để đưa ra chất vấn lần này, bảo đảm đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng thời gian theo quy định, hỏi không quá một phút và chỉ hỏi một vấn đề. Đồng thời, cần tránh đi vào những vấn đề, vụ việc cụ thể, hoặc hỏi về con số khi đặt câu hỏi.

Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của hoạt động chất vấn, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, qua các phiên chất vấn và trả lời chất vấn, cử tri và Nhân dân sẽ đánh giá năng lực của các thành viên Chính phủ, các trưởng ngành; đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục phát huy kinh nghiệm trả lời tại các phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước đó, có phương pháp, cách thức, nội dung trả lời đáp ứng được yêu cầu của các đại biểu Quốc hội và cử tri, Nhân dân.

Về các tài liệu phục vụ phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội thống nhất với kiến nghị của Tổng Thư ký Quốc hội, đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành có báo cáo bổ sung những nội dung còn thiếu mà Tổng Thư ký Quốc hội đã chỉ ra để cung cấp đến các đại biểu Quốc hội chậm nhất là ngày 16/8 tới.

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cuba
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cuba

Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đánh dấu một thời khắc quan trọng với ý nghĩa lịch sử.

Ngân hàng CSXH chi nhánh Quảng Ninh giải ngân cho 1.620 hộ vay vốn phục hồi kinh tế, phát triển sản xuất
Ngân hàng CSXH chi nhánh Quảng Ninh giải ngân cho 1.620 hộ vay vốn phục hồi kinh tế, phát triển sản xuất

Bằng nguồn vốn Trung ương và địa phương, tính từ ngày 8/9 (sau cơn bão số 3) đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Quảng Ninh đã giải ngân cho 1.620 hộ vay vốn với số tiền là 108,7 tỷ đồng, trong đó có nhiều hộ dân bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 để khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế.

Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia làm việc tại Nghệ An: Đánh giá kết quả chống buôn lậu và gian lận thương mại
Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia làm việc tại Nghệ An: Đánh giá kết quả chống buôn lậu và gian lận thương mại

Chiều ngày 19/9, Đoàn công tác từ Văn phòng Thường trực (VPTT) Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã tổ chức buổi làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Nghệ An nhằm kiểm tra, đôn đốc và đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh.

Mưa lũ gần 28.000 nghìn học sinh ở Hà Tĩnh nghỉ học
Mưa lũ gần 28.000 nghìn học sinh ở Hà Tĩnh nghỉ học

Thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết, sáng 20/9, toàn tỉnh có gần 28.000 học sinh tại 34 trường từ bậc mầm non đến THPT phải nghỉ học.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai tiếp Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai tiếp Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh

Sáng 20/9, tại Phòng Khánh tiết UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì cùng đại diện Lãnh đạo các sở, ngành tiếp ông Madan Mohan Sethi, Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh đến chào xã giao nhân dịp ông Tổng Lãnh sự kết thúc nhiệm kỳ công tác tại TP. Hồ Chí Minh.

Quảng Ninh: Sớm hoàn thiện Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Cô Tô
Quảng Ninh: Sớm hoàn thiện Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Cô Tô

Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Cô Tô hiện đang được gấp rút thi công để đưa vào sử dụng cuối năm 2025. Khi hoàn thành sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho người và tàu cá của địa phương và các tỉnh lân cận khi có bão, giảm thiểu thiệt hại cho người và tài sản của ngư dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Cô Tô và tỉnh Quảng Ninh.