Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm OCOP xứ Thanh
Chương trình OCOP (“Mỗi xã một sản phẩm”) với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, từ chính quyền địa phương đến các chủ thể, giúp đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, nhằm mục tiêu tạo động lực để người dân nông thôn hướng đến phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống...
Động lực phát triển kinh tế nông thôn
Chương trình OCOP, trọng tâm là phát triển kinh tế khu vực nông thôn, theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị là giải pháp - nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để cung ứng cho sản xuất, chế biến các mặt hàng, sản phẩm chủ lực, các loại đặc sản và các sản phẩm OCOP của địa phương. Tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để chương trình OCOP thực sự là một thị trường tiềm năng, thu hút được nhiều chủ thể tham gia.
Từ khi triển khai Chương trình OCOP, Thanh Hóa đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, phát triển nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn, theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị của các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, các sản phẩm tiềm năng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Khi nông dân tiếp cận chương trình, sản xuất OCOP, đồng nghĩa với tự thay đổi tư duy sản xuất để có được một thành quả khác trong sản xuất, cả về chất lượng sản phẩm, lẫn cách thức quản lý quy trình sản xuất, tư duy bán hàng và chịu trách nhiệm xuất xứ hàng hóa. Từ đó, mở rộng thị trường tiêu thụ để khẳng định vị thế và từng bước nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP xứ Thanh.
Sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình OCOP đã đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiệu quả và bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Thông qua chương trình, nhiều sản phẩm gắn liền với đời sống, sinh hoạt của người dân các địa phương đã được đánh thức trở thành những sản phẩm thế mạnh, tạo ra giá trị gia tăng cao, tạo việc làm cho lao động và nâng cao thu nhập cho người dân.
Tính đến cuối tháng 7/2023, Thanh Hóa đã có 357 sản phẩm OCOP, gồm 1 sản phẩm 5 sao, 54 sản phẩm 4 sao và 298 sản phẩm 3 sao.
Tỉnh phấn đấu, đến năm 2025, có ít nhất 559 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 5 sản phẩm OCOP đạt 5 sao; củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng, bình quân mỗi huyện, thị xã, thành phố có 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; 5 mô hình dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết:
Để hỗ trợ các sản phẩm OCOP phát triển, công tác xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm được các cấp, ngành, đơn vị liên quan chú trọng thực hiện. Các sản phẩm OCOP của tỉnh, đã có mặt tại nhiều sự kiện như Hội chợ OCOP toàn cầu tại TP. HCM, Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP tại các tỉnh Nghệ An, Nam Định, Yên Bái... Nhiều gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, được tổ chức tại siêu thị và các sự kiện chính trị - xã hội của tỉnh.
Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, nhiều sản phẩm OCOP đã mở rộng thị trường trong và ngoài nước, như: Mắm tôm, mắm tép Lê Gia xuất khẩu sang thị trường Nga, Hàn Quốc, Đài Loan và Nam Phi; ống hút tre xuất khẩu sang Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển và Mỹ; ghế tre thư giãn của Công ty TNHH Sản xuất và thương mại BamBoo Vina, xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Mỹ…
Tầm quan trọng của giá trị thương hiệu
Việc xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, nhằm tạo lòng tin cho khách hàng và định vị trên thị trường. Khi đã có một thương hiệu đủ lớn mạnh, doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh, phát triển, mở rộng kinh doanh vượt bật so với các đối thủ.
Muốn như vậy, cần nâng cao nhận thức của người dân và các chủ thể tham gia sản phẩm OCOP về vai trò, tầm quan trọng trong việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm OCOP. Chất lượng hàng hóa sản phẩm OCOP - là chìa khóa trong việc xây dựng thương hiệu, coi thương hiệu là niềm tự hào, tự tôn, tự trọng của quê hương.
Thanh Hóa đang đẩy mạnh hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, nhất là sản phẩm đặc sản, chủ lực của địa phương nhằm tạo lập, bảo tồn và nâng cao giá trị, sức cạnh tranh trên thị trường; tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh, phối hợp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về nguồn gốc, hàng nhập lậu, hàng giả... tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho sản phẩm OCOP; hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh ưu tiên sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, lao động và các yếu tố đầu vào là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của địa phương.
Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP, ngành nông nghiệp của tỉnh đã phối hợp với những đơn vị liên quan, tích cực hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhận diện và quảng bá thương hiệu.
Đồng thời, nhiều chủ thể đã chú trọng đầu tư nguồn kinh phí cho việc thiết kế, in bao bì, nhãn mác với các thông tin rõ ràng về cơ sở sản xuất từ tên cơ sở, địa chỉ, điện thoại, website và email với hình thức thẩm mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi tra cứu thông tin sản phẩm.
Điển hình, như: Siro bổ dưỡng sâm Báo Triso (Triệu Sơn); mật ong của HTX Mật ong Hưởng Hoa (Thạch Thành); tinh dầu ngải cứu HERBAL FARM của Công ty CP Đông Nam dược miền Trung, xã Đồng Lương (Lang Chánh)... Các sản phẩm này, đều đạt sản lượng tiêu thụ tăng cao khi các chủ thể có sự chú trọng đến việc đáp ứng nhu cầu thông tin và mẫu mã sản phẩm.
Mỗi sản phẩm OCOP là “sứ giả” văn hóa địa phương
Mỗi sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP gắn với một câu chuyện riêng của mỗi vùng đất, cộng đồng. Vì thế, sản phẩm OCOP được xem như “sứ giả” của văn hóa.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 148/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP, có bổ sung một số tiêu chí nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và khai thác các giá trị văn hóa của sản phẩm OCOP. Theo đó, mỗi sản phẩm OCOP cần đề cao và gắn liền với các giá trị văn hóa, truyền thống của địa phương. Song, vẫn có điểm nhấn, sự khác biệt so với các sản phẩm đồng dạng khác.
Với mục đích xây dựng hệ thống sản phẩm OCOP độc đáo, mang đậm giá trị văn hóa, đặc trưng của vùng đất, con người xứ Thanh, tỉnh và các địa phương đã khuyến khích các chủ thể sản xuất quan tâm xây dựng câu chuyện sản phẩm khi tham gia chương trình. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp sản phẩm OCOP có lợi thế khi cạnh tranh trên thương trường.
Từ việc triển khai chương trình OCOP, nhiều địa phương đã quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, đặc biệt là bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống. Hình thành nhiều sản phẩm OCOP gắn với vai trò như một “cầu nối” chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang tính nhân văn của vùng, miền.
Ông Bùi Công Anh, Phó chánh Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa cho rằng:
Câu chuyện sản phẩm - không chỉ góp phần nâng điểm, xếp thứ hạng sao, mà còn có giá trị quảng bá, nâng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Sản phẩm OCOP gắn với nét đẹp truyền thống, văn hóa, sự đoàn kết của làng xã. Đây là giá trị cốt lõi, giá trị nhân văn trong sản phẩm OCOP. Do đó, để sản phẩm OCOP thực sự trở thành “sứ giả” của địa phương, thì chính quyền, chủ thể cần xây dựng được câu chuyện sản phẩm tốt...
Hoài Thu
Tin mới
Người lao động không thể tự chốt bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp phải chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ) khi chấm dứt hợp đồng. NLĐ không tự chốt sổ BHXH được, trách nhiệm này thuộc về người sử dụng lao động.
Chiến lược đào tạo “Real Golf Coaching On A Real Course” của Học viện Golf Jack Nicklaus chính thức triển khai
Nhân dịp kỷ niệm 9 năm ngày khai trương Legend Hill Country Club (Sóc Sơn, Hà Nội), BRG Golf, đơn vị vận hành độc quyền Học viện Golf Jack Nicklaus tại Việt Nam đã chính thức khai trương cơ sở tiếp theo của Học viện tại sân golf này.
Công an Hà Nội giúp đỡ đồng bào và công an các tỉnh gặp khó khăn do bão lũ
Với tinh thần "tương thân, tương ái", trong các ngày 20 và 22/9, Công an Thành phố Hà Nội đã tổ chức 2 đoàn công tác trực tiếp đến thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ Công an các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái và trao tặng kinh phí ủng hộ với số tiền 1,1 tỷ đồng...
Hải Phòng: Dự án BĐS hơn 1.066 tỷ bị giảm vốn đầu tư hơn 400 tỷ đồng
TP. Hải Phòng mới điều chỉnh giảm 416 tỷ của Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Đỗ Mười kéo dài đến trục VSIP và phát triển đô thị vùng phụ cận...
Thành viên HĐQT Gas Petrolimex mới đăng ký bán 2,1 triệu cổ phiếu
CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư MB, tổ chức có liên quan đến ông Giang Trung Kiên, Thành viên HĐQT Tổng công ty Gas Petrolimex – CTCP mới đăng ký bán 2,1 triệu cổ phiếu PGC.
Thành phố Vũng Tàu nâng tầm phát triển du lịch
Với mục tiêu trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế, TP. Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) đang từng bước nâng cao năng lực quản lý, cải thiện môi trường du lịch, đáp ứng các tiện ích, nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững