Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bức tranh sáng tối của Thương hiệu Tổng công ty Sông Đà

Là một trong những thương hiệu dẫn đầu trong ngành xây dựng, nhà thầu tại Việt Nam, Tổng Công ty Sông Đà CTCP (UPCoM - mã chứng khoán SJG) hoạt động với phương châm “phấn đấu trở thành một trong những công ty xây dựng mạnh tại Việt Nam và trong khu vực”. Thế nhưng, Tổng Công ty Sông Đà có đang tụt lại phía sau hay không?

Bài viết “Chuyện những doanh nghiệp thương hiệu Sông Đà bị điểm tên do nợ bảo hiểm xã hội, nợ thuế” được đăng tải trên Thương hiệu &Công luận vào ngày 24/10/2022 đã nhận được nhiều phản hồi từ độc giả. Gửi đến toà soạn những lời nhắn, nhiều độc giả quan tâm về vấn đề tài chính, chính sách, quyền lợi được hưởng khi đầu tư vào Tổng Công ty Sông Đà - CTCP. Bởi, nhìn lại giai đoạn từ quý I/2020 đến nay, khách hàng lo lắng khi tình hình kinh doanh của Sông Đà biến động khá trồi sụt như: Không có khả năng trả nợ gốc, lãi vay, chi phí cho vay…

Thậm chí, có quý lợi nhuận chỉ vỏn vẹn 8 tỷ đồng trong khi nắm giữ hơn chục công ty con… Gần đây nhất, tình trạng các công ty con củaTổng Công ty Sông Đàsở hữu trực tiếp và sở hữu gián tiếp đều nợ bảo hiểm xã hội, nợ thuế “khủng” khiến người lao động, người dân lo lắng về các quyền lợi được hưởng, chính sách. Việc này đã làm giảm niềm tin của người dân vào tính hiệu quả của các dự án.

Từ đây, thương hiệu Sông Đà có giữ được uy tín của người người tiêu dùng, khách hàng hay không, hiện vẫn đang là một dấu hỏi lớn. Với loạt bài viết này, tạp chí Thương hiệu & Công luận sẽ cung cấp thông tin, đem đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về thương hiệu Tổng Công ty Sông Đà CTCP (UPCoM: SJG).

Ghi nhận tại Báo cáo tài chính Hợp nhất Soát xét 06 tháng đầu năm 2022, Tổng công ty Sông Đà đang có 19 công ty con (quản lý trực tiếp và gián tiếp) và 11 công ty liên kết.

Tổng CTCP Sông Đà
Tổng công ty Sông Đà có địa chỉ tại Tòa nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Gần 10.000 tỷ nợ vay, SJG phải thanh toán 146 tỷ chi phí lãi vay

Theo báo cáo tài chính (BCTC) quý I/2022, Tổng công ty Sông Đà – CTCP ghi nhận khoản doanh thu thuần khoảng 883 tỷ đồng, thấp hơn 31,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cơ cấu doanh thu, hoạt động sản xuất công nghiệp mang lại 411 tỷ đồng doanh thu, chiếm 46,5%; sau đó là hoạt động xây dựng mang lại 394,8 tỷ, chiếm khoảng 44,7%. Bán vật tư hàng hóa đóng góp gần 67 tỷ doanh thu, chiếm 7,5%. Còn lại doanh thu là từ các hoạt động kinh doanh khác.

Giá vốn hàng bán của công ty giảm 43,2% so với cùng kỳ đã giúp lợi nhuận gộp của tổng công ty tăng 15%. Chi phi tài chính chủ yếu là lãi vay giảm 31% còn 155 tỷ đồng; Giá vốn cùng chi phí tài chính giảm sâu là yếu tố chính giúp lợi nhuận sau thuế trong quý I của SJG tăng 600% lên 58,4 tỷ đồng.

BCTC cuối quý I/2022, Tổng công ty Sông Đà có doanh thu thuần khoảng 883 tỷ đồng. Tuy nhiên, số nợ phải trả cuối quý I là khoảng 16.757 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn khoảng 4.610 tỷ đồng, dài hạn khoảng 5.197 tỷ đồng.
BCTC cuối quý I/2022, Tổng công ty Sông Đà có doanh thu thuần khoảng 883 tỷ đồng. Tuy nhiên, số nợ phải trả cuối quý I là khoảng 16.757 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn khoảng 4.610 tỷ đồng, dài hạn khoảng 5.197 tỷ đồng. Nguồn BCTC.

Về tình hình tài chính, tổng tài sản của Công ty khoảng 24.049 tỷ đồng tại ngày 31/03/2022, trong đó tài sản dài hạn chiếm khoảng 57%, còn lại là tài sản ngắn hạn.

SJG có tổng số nợ phải trả cuối quý I là khoảng 16.757 tỷ đồng, giảm 1,8% so với đầu năm. Trong đó, nợ vay ngắn hạn khoảng 4.610 tỷđồng,dài hạn khoảng 5.197 tỷ đồng và chủ yếu là vay ngân hàng song không được thuyết minh chi tiết. Dư nợ trái phiếu chỉ có 680 tỷ đồng. Ba tháng đầu năm, tổng công ty đã phải chi 146 tỷ để trả lãi vay.

SJG thoát lỗ nhờ thoái vốn tại Sudico

Sau khi ghi nhận sự lao dốc về lợi nhuận trong quý I/2022, SJG bất ngờ lãi lớn quý II với việc ghi nhận khoản doanh thu khổng lồ từ hoạt động tài chính. Tuy nhiên, phía Sông Đà đã không có thuyết minh chi tiết về khoản thu này.

Theo báo cáo tài chính (BCTC) quý II/2022, SJG ghi nhận doanh thu đạt 1.559,9 tỷ đồng, giảm 5,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 1.028 tỷ đồng, tăng 10,64 lần so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp - chi phí tài chính - chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), trong quý II, Công ty ghi nhận lỗ kỷ lục 1.838,68 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 38,12 tỷ đồng.

Cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp của SJG trong quý II (Nguồn: BCTC).
Cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp của SJG trong quý II (Nguồn: BCTC).

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính doanh nghiệp tăng đột biến lên mức 3.128 tỷ đồng so với mức (-86 tỷ đồng trong quý I); chi phí tài chính cũng tăng lên mức 583 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.378% so với quý II/2021 lên mức 1.685 tỷ đồng (trong đó có khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi hơn 1.530 tỷ - cùng kỳ mức này chỉ là hơn 8 tỷ).

Nguyên nhân chủ yếu do ghi nhận dự phòng nợ phảithu khó đòi 1.536,6 tỷ đồng so với cùng kỳ 8,3 tỷ đồng, tức tăng thêm 1.528,4 tỷđồng. Như vậy, hoạt động kinh doanh cốt lõi âm, Công ty chỉ thoát lỗ bằng việc ghi nhận doanh thu tài chính đột biến. Công ty không thuyết minh chi tiết cơ cấu doanh thu tài chính đột biến mà chỉ ghi lý do biến động do ghi nhận thu nhập từ thoái vốn khoản đầu tư.

Kết quả kinh doanh luỹ kế 06 tháng đầu năm 2022, SJG ghi nhận doanh thu đạt 2.443,2 tỷ đồng, giảm 16,8%; lợi nhuận sau thuế đạt 1.086,4 tỷ đồng, gấp 10,24 lần so với cùng kỳ.

Trong năm 2022, Sông Đà đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 6.830 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 418 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 06 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 1.304,3 tỷ đồng, Công ty đã hoàn thành 312% kế hoạch lợi nhuận năm. Xét về dòng tiền, trong 06 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh chính ghi nhận âm 32,7 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 184,1 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 2.508,4 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 513,7 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong 06 tháng đầu năm của SJG ghi nhận giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu côngnghiệp Sông Đà Sudico(SJS) từ 36,65% về còn 0% sau khi đấu giá thành công toàn bộ 41,7 triệu cổ phiếu SJS.

Kết thúc quý II/2022, tổng tài sản của SJG đạt hơn 25 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với đầu năm, trong đó tài sản cố định chiếm 33,5% đạt 8.576,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, khối nợ phải trả chiếm hơn 17 nghìn tỷ đồng, nợ ngắn hạn hơn 10 nghìn tỷ đồng.

Sudico từng là “ông lớn” trên thị trường bất động sản, thành danh nhờ khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì hay dự án khu đô thị mới Nam An Khánh
Sudico từng là “ông lớn” trên thị trường bất động sản, thành danh nhờ khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì hay dự án khu đô thị mới Nam An Khánh.

Trước đó, ngày 19/04/2022, Tổng công ty Sông Đà đã bán ra toàn bộ 41,7 triệu cổ phiếu SJS để giảm sở hữu từ 36,65% về còn 0% vốn điều lệ và chính thức không sở hữu tại công ty. Ngược lại, CTCP Thương mại dịch vụ Đầu tư An Phát lại mua vào 41,7 triệu cổ phiếu SJS để nâng sở hữu từ 0% lên 36,65% vốn điều lệ.

Được biết, giá đấu giá là 102.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, ước tính Tổng công ty Sông Đà đã thu được 4.258 tỷ đồng, cao hơn 3.386 tỷ đồng so với tổng giá trị vốn đầu tư tính tới 31/03/2022.

Số tiền đấu giá thành công tại Sudico cũng tương đương với số tiền doanh thu tài chính đột biến trong quý II. Như vậy nhiều khả năng Tổng công ty Sông Đà có lãi do thoái vốn tại Sudico.

Ngoài ra, tính tới cuối quý II, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn giảm 4% so với đầu năm, tương ứng giảm 401,7 tỷ đồng về 9.667,5 tỷ đồng và chiếm 37,8% tổng nguồn vốn.

Một doanh nghiệp “họ” Sông Đà bị DIG thoái toàn bộ cổ phần sở hữu

Cũng liên quan đến vấn đề trên, ngày 02/12/2021, tại văn bản số 181/2021/NQ-DIC Corp-HĐQT về Nghị quyết Hội đồng quản trị Tổng CTCPĐầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, MCK: DIG) đã phê duyệt chủ trương chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần đang sở hữu tại CTCP SôngĐà - Hà Nội.

FFFFFFFFFFF
Nghị quyết Hội đồng quản trịTổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng - DIC Corp đã phê duyệt chủ trương chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần đang sở hữu tại CTCP Sông Đà - Hà Nội.

Theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị DIC Corp, ngày 02/12/2021, doanh nghiệp sẽ thực hiện chuyển nhượng toàn bộ 666.666 cổ phần tại đơn vị này theo hình thức chuyển nhượng trọn lô, thỏa thuận bán trực tiếp, tổng giá trị chuyển nhượng là 5 tỷ đồng. Tiến độ chuyển nhượng được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn 1 là chuyển nhượng một tỷ đồng trước ngày 15/12 sắp tới. Giai đoạn 2 tiếp tục chuyển nhượng một tỷ đồng trước ngày 30/12 và giai đoạn 3 là toàn bộ ba tỷ đồng còn lại trước ngày 31/1/2022. Thời gian thực hiện dự kiến vào quý IV/2021.

Tính đến cuối quý III/2021, số cổ phiếu tại Sông Đà – Hà Nội mà DIC Corp nắm giữ vẫn là 600.000 đơn vị, tương đương tỷ lệ 15%. Tuy nhiên theo thông báo mới nhất của doanh nghiệp, số lượng cổ phiếu mà DIC Corp đã tăng lên thành 666.666 đơn vị.

BCTC quý III/2021 của DIC Corp.
BCTC quý III/2021 của DIC Corp.

Trước đó, tháng 02/2019, HĐQT DIC Corp đã từng ra quyết định thoái vốn tại đơn vị này theo hình thức thỏa thuận. Giá bán khi đó là 7.600 đồng/cp cho 600.000 cổ phần, tương đương thu về 4,56 tỷ đồng nếu giao dịch thành công. Tuy nhiên, đến tháng 04/2019, công ty báo cáo không bán cổ phần do kế hoạch có sự thay đổi.

Được biết, Công ty Sông Đà - Hà Nội là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Sông Đà được thành lập để thực hiện nhiệm vụ ban đầu là triển khai đầu tư dự án “Cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La – Xuân Mai theo hình thức hợp đồng BOT kết hợp BT”.

Năm 2020, Công ty Sông Đà - Hà Nội thu được 255 tỷ đồng doanh thu và 5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt hoàn thành 113% và 83,4% kế hoạch đề ra.

Trong năm 2021, DIG đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất là 2.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 1.444 tỷ đồng. Như vậy, sau 09 tháng đầu năm, Công ty mới hoàn thành được 12,7% kế hoạch lợi nhuận năm.

Đầu tháng 06/2022, Sông Đà - Hà Nội đã hủy đăng ký giao dịch, đồng thời hủy tư cách công ty đại chúng sau 08 năm kể từ khi niêm yết lên sàn vào năm 2014.

Minh An

*Bài viết có sử dụng một số nguồn tư liệu của báo bạn

Bài liên quan

Tin mới

Bước đầu xác định được 8 nạn nhân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu
Bước đầu xác định được 8 nạn nhân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu

Đến tối 9/9, lực lượng chức năng bước đầu xác định được 8 nạn nhân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu (nối hai huyện Tam Nông - Lâm Thao của Phú Thọ).

Tuyên Quang: Huyện Sơn Dương hỗ trợ chỗ ở miễn phí cho người dân
Tuyên Quang: Huyện Sơn Dương hỗ trợ chỗ ở miễn phí cho người dân

Mực nước lũ trên sông Lô - Gâm và trên sông Phó Đáy, tại huyện Sơn Dương, ở mức cao, gây ngập lụt, chia cắt, cô lập nhiều vùng thấp trũng trên địa bàn tỉnh. Việc di chuyển của người dân qua địa bàn huyện đang gặp nhiều khó khăn.

Thông tin về vỡ đê ở Bắc Ninh là không chính xác
Thông tin về vỡ đê ở Bắc Ninh là không chính xác

Trên mạng xã hội lan truyền thông tin ở Bắc Ninh vỡ đê khiến nhiều người dân ồ ạt đi mua thực phẩm tích trữ, gây mất an ninh, trật tự, hoang hoang trong nhân dân.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9 của các công ty chứng khoán.

Vĩnh Phúc: Chủ động đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà
Vĩnh Phúc: Chủ động đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà

Ngày 9/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 6616 lệnh Giám đốc Công ty Thuỷ điện Tuyên Quang mở cửa xả đáy thứ Năm vào hồi 11h00 ngày 9/9; Văn bản số 6619 về việc đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang (từ 11h00 ngày 9/9: Hồ Hoà Bình có 2 cửa xả đáy, hồ Tuyên Quang có 5 cửa xả đáy, hồ Thác Bà có 3 cửa xả mặt).