Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nông sản Việt rất phong phú nhưng khó đi xa do thiếu các tiêu chuẩn?

Việt Nam không thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất nông sản nhưng người sản xuất không muốn áp dụng, thậm chí chỉ áp dụng một năm hoặc một vụ sau đó lại quay về sản xuất đại trà. Vì vậy Việt Nam mặc dù được xem là "giỏ" lương thực của thế giới, nhưng chiếc "giỏ" này còn đơn điệu và thiếu màu sắc, ít sản phẩm giá trị gia tăng cao, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng hạn chế nên khó đi xa.

Tại hội thảo "Tiếp cận thị trường trong nước và xuất khẩu đối với nông sản Việt Nam", ông Phạm Tuấn Long - Phó Trưởng phòng Xuất nhập khẩu (XNK) Nông - lâm - thủy sản - Cục XNK (Bộ Công Thương) - cho biết: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (XK) nông - lâm - thủy sản bình quân giai đoạn 2011 - 2017 của Việt Nam đạt 8,6%. 8 tháng đầu năm 2018, 7 mặt hàng có kim ngạch XK tỷ USD Việt Nam gồm: Thủy sản, rau - quả, cà phê, hạt điều, gạo, cao su, gỗ. Về thị trường XK, 26 thị trường đạt trên 1 tỷ USD, trong đó, 6 thị trường chủ lực gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nông sản Việt rất phong phú nhưng khó đi xa do thiếu các tiêu chuẩn? - Hình 1

Nông sản Việt phong phú nhưng thiếu sản phẩm giá trị gia tăng cao

Ông Phạm Tuấn Long nhận định, theo lộ trình cam kết tại các Hiệp định thương mại tự do (FTA), thuế nhập khẩu (NK) của các thị trường sẽ tiếp tục được xóa bỏ hoặc cắt giảm, tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho hàng nông sản Việt Nam. Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định FTA Việt Nam - EU dự kiến có hiệu lực vào năm 2019 đã và đang tạo sức hút mới cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, giúp nước ta có thêm năng lực sản xuất nông - lâm - thủy sản.

Tuy nhiên, nông sản Việt cũng đối mặt với những thách thức không nhỏ khi thị trường ngày càng khắt khe. Thị trường Trung Quốc – lâu nay vốn được xem là "dễ tính", gần đây cũng đưa ra biện pháp quản lý giám sát ghi nhãn thực phẩm nhập khẩu đóng gói sẵn. Hay tại Đài Loan, đa số trái cây tươi Việt Nam bị cấm nhập vì không đạt yêu cầu về chất lượng.

Những yêu cầu khắt khe trên đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với nông sản Việt Nam. Theo ông Long, nhiều mặt hàng nông sản hiện còn sản xuất manh mún, tự phát dẫn đến có lúc không kiểm soát được nguồn cung dành cho XK, chất lượng không đồng đều, rất khó kiểm soát vấn đề an toàn và khó áp dụng các chuẩn mực của thế giới về truy xuất nguồn gốc.

Vấn đề an toàn thực phẩm tuy được cải thiện so với trước đây nhưng chưa thật sự bền vững. Đâu đó vẫn xuất hiện tình trạng sản phẩm XK bị trả về do không đạt chỉ tiêu an toàn thực phẩm, ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệu của hàng Việt Nam.

Cũng tại buổi hội thảo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, chia sẻ: "Hiện nay đang xảy ra tình trạng người Việt cứ đi tìm sản phẩm an toàn, sản phẩm sạch. Ngược lại chúng ta có những nơi có sản phẩm an toàn nhưng không đến được tay người tiêu dùng. Điều này cho thấy giữa sản xuất và tiêu thụ còn khoảng cách khá xa".

Bên cạnh đó bà cũng nhận định: Mặc dù Việt Nam được đánh giá là "giỏ" lương thực của thế giới, nhưng chiếc "giỏ" này còn đơn điệu và thiếu màu sắc. Nông sản Việt rất phong phú nhưng thiếu những sản phẩm giá trị gia tăng. Đa số sản phẩm xuất thô, thiếu hệ thống tiêu chuẩn chất lượng. Muốn giải quyết được các vấn đề này, cần tăng cường kết nối, sản xuất theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, Việt Nam cần có chiến lược xây dựng thương hiệu gắn liền với chất lượng; trong đó, tập trung cải thiện về đóng gói, mẫu mã, bao bì. Đồng thời, cần có quy trình sản xuất chuẩn để truy xuất thông tin.

Để giải quyết đầu ra bền vững cho sản phẩm, bà Ngô Thị Minh Hương - Giám đốc Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) - cho rằng, cần áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn vào sản xuất. Đồng thời, nông sản có chất lượng sẽ nâng cao được niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với hàng Việt.

Hằng Vương

Bài liên quan

Tin mới

Giá xăng dầu hôm nay 24/9: Tăng nhẹ do lo ngại nguồn cầu
Giá xăng dầu hôm nay 24/9: Tăng nhẹ do lo ngại nguồn cầu

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 24/9 lấy lại đà leo dốc sau cú trượt nhẹ do lo ngại nguồn cầu giảm.

Giá tiêu hôm nay 24/9: Tăng 1,500 - 2,500 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 24/9: Tăng 1,500 - 2,500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/9 tăng mạnh từ 1,500 đến 2,500 đồng/kg so với hôm qua. Hiện dao động trong khoảng 151,500 - 153,500 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay 24/9: Chạm mốc 71.000 đồng/kg tại Hà Nội
Giá heo hơi hôm nay 24/9: Chạm mốc 71.000 đồng/kg tại Hà Nội

Giá heo hơi hôm nay 24/9 tiếp tục tăng trên cả nước. Hiện dao động trong khoảng 63.000 - 71.000 đồng/kg. Trong đó, mức 70.000 - 71.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: "Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới, hội nhập trong kỷ nguyên vươn mình"
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: "Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới, hội nhập trong kỷ nguyên vươn mình"

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dành thời gian trao đổi, với các giáo sư, giảng viên và sinh viên của trường, thẳng thắng trả lời nhiều câu hỏi liên quan tới các lĩnh vực an ninh quốc phòng, kinh tế xã hội cho tới các mối quan hệ của Việt Nam với các nước và cả các vấn đề mang tính toàn cầu.

Công khai, minh bạch khoản tiền trên 1.656 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Công khai, minh bạch khoản tiền trên 1.656 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Sau 14 ngày phát động đã tiếp nhận về tài khoản của Ban Vận động Cứu trợ Trung ương số tiền trên 1.656 tỷ đồng. Ban Cứu trợ Trung ương đã kịp thời phân bổ hỗ trợ đến các địa phương 2 đợt với tổng số tiền 1.035 tỷ đồng.

Bắc Ninh; Triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Bắc Ninh; Triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh vừa tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018) và triển khai nhiệm vụ năm học 2024 – 2025 đối với giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên.