Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nông nghiệp hữu cơ: Xu thế phát triển của tương lai

Sản xuất và sử dụng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đang là xu thế phát triển của thế giới. Trước viễn cảnh NNHC sẽ góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, duy trì và bảo vệ hệ sinh thái bền vững, tạo ra sản phẩm bổ dưỡng, an toàn cho người tiêu dùng, thì Việt Nam - một nước nông nghiệp sẽ đón đầu xu hướng đó như thế nào?

Nông nghiệp hữu cơ: Xu thế phát triển của tương lai - Hình 1

Mô hình trang trại hữu cơ của Tập đoàn TH Truemilk

Xu thế tiêu dùng mới

Trên thế giới, hiện có khoảng 50,9 triệu ha đất canh tác NNHC, giá trị thương mại đạt hơn 80 tỷ USD, đặc biệt là ở các nước phát triển khi vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng nông sản và môi trường được đặc biệt chú trọng.

Việt Nam đang đứng thứ 56 trong các nước sản xuất NNHC trên thế giới và đứng thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines), với các sản phẩm là dừa, nho, chè, lúa, cam, ca cao, rau…

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Việt Nam là nước có sức sản xuất nông nghiệp không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trên 93 triệu dân trong nước, mà còn xuất khẩu tới 180 nước, giá trị xuất khẩu năm 2016 là trên 32 tỷ USD và năm 2017 ước đạt trên 36 tỷ USD. Trong giai đoạn phát triển mới, hướng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững, việc phát triển NNHC cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm bổ dưỡng, an toàn là một đòi hỏi khắt khe và cũng đang là một xu thế tiêu dùng mới.

“Cùng với sự đa dạng nguồn tài nguyên sinh học, nhiều giống cây, con, đặc sản quý, ở khắp các vùng đất nước và nhất là các tỉnh miền núi với đất đai, nguồn nước sạch, khí hậu trong lành… là những tiền đề tốt để thúc đẩy NNHC phát triển trong chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chuỗi giá trị gia tăng cao, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu”, ông Cường nói.

Tuy nhiên, hiện nay sản xuất NNHC vẫn còn nhỏ lẻ, tự phát, thị trường nội địa cho sản phẩm NNHC chưa phát triển. Nông dân chưa muốn chuyển đổi sang sản xuất NNHC do quy trình khắt khe, cần có thời gian dài để cải tạo đất, chi phí sản xuất cao. Đặc biệt, nước ta vẫn chưa có hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia, các tổ chức chứng nhận, giám sát chất lượng sản phẩm NNHC.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Hà Phúc Mịch, sản phẩm NNHC của nông dân sản xuất hiện nay còn đơn điệu như rau, củ quả và chỉ tiêu thụ nội địa. Trong khi đó, doanh nghiệp đầu tư quy mô lớn sản xuất các sản phẩm gạo, cá, tôm thì chủ yếu phục vụ xuất khẩu, người dân trong nước không được sử dụng sản phẩm hữu cơ chất lượng cao này.

Bên cạnh đó, phí chứng nhận hữu cơ của quốc tế quá cao, trong khi đơn vị chứng nhận trong nước chưa được hình thành.

Phải có lộ trình cụ thể

Việt Nam với lợi thế về đất đai, là quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới với tổng kim ngạch 2017 đạt 36, 37 tỷ USD. Tuy nhiên, ở “đấu trường” quốc tế, nhiều sản phẩm của chúng ta vẫn yếu thế về thương hiệu bởi chất lượng và giá trị đều thấp.

Mặc dù, diện tích canh tác hữu cơ của Việt Nam hiện nay đã tăng gấp 3,6 lần so với năm 2010, nhưng mới chỉ đạt khoảng 76,6 ngàn ha. Nếu đem ra so sánh với 50,9 triệu ha canh tác của cả thế giới thì diện tích canh tác hữu cơ ở nước ta là quá thấp.

PGS. TS. Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, ngay cả trên thế giới, diện tích sản xuất hữu cơ cũng chỉ ở một mức độ khá khiêm tốn so với diện tích canh tác nói chung. Do đó, trong 10 - 20 năm tới, dù đẩy mạnh phát triển NNHC, thì diện tích canh tác hữu cơ ở Việt Nam chỉ có thể đạt tối đa 10%.

Nhiều ý kiến cho rằng, trước mắt chỉ nên phát triển canh tác theo hướng hữu cơ, đồng thời khuyến khích các DN lấy được các chứng nhận hữu cơ quốc tế để xuất khẩu vào những thị trường khó tính. Phát triển NNHC phải có lộ trình, có sự nghiên cứu, đánh giá cụ thể về nhu cầu thị trường, không thể nhà nhà làm hữu cơ, người người làm hữu cơ.

Bên cạnh đó, cần sớm có những chính sách thúc đẩy phát triển NNHC, trong đó có chính sách phát triển sản xuất phân bón hữu cơ. Bởi nếu phát triển được phân bón hữu cơ chất lượng tốt, giá cả phải chăng ở trong nước, thay vì phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu như hiện nay, sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy canh tác hữu cơ, giảm giá thành các sản phẩm hữu cơ… Qua đó, giúp cho sản phẩm hữu cơ trở nên phổ biến hơn với người tiêu dùng trong nước, đồng thời kích thích thêm nhiều DN đầu tư vào sản xuất hữu cơ.

Phá tảng băng pháp lý

Bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH chia sẻ: “Thiết lập được một mô hình sản xuất NNHC không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi, muốn có được sản phẩm hữu cơ, thì phải tạo ra một môi trường cân bằng sinh thái, giảm thiểu tối đa nguồn sinh vật hại, hài hòa lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường và minh bạch ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị.

Tuy nhiên, sự trì trệ trong việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia với các sản phẩm nông nghiệp đã tạo điều kiện cho “chủ nghĩa cơ hội”, hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh nở rộ. Cũng vì sự thiếu minh bạch thông tin, các sản phẩm hữu cơ mà Tập đoàn TH “đổ mồ hôi, sôi giọt máu” mới tạo ra được đã bị đánh đồng với các sản phẩm thông thường. Do đó, DN rất cần sự hậu thuẫn của Chính phủ để tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sản xuất NNHC phát triển”.

Tại Diễn đàn quốc tế “Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam - Phát triển và hội nhập”, được tổ chức vào trung tuần tháng 12/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Sản xuất NNHC là thể hiện sống có trách nhiệm với cộng đồng, với các thế hệ tương lai, tuy nhiên NNHC không thể phát triển theo phong trào ồ ạt, mà cần hết sức bài bản, khoa học”.

Thủ tướng cho rằng, phát triển NNHC phải trên cơ sở điều kiện thổ nhưỡng, xác định, lựa chọn chính xác chủng loại sản phẩm, quy mô, vùng sản xuất sản phẩm thích hợp với nhu cầu của từng thị trường để khai thác lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, xã hội, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ưu tiên sản xuất cây trồng bản địa Việt Nam có giá trị cao, gắn với du lịch sinh thái.

Nhưng để đạt được điều này, chúng ta cần một bộ quy chuẩn và đó là nhiệm vụ của Nhà nước mà trước hết là Bộ NN&PTNT. Do vậy, cần sớm xây dựng quy trình sản xuất NNHC theo tiêu chuẩn quốc tế, thiết lập hệ thống kiểm tra nghiêm khắc, minh bạch và hiệu quả để các sản phẩm Việt Nam có uy tín và giành được sự tin cậy của thế giới. Đồng thời, cũng cần xây dựng cơ chế quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất rất quan trọng. Sản phẩm hữu cơ dù cho thị trường trong nước hay xuất khẩu, tất cả đều phải nhờ thương hiệu. Nhưng để tạo dựng được một thương hiệu thì chúng ta cần hướng đến một nền sản xuất xanh, sạch và từ đó, tiêu chuẩn, quy trình cụ thể phải rõ ràng.

“Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định mới về NNHC, đồng thời sẽ thay thế Nghị định 210/NĐ-CP về đầu tư trong nông nghiệp để tạo điều kiện cho NNHC phát triển.”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhìn nhận, một trong những biện pháp thúc đẩy NNHC phát triển đó là cần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách. Đến nay, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Bộ Tư pháp hoàn thiện Nghị định NNHC trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Cùng với đó, Bộ cũng đang tích cực triển khai đề án Phát triển NNHC Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025.

Phan Chinh

Bài liên quan

Tin mới

Hà Tĩnh: Sạt lở nghiêm trọng trên Quốc lộ 8A
Hà Tĩnh: Sạt lở nghiêm trọng trên Quốc lộ 8A

Do mưa lớn kéo dài, trên tuyến Quốc lộ 8A (Hà Tĩnh) xảy ra sạt lở nghiêm trọng, đất đá và cây cối đổ ngổn ngang khiến đường lên Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo bị chia cắt hoàn toàn.

Công ty Thành Đạt thực hiện kê khai hợp đồng nguyên tắc và nhân sự không trung thực tại gói thầu xây lắp điện nông thôn
Công ty Thành Đạt thực hiện kê khai hợp đồng nguyên tắc và nhân sự không trung thực tại gói thầu xây lắp điện nông thôn

Mới đây, Sở Công Thương tỉnh Điện Biên công khai kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu xây lắp điện nông thôn trên địa bàn 2 huyện Điện Biên và Tuần Giáo của tỉnh Điện Biên. Tại Gói thầu này, E- HSDT của Liên danh Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ thương mại Thành Đạt và Công ty cổ phần đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng Đông Nam Á bị đánh giá không đạt vì đã kê khai hợp đồng nguyên tắc và nhân sự không trung thực.

Cà Mau lập quy hoạch chung đô thị mới Hồ Thị Kỷ
Cà Mau lập quy hoạch chung đô thị mới Hồ Thị Kỷ

UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán lập quy hoạch chung đô thị mới Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình đến năm 2045.

Thương hiệu kem Merino và Celano về tay Nutifood
Thương hiệu kem Merino và Celano về tay Nutifood

Công ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood (Nutifood) vừa thông báo hoàn tất các thủ tục đầu tư để nắm giữ 51% cổ phần của vào Công ty CP Thực phẩm Đông lạnh Kido (Kido Foods).

PGBank trao quyết định bổ nhiệm Quyền Tổng giám đốc
PGBank trao quyết định bổ nhiệm Quyền Tổng giám đốc

Ông Nguyễn Văn Hương được Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank – mã chứng khoán: PGB) trao quyết định bổ nhiệm vào vị trí Quyền Tổng giám đốc.

Dự kiến chi 2.400 tỷ đồng làm nút giao nối cao tốc Bến Lức - Long Thành với huyện Cần Giờ
Dự kiến chi 2.400 tỷ đồng làm nút giao nối cao tốc Bến Lức - Long Thành với huyện Cần Giờ

TP. Hồ Chí Minh dự kiến chi 2.400 tỷ đồng làm nút giao nối cao tốc Bến Lức - Long Thành với huyện Cần Giờ.