Phát triển bền vững, thích ứng tương lai
Thực tế hiện nay, phát triển bền vững đã trở thành xu thế chung, không thể đảo ngược. Trong những phát biểu gần đây, lãnh đạo Chính phủ luôn đề cập quan điểm lồng ghép các chỉ tiêu phát triển bền vững vào tất cả chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Để phát triển bền vững
Theo chuyên gia kinh tế, Giám đốc điều hành Economica Vietnam Lê Duy Bình: Để có thể phát triển bền vững, thì tiền đề đầu tiên đó là phải có sự phát triển. Sự phát triển này phải lành mạnh.
Sự phát triển kinh tế trong một quá trình dài, dựa trên nền tảng vững vàng về kinh tế vĩ mô về môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư lành mạnh, minh bạch, thân thiện với các nhà đầu tư trong và ngoài nước; có chi phí kinh doanh thấp và những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tự do lưu thông hàng hóa cả trong bối cảnh bình thường lẫn bối cảnh khó khăn, khủng hoảng hay như đại dịch. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng làm nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Chúng ta cần có môi trường thể chế hỗ trợ cho phát triển, tăng trưởng kinh tế. Những thể chế, quy định pháp luật và quy trình thực thi các quy định pháp luật đảm bảo được tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, hỗ trợ các thành phần của thị trường vận hành một cách thuận lợi. Nguyên tắc của thị trường được đảm bảo, hoạt động của thị trường luôn minh bạch. Sự cạnh tranh giữa các thành phần - chủ thể khác nhau trong nền kinh tế luôn đảm bảo minh bạch, rõ ràng, tuân thủ các nguyên tắc của thị trường.
Sự phát triển này, cần phải dựa trên nền tảng của kinh tế thị trường, những nền tảng đảm bảo được sự phát triển đó có định hướng vì mục đích dài hạn, trong đó, các tác nhân khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật. Lấy quy định pháp luật làm chủ thể chính, nguyên tắc chính trong quá trình phát triển.
Và quá trình tăng trưởng đó phải mang lại lợi ích cho cộng đồng, ở bất cứ khu vực nào, chứ không chỉ cho một nhóm nhất định. Đó là nền tảng đầu tiên để phát triển một các bền vững. Nếu duy trì được nền tảng này, cùng với những chính sách phù hợp - sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sức chống trọi trước những biến cố, những ngoại cảnh bất thường xảy ra, trước cả sự cạnh tranh với các nền kinh tế trên toàn cầu.
Về phía doanh nghiệp, cần tự thân vận động để có thể nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Doanh nghiệp là chủ thể quan trọng của phát triển bền vững. Nếu doanh nghiệp có năng lực cao, có khả năng chống chịu cao, có chiến lược phòng ngừa rủi ro hợp lý, có giải pháp nâng cao đầu tư, lao động, đổi mới công nghệ… sẽ đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp, cũng như của cả nền kinh tế.
Những khó khăn, thách thức
Với bài toán về phát triển kinh tế bền vững, năm 2022, theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, bên cạnh những thuận lợi, những kỳ vọng và hy vọng về sự phục hồi và phát triển của một số lĩnh vực, chúng ta vẫn tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.
Đại dịch Covid-19 đã kéo sang năm thứ ba, cái khắc nghiệt của dịch bệnh chính là sự bất định và không thể dự đoán. Nó không dừng lại mà liên tục biến đổi với các biến thể mới và không ai xác định được hướng đi của dịch hay khẳng định được liệu dịch có giảm đi hay lại nặng nề hơn.
Do đó, thách thức đầu tiên - lớn nhất tiếp tục bao trùm năm 2022 chính là dịch bệnh và tác động của nó tới tổng thể đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam, cũng như toàn cầu.
Thách thức thứ hai không kém phần quan trọng đó là kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức 6 - 6,5%, thậm chí hơn nếu có nhiều yếu tố thuận lợi. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh là việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Nhiều quốc gia hiện phải đối diện với lạm phát, thậm chí lên tới 200 - 300%. Điều đó dẫn đến khả năng Việt Nam “nhập khẩu” lạm phát, nhất là khi nền kinh tế đang có độ mở lớn.
Một số quốc gia đang có những thay đổi, thậm chí đảo chiều về chính sách. Thay vì nới lỏng tiền tệ, tài khóa, chấp nhận tăng nợ công để vượt qua, phục hồi trong bối cảnh đại dịch, rất nhiều nước xem xét - thắt chặt lại các chính sách này. Cụ thể như đã tăng lãi suất, hạn chế bớt thâm hụt ngân sách, giảm quy mô nợ công… Việc đảo chiều chính sách ở các cường quốc trên thế giới - chắc chắn cũng sẽ tác động tới Việt Nam, cả về chính sách và diễn biến đầu tư, tài chính, kinh tế. Đây là một thách thức cần lưu ý khi chúng ta vẫn hướng vào xuất khẩu - một trụ cột kinh tế quan trọng, hướng vào thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nhóm thách thức thứ ba cần lưu ý là khi thực thi gói hỗ trợ phục hồi và phát triển, thì lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, nếu không có biện pháp phù hợp có thể dẫn đến lạc hướng các dòng tiền, nhất là các dòng tiền không được kiểm soát tốt. Điều này, sẽ có thể thổi to “bong bóng” bất động sản, “bong bóng” chứng khoán dẫn đến nổ bong bóng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế phục hồi còn khá yếu ớt như hiện nay, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Bởi vậy, chúng ta cần hạn chế ở mức thấp nhất khả năng xảy ra “bong bóng” bất động sản, “bong bóng” chứng khoán; gắn với đó là thách thức trên thị trường tài chính mà cụ thể là thị trường tín dụng, vấn đề nợ xấu cả ở doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn do dịch bệnh không trả được nợ, nợ xấu do thôi thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ mà không chuyển lại nợ… khiến bức tranh nợ xấu nghiêm trọng hơn.
Gần đây, ngành tài chính đã có những nội dung chỉ đạo chấn chỉnh, lập lại trật tự trên thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp nhằm giảm bớt rủi ro liên quan đến thị trường tài chính.
Nhóm rủi ro thứ tư có thể sẽ hủy hoại nền kinh tế trong quá trình phục hồi đó là thực hiện không nghiêm túc tinh thần nội dung Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ với một số dấu hiệu như nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, có thể đâu đó quay lại các biện pháp cách ly xã hội, các biện pháp phong tỏa như một số địa phương đã thực hiện trong năm 2021, để lại những tác động vô cùng tiêu cực. Điều này, có dẫn đến các rủi ro về cát cứ, chia cắt, làm mất đi, giảm đi tính thống nhất của thị trường, từ các yếu tố đầu vào, đầu ra, đến yếu tố nguồn lao động, dòng vốn, tiêu thụ…
Những biện pháp làm gián đoạn sản xuất, kinh doanh, đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị vẫn là rủi ro còn tiềm ẩn, ảnh hưởng đến sự quyết tâm, kiên định của chúng ta trong vấn đề thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP.
Minh Anh
Tin mới
Chứng khoán phiên chiều 23/9: Thị trường điều chỉnh nhẹ, cổ phiếu ITA bị bán tháo
Áp lực bán trên diện rộng khiến thị trường đảo chiều giảm nhẹ, chấm dứt chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp. Đáng chú ý, cổ phiếu ITA đã bị bán tháo sau thông tin bị đình chỉ giao dịch.
Ủy ban Quốc phòng và An ninh (Quốc hội) thăm, động viên gia đình chiến sĩ công an hy sinh khi làm nhiệm vụ phòng chống bão
Sáng 23/9, đoàn công tác Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội do Trung tướng Nguyễn Hải Hưng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban, làm trưởng đoàn, đã tới thăm, động viên gia đình Trung tá Trần Quốc Hoàng, cán bộ Trại giam Quảng Ninh hy sinh khi làm nhiệm vụ phòng, chống cơn bão số 3.
Nộp thuế trực tuyến dễ dàng qua eTax Mobile với SHB
Nhằm tiếp tục phát triển các tiện ích và đa dạng hóa các kênh thanh toán, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao dịch trực tuyến ngày càng cao của khách hàng, SHB phối hợp với Tổng cục Thuế triển khai dịch vụ nộp thuế/phí điện tử cá nhân qua ứng dụng điện tử eTax Mobile.
Hải Dương: Khởi tố vụ án đổ chất thải gây ô nhiễm môi trường
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối tượng về tội gây ô nhiễm môi trường.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn tiếp xúc cử tri tại xã Hoàn Sơn
Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/9, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh về tiếp xúc cử tri xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du. Cùng tiếp xúc có bà Trần Thị Vân, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh.
Xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh
Từ đầu năm đến 15/9, cả nước đã nhập khẩu 114.855 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 2,36 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về thị trường Việt tăng mạnh 24,3% (tương đương 22.474 xe), trong khi kim ngạch tăng 9,26%.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững