Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những quyết định cân não làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi tập trung vào mặt trận Điện Biên Phủ, Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, chỉ đạo các chiến trường đẩy mạnh tiến công địch để phối hợp với Điện Biên Phủ với những quyết sách kịp thời, sáng tạo.

Ngày 6/12/1953, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị đã họp bàn, nghe Tổng Quân ủy báo cáo quyết tâm phương án tác chiến mùa xuân năm 1954, trọng tâm là mặt trận Điện Biên Phủ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định mở Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ (xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cuối năm 1953)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định mở Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, địa điểm họp tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cuối năm 1953. Ảnh tư liệu.

Với bản lĩnh, trí tuệ và phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, Bộ Chính trị đánh giá Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh, nhưng lại bị cô lập, ở rất xa hậu phương địch, mọi tiếp tế vận chuyển đều phải dựa vào đường không.

Đối với ta, Điện Biên Phủ cũng là nơi xa hậu phương, khó khăn về tiếp tế hậu cần, nhưng với ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cả tiền tuyến và hậu phương, ta có khả năng khắc phục được và quân dân ta chắc chắn đánh thắng quân địch ở Điện Biên Phủ.

Trên cơ sở phân tích khoa học tương quan lực lượng giữa ta và địch, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến và thống nhất đi đến quyết định: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đại tá Nguyễn Văn Trường, Học viện Chính trị, Bộ Quốc Phòng phân tích: "Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta phải nhắc đến vai trò của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị giữ vai trò lãnh đạo và nghiên cứu, đánh giá về ta- địch; bám sát thực tiễn chiến trường; dựa chắc vào đường lối kháng chiến mà Đảng xác định để đưa ra những quyết định rất quan trọng, có tính chất quyết định trực tiếp đến thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ".

Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này. Ảnh Tư liệu TTXVN.

Trong bối cảnh tương quan lực lượng giữa ta và địch hết sức khó khăn, với ý chí "dám đánh" và làm cho cả dân tộc "quyết đánh", cùng với tinh thần "thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn "toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh" và làm cho đường lối ấy thấm sâu vào suy nghĩ, hành động của toàn thể nhân dân.

Trong suốt quá trình cuộc kháng chiến, Người đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để từng bước thay đổi tương quan lực lượng theo chiều hướng có lợi cho ta. Khi thời cơ đến, Người đã kêu gọi nhân dân đứng dậy tiến hành đợt tổng phản công để kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.

GS.TS Trần Thị Minh Tuyết, Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định: "Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Người thể hiện rõ vai trò chỉ đạo tối cao trong chiến dịch này. Người đưa ra những kế hoạch tác chiến để làm hoàn toàn đẩy đối phương vào sự thất bại. Tướng Nava muốn tập trung binh lực thì Hồ Chí Minh xé nhỏ binh lực.

Tướng Nava muốn xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thành một cái nhọt hút độc, để nghiền nát quân Việt Minh thì Hồ Chủ tịch quyết định đánh thẳng vào đó. Không phải như ngày trước là đánh chỗ yếu, tránh chỗ mạnh thì lần này đánh thẳng vào chỗ mạnh nhất, chuyển từ vận động chiến sang trận địa chiến".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với một đơn vị bộ đội tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh tư liệu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với một đơn vị bộ đội tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh tư liệu.

Quyết định rất quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là chọn người chỉ huy cao nhất - Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam- Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tháng 1/1954, Bác đã căn dặn Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước ngày ra mặt trận. Đó là "Phải đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh".

Đại tướng hiểu rằng, chỉ có đánh bại được tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mới mở đường cho cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Mọi công việc chuẩn bị cho trận đánh được triển khai theo phương án "Đánh nhanh, giải quyết nhanh" đã hoàn tất. Tuy nhiên, sau nhiều ngày khảo sát thực địa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận thấy những khó khăn cho quân ta. Bởi vậy, mặc dù quân đã dàn trận, đạn đã lên nòng, sẵn sàng khai hỏa vào 17h ngày 25/1/1954 nhưng Đại tướng quyết định dừng lại, cho lui quân về vị trí tập kết. Pháo đã kéo vào nay lại kéo ra để chuẩn bị trận địa đánh theo phương án mới.

Đại tá, PGS. TS Nguyễn Bá Hùng, Phó Giám đốc Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng cho biết: "Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh của Quân đội đã thể hiện một tư duy chiến lược, rất sắc sảo trong chỉ đạo tác chiến trên chiến trường chiến dịch Điện Biên Phủ. Sự tài tình ấy được thể hiện trong thay đổi về chiến lược từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc". Đấy là một sự thay đổi chiến lược rất đúng đắn, sáng tạo và mang lại hiệu quả cao, đã mang lại chiến thắng Điện Biên Phủ".

Là trợ lý tác chiến của cơ quan đầu não thuộc Bộ Tổng tham mưu mặt trận Điện Biên Phủ, ông Nguyễn Công Dinh là một trong số ít người giúp việc, tổng hợp tin tức hàng ngày từ các đơn vị ngoài mặt trận để báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại sở chỉ huy đóng tại Mường Phăng, Điện Biên Phủ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí họp bàn đánh địch trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí họp bàn đánh địch trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu.

Ông Dinh kể lại, đêm trước ngày nổ súng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thức trắng và sáng sớm 26/1, ông triệu tập cuộc họp Đảng ủy mặt trận cùng các Tư lệnh, Chính ủy đại đoàn và các cục trưởng. Kết luận cuộc họp lịch sử và cân não ấy bằng chỉ thị chuyển phương châm tiêu diệt địch từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc". Ngay sau đó, ông được lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chuyển lá thư tới Bác Hồ về thay đổi phương châm tác chiến.

"Sau khi có quyết định từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc", Đại tướng Võ Nguyên Giáp có viết 1 bức thư để báo các Bác Hồ và Bộ Chính trị. Ngày 27/1/1954, tôi được gọi lên gặp trực tiếp Đại tướng và Đại tướng đã giao cho tôi bức thư dán kỹ và dặn tôi: "Cậu có trách nhiệm mang bức thư này về an toàn khu đưa đến tận tay Bác và dặn đây là bức thư quan trọng, phải đi đến nơi về đến chốn", ông Nguyễn Công Dinh nhớ lại. Thực tế đã minh chứng hùng hồn cho quyết định lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Trong khi tập trung vào mặt trận Điện Biên Phủ, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo các chiến trường đẩy mạnh tiến công địch để phối hợp với Điện Biên Phủ với những quyết sách kịp thời, sáng tạo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu cho các chiến sĩ lập nhiều chiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu cho các chiến sĩ lập nhiều chiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh Tư liệu/TTXVN.

Với 5 đòn tiến công chiến lược ở Lai Châu, Trung Lào, Hạ Lào - Đông Bắc Campuchia, Bắc Tây Nguyên, Thượng Lào, ta đã làm cho Kế hoạch Nava không thực hiện theo dự kiến. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành chiến tranh tài tình, sáng suốt của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh và tài thao lược của Tổng tư lệnh - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chiều 13/3/1954 quân ta mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.

Sau 56 ngày đêm chiến đấu vô cùng gian khổ, hi sinh với tinh thần "quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh", quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Tướng De Castries và Bộ Chỉ huy tập đoàn cứ điểm bị bắt sống. Lá cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kết tinh trí tuệ, bản lĩnh, với sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đó còn là sự chiến đấu anh dũng của cán bộ, đảng viên, bộ đội trên toàn Mặt trận; sự chi viện to lớn của hậu phương và phối hợp giữa các chiến trường. Sau 56 ngày đêm chiến đấu ngoan cường, ngày 7/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng.

Theo VOV.vn

Bài liên quan

Tin mới

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái
Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái

Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái, trong ngày 15/9.

Thu giữ nguyên liệu sản xuất bánh trung thu hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc
Thu giữ nguyên liệu sản xuất bánh trung thu hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc

Công an TP. Thanh Hóa, Đội Quản lý thị trường số 10 và các lực lượng chức năng vừa phát hiện, thu giữ gần 2 tấn nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu hết hạn sử dụng, không có nguồn gốc xuất xứ, hàng do nước ngoài sản xuất.

Thanh Hóa kiểm soát thị trường Tết Trung thu
Thanh Hóa kiểm soát thị trường Tết Trung thu

Dịp Tết Trung thu là thời gian mà nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh trung thu tăng cao. Để đảm bảo các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành đồng thời nhiều biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn.

Công bố quyết định thành lập công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam
Công bố quyết định thành lập công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam

Ngày 15/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam.

Quảng Ninh tặng 130 suất quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật và hỗ trợ 3 hộ dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Quảng Ninh tặng 130 suất quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật và hỗ trợ 3 hộ dân bị ảnh hưởng do bão số 3

Ngày 15/9, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh phối hợp cùng các nhà hảo tâm tổ chức tặng quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật; thăm hỏi động viên gia đình người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do bão số 3.

Gia Lai triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam
Gia Lai triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam

UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch số 2127/KH-UBND về triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.