Thái Nguyên: Phát triển dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị lĩnh vực nông nghiệp
Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2018 đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt thực hiện 121 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, với tổng kinh phí trên trên 163 tỷ đồng cho 33 doanh nghiệp, 88 hợp tác xã với trên 3.600 hộ tham gia liên kết...
Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Thái Nguyên có 88 dự án thuộc lĩnh vực trồng trọt, 25 dự án lĩnh vực chăn nuôi, 2 dự án lĩnh vực lâm nghiệp và 6 dự án lĩnh vực thủy sản.
Theo đánh giá, sau khi triển khai các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, hầu hết các hợp tác xã đã kết nạp thêm các thành viên liên kết, mở rộng diện tích sản xuất, tăng vốn điều lệ; từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung; nhiều sản phẩm được xếp hạng OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó 2 sản phẩm được xếp hạng OCOP 5 sao.
Những dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị tiêu biểu phải kể đến, như:
Dự án phát triển vùng nguyên liệu trồng cây quế, liên kết với doanh nghiệp trong việc thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm từ cây quế theo chuỗi giá trị trên địa bàn huyện Định Hóa, giai đoạn 2018 - 2020, do Công ty TNHH Vũ Hoa chủ trì thực hiện;
Dự án xây dựng mô hình liên kết sản xuất chè VietGAP, chuyển đổi hữu cơ theo chuỗi giá trị gắn với du lịch làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương của Hợp tác xã Chè an toàn Khe Cốc, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương; Dự án trồng, chăm sóc, chế biến, bảo quản, đóng gói, quảng bá sản phẩm chè Tân Cương, TP. Thái Nguyên của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt;
Dự án liên kết phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh chè an toàn VietGAP, hữu cơ gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn xã La Bằng, huyện Đại Từ của Hợp tác xã Chè La Bằng; Dự án xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nhung hươu tại Hợp tác xã Chăn nuôi hươu Hội Cựu chiến binh Trọng Hùng, xã Tân Hòa, huyện Phú Bình.
Trên địa bàn tỉnh, có 4 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực trồng trọt do các doanh nghiệp, hợp tác xã tự triển khai thực hiện. Ngoài ra, có trên 1.300 trang trại chăn nuôi, hầu hết sản xuất theo chuỗi liên kết, áp dụng đồng bộ các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, trong đó, 400 trang trại đã liên kết với 13 công ty chăn nuôi liên doanh, gia công, hình thành 16 chuỗi hoạt động liên kết sản xuất chăn nuôi, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm. Trong lĩnh vực thủy sản, có 5 công ty nuôi thương phẩm các đối tượng có giá trị kinh tế, liên kết sản xuất và tiêu thụ; 03 hợp tác xã nuôi tổng hợp các loài cá truyền thống đã có sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Đại diện ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cho biết:
Trong những tháng cuối năm, sẽ tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy và chính quyền các cấp, triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Thực hiện tốt các đề án, dự án phát triển ngành đã được phê duyệt, như Kế hoạch số 151/kế hoạch-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 21/10/2019 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến 2030, Đề án Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030...;
Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, hữu cơ, tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu;
Duy trì công tác điều tra dự tính, dự báo, tăng cường điều tra bổ sung theo dõi sát diễn biến các đối tượng sâu bệnh hại trên cây trồng và chủ động đề xuất các biện pháp phòng trừ có hiệu quả;
Chỉ đạo, hướng dẫn trồng rừng theo quy trình kỹ thuật và khung thời vụ, đảm bảo chất lượng, số lượng cung ứng cây giống, kiểm tra chặt chẽ đối tượng đưa vào thiết kế trồng rừng đảm bảo đúng quy định, phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2023;
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý đê điều; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh;
Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản; quản lý chặt chẽ và hiệu quả chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi và hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón…;
Tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; phối hợp hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên luôn nỗ lực đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử. Sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh Thái Nguyên được cập nhật trên ứng dụng C-Thainguyen. Theo đó, người nông dân dễ dàng kết nối khi có sản phẩm đầu ra.
Điểm sáng đáng chú ý trong phát triển nông nghiệp Thái Nguyên đó là việc tăng cường công tác kết nối, xúc tiến thương mại. Đến nay, đã có gần 190.000 hộ sản xuất nông nghiệp được tạo tài khoản để đưa sản phẩm lên giao dịch trên sàn thương mại điện tử với 1.852 sản phẩm, tổng số giao dịch trên 2 sàn Postmart.vn và Voso.vn là 14.594.
Ngành nông nghiệp cung cấp danh sách các cơ sở có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP của tỉnh, cơ sở được cấp xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tại các hệ thống siêu thị, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên cả nước.
PV
Tin mới
Chính phủ Australia hỗ trợ hàng hóa cho người dân Yên Bái
Theo tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyến hàng khắc phục hậu quả bão số 3 do Chính phủ Australia hỗ trợ đến sân bay quốc tế Nội Bài và được vận chuyển thẳng lên Yên Bái.
Lợi nhuận Bkav Pro giảm liên tục, chỉ 2,7 tỷ trong 6 tháng đầu năm 2024
CTCP Phần mềm diệt Virus BKav (Bkav Pro) vừa công bố tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận 2,7 tỷ đồng, giảm 39%.
Tập đoàn Mitsui & Co đầu tư 700 triệu USD cho dự án dầu khí trọng điểm của Việt Nam
Tại Việt Nam, Mitsui & Co. có 22 dự án đầu tư trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó nổi bật là các lĩnh vực về tài nguyên khoáng sản, năng lượng, thiết bị và dệt may. Tổng vốn đầu tư tại Việt Nam khoảng 1 tỷ USD, trong đó, tổng vốn đầu tư cho chuỗi dự án điện-khí Lô B là hơn 700 triệu USD.
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
CTCP Nam Việt (mã ANV - sàn HOSE) lên kế hoạch chốt danh sách trả cổ tức năm 2023 tháng 10 và thực hiện chi trả vào tháng 12/2024.
Huyện Hải Hậu chủ động chống lũ
Trước tình hình mưa lũ diễn biến hết sức phức tạp, UBND huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định vừa ban hành Quyết định thành lập Sở chỉ huy tiền phương trên tuyến đê sông Ninh Cơ, để ứng phó với lũ.
Giá thép hôm nay 12/9: Tăng trở lại trên sàn giao dịch
Ngày 12/9, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt đi ngang do nhu cầu của Trung Quốc không chắc chắn, nguồn cung yếu hơn.
Câu chuyện thương hiệu
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào