Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ giải đáp “Nợ quá hạn là gì? Dư nợ gốc bị quá hạn gồm những khoản nào?” tại bài viết này.
1. Nợ quá hạn là gì?
Cụ thể về “Nợ quá hạn là gì?” quý khách hàng có thể tham khảo khái niệm sau: Nợ quá hạn là khoản nợ mà người vay chưa thanh toán đúng hạn theo thỏa thuận đã ký kết. Điều này có thể xảy ra khi người vay không trả tiền gốc hoặc lãi đúng thời gian quy định. Nợ quá hạn thường dẫn đến các hậu quả như phí phạt, lãi suất tăng, và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tín dụng của người vay. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nợ quá hạn có thể dẫn đến các biện pháp thu hồi nợ từ bên cho vay.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 20 thì tổ chức tín dụng chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Đồng thời, thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn. Theo đó, nội dung thông báo tối thiểu bao gồm:
(i) Số dư nợ gốc bị quá hạn.
(ii) Thời điểm chuyển nợ quá hạn.
(iii) Lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn.
Luật Doanh nghiệp 2020 và tất cả VB hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Nợ quá hạn là gì và Dư nợ gốc bị quá hạn gồm những khoản nào (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
2. Dư nợ gốc bị quá hạn gồm những khoản nào?
Đối với quy định về nợ quá hạn, cụ thể theo quy định tại khoản 11 Điều 2 quy định về dư nợ gốc bị quá hạn bao gồm những khoản sau đây:
(i) Số dư nợ gốc bị chuyển nợ quá hạn theo quy định tại Mục 2 bài viết này.
(ii) Số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi tổ chức tín dụng chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 21 .
Điều 21. Chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn, giảm lãi tiền vay, phí
1. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay. Khi thực hiện chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận trong thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng về việc chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm thời điểm chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn; thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn.
3. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được quy định thế nào?
Theo Điều 19 thì tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như sau:
(i) Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.
(ii) Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
(iii) Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.
N. T. Hương (Nguồn: )