Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phát triển nền kinh tế tuần hoàn – Bền vững cho doanh nghiệp

Đó là nội dung được thảo luận tại hội thảo “Kinh tế tuần hoàn: Hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam” do Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) tổ chức chiều 23/10/2020 tại Hà Nội.

Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), nền kinh tế tuần hoàn là một chu trình sản xuất khép kín, các chất thải được quay trở lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất, từ đó giảm mọi tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người. Kinh tế tuần hoàn đem lại 4 lợi ích cơ bản thông qua tận dụng tối đa các nguồn lực, bao gồm: Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, lợi ích xã hội.

Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế trong đó toàn bộ các hoạt động từ thiết kế, sản xuất đến cung cấp dịch vụ hướng tới tái sử dụng vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường.

Đặc tính của kinh tế tuần hoàn là biến rác thải của ngành này thành nguồn tài nguyên của ngành kia, đồng thời góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu. Mô hình kinh tế tuần hoàn đưa một phần hoặc toàn bộ chất thải về vòng sản xuất cũ, cấu trúc lại và sử dụng lại, do đó, góp phần giảm tiêu thụ nguyên liệu, thu hồi chất thải cho đầu vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng: “Phát triển kinh tế tuần hoàn đang dần trở thành xu hướng của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển có ít tài nguyên, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt”.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực và đã đạt được nhiều thành quả trong tiến trình phát triển bền vững. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn trong khi nguồn nguyên liệu thô, nguyên liệu hoá thạch ngày càng cạn kiệt.

Hội thảo “Kinh tế tuần hoàn: Hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam” do Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) tổ chức chiều 23.10.2020 tại Hà NộiHội thảo “Kinh tế tuần hoàn: Hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam” do Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) tổ chức chiều 23.10.2020 tại Hà Nội

Bên cạnh đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có công nghệ lạc hậu, lỗi thời, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và thiếu nguồn lực đầu tư cho công nghệ tái chế. Vì vậy, thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam thực hiện được mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Theo các chuyên gia môi trường, việc lựa chọn nền kinh tế tuần hoàn đối với Việt Nam là yêu cầu tất yếu nhằm khắc phục hạn chế của mô hình tăng trưởng truyền thống. Phát triển kinh tế tuần hoàn giúp Việt Nam tránh lệ thuộc vào nền kinh tế bên ngoài, nhất là về nguyên liệu và nhiên liệu phục vụ sản xuất.

"Việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là một cơ hội lớn để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, mà còn giúp đạt được các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững" - Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Trong phát triển kinh tế tuần hoàn, mô hình khu công nghiệp sinh thái được đặt ra như một yêu cầu tất yếu bởi một khu công nghiệp tái chế nước thải để sử dụng lại cho sản xuất có thể giảm được tới 40% lượng nước thải vào môi trường, cũng như giảm chi phí nước sạch đầu vào.

Tương tự, cơ hội tận thu nhiệt thải để sản xuất nước nóng và hơi cấp cho các nhà máy trong khu công nghiệp có tiềm năng giảm sử dụng 20-40% nhiên liệu đốt của một số doanh nghiệp. Giải pháp cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái cũng là một trong những công cụ thực hành “kinh tế tuần hoàn” để phát triển bền vững.

Theo ông Trần Quốc Trung - Phó vụ trưởng Vụ Quản lý Khu kinh tế (Bộ KHĐT), mô hình khu công nghiệp sinh thái đặt vấn đề môi trường cao hơn, đơn cử, tỉ lệ cây xanh và giao thông phải đạt 25% thay cho tỉ lệ 20% ở khu công nghiệp bình thường.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, kinh tế tuần hoàn là mô hình mới, nhưng rất hữu hiệu và phù hợp với tất thảy các nền kinh tế; trong đó ý thức bảo vệ môi trường đi liền với hành động thiết thực để bảo vệ môi trường trong quá trình tăng trưởng nhanh, bền vững của hoạt động kinh tế.

“Mỗi doanh nghiệp cần tìm hiểu, từng bước tự giác thực hiện kinh tế tuần hoàn và đó là hành động thực tế nhằm thực hiện tăng trưởng xanh, hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu...”, ông Vinh nhấn mạnh.

Về phía doanh nghiệp, bà Lê Thị Ngọc Mỹ, Giám đốc phát triển bền vững của Công ty Heineken Việt Nam chia sẻ, để góp phần phòng chống biến đổi khí hậu, đơn vị chủ động thực hiện kinh tế tuần hoàn, từ đó tham gia bảo vệ môi trường và duy trì phát triển bền vững.

Hiện, 5/6 nhà máy sản xuất của Công ty Heineken đã thực hiện nấu bia bằng 100% năng lượng tái tạo.

Riêng năm 2019, Công ty thu mua 40.000 tấn vỏ trấu và các chế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp để phục vụ sản xuất đã mang lại thu nhập 52,6 tỷ đồng cho người dân.

“Việc thực hiện kinh tế tuần hoàn đã đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội; nhất là người dân ở địa phương nơi triển khai dự án. Hiện Heineken gần như không còn chất thải chôn lấp vì 99% chất thải đã được tái sử dụng, tái chế trong quá trình quay vòng sản xuất”, bà Lê Thị Ngọc Mỹ cho biết.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Ninh phân bổ 45 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3
Bắc Ninh phân bổ 45 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

 Ngày 11/9, thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Xuân Lợi ký ban hành Quyết định số 1084/QĐ-UBND phân bổ 45 tỷ đồng từ Quỹ phòng, chống thiên tai cho các huyện, thị xã, thành phố để khắc phục hậu quả cơn bão số 3 gây ra.

Quảng Bình: Huy động 47 công nhân, kỹ sư lên đường hỗ trợ khắc phục lưới điện tỉnh Quảng Ninh
Quảng Bình: Huy động 47 công nhân, kỹ sư lên đường hỗ trợ khắc phục lưới điện tỉnh Quảng Ninh

Sáng 12/9, Công ty Điện lực (PC) Quảng Bình huy động đội xung kích gồm 47 công nhân, kỹ sư lên đường hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh tiến hành khôi phục lưới điện bị hư hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra...

Vĩnh Phúc cấm ô tô lưu thông trên đê tả Phó Đáy, hữu Phó Đáy và đê tả Lô
Vĩnh Phúc cấm ô tô lưu thông trên đê tả Phó Đáy, hữu Phó Đáy và đê tả Lô

Để đảm bảo an toàn giao thông trong tình hình mưa lũ phức tạp, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu cấm ô tô lưu thông trên đê tả Phó Đáy, hữu Phó Đáy và đê tả Lô cho đến khi có thông báo cho phép lưu thông.

Ngày đầu phát động, Hà Tĩnh quyên góp hơn 1,7 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bão lũ
Ngày đầu phát động, Hà Tĩnh quyên góp hơn 1,7 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bão lũ

Tỉnh hết ngày 11/9, sau ngày đầu tiên kêu gọi ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3, tài khoản Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận hơn 1,7 tỷ đồng từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đơn vị, địa phương.

Nghệ An đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển thương mại điện tử
Nghệ An đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển thương mại điện tử

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Văn bản số 7696/UBND-KT ngày 9/9/2024 về việc yêu cầu Sở Công Thương và UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường thực hiện nhiệm vụ phát triển thương mại điện tử trên toàn tỉnh.

MobiFone hoàn thành hỗ trợ đợt 1 số tiền 50 tỷ đồng cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão, lũ
MobiFone hoàn thành hỗ trợ đợt 1 số tiền 50 tỷ đồng cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão, lũ

Nhằm hỗ trợ duy trì thông tin liên lạc, chia sẻ cùng khách hàng chịu ảnh hưởng của cơn bão Yagi và tác động của lũ tại các tỉnh phía Bắc, Tổng công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone) đã hoàn thành hỗ trợ 30.000 đồng cho các khách hàng tại 22 tỉnh, thành phố gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Bắc Giang, Thái Nguyên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, Bắc Kạn, Điện Biên, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên.