Nhức nhối trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan trên mặt trận “internet”
Việt Nam là một đất nước có tốc độ phát triển mạnh mẽ trong thương mại điện tử. Tuy nhiên, đi kèm với tăng trưởng “nóng” của hệ thốngthương mại điện tử là vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan trên các nền tảng giao dịch trực tuyến, các mạng xã hội xuyên biên giới. Điều này đang dần ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng, doanh nghiệp và sự lành mạnh của thị trường.
Các nền tảng thương mại điện tử tiềm ẩn nguy cơ hàng giả, hàng nhái
Bên cạnh những mặt tích cực, trên internet, và các nền tảng hệ thống thương mại điện tử cũng có những mặt trái, đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đặc biệt về tình trạng vi phạm pháp luật trên website, ứng dụng thương mại điện tử, như kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng cấm… không thực hiện thủ tục thông báo, đăng ký website thương mại điện tử, hoặc giả mạo logo đã đăng ký và thông báo với Bộ Công Thương…
Internet nói chung là mặt trận "nóng" trong việc chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. Theo thống kê, trên mặt trận này có tới 80-90% hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đang được tiêu thụ và bày bán.
"Bắt hàng giả ngoài thực tế đã khó rồi, bắt trên mạng còn khó hơn rất nhiều bởi vì đặc thù môi trường mạng internet" theo Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường.
Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết năm 2022, các Cục quản lý thị trường (QLTT) trên khắp cả nước đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ tổng cộng 72.641 vụ, phát hiện, xử lý trên 43.964 vụ hàng giả, hàng nhái hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.
Trong 4 tháng đầu năm 2023, có 4.712 hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; xử phạt vi phạm hành chính trên 43,3 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm hơn 45,5 tỷ đồng.
Sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và nửa đầu năm 2023, tốc độ phát triển của thương mại điện tử ngày càng mạnh mẽ, hoạt động mua bán trên mạng của người dân trở nên rất phổ biến.
Đáng chú ý, từ khi xảy ra dịch Covid-19 đến nay, toàn bộ tuyến biên giới phía bắc đã được rào kín, việc hàng giả đưa qua các đường mòn, lối mở gần như không thể thực hiện được.
Tuy nhiên, các đối tượng vẫn vận chuyển hàng giả về trong nước bằng cách công khai, tổ chức lập doanh nghiệp trà trộn hàng giả đi qua các cửa khẩu chính với số lượng lớn.
Nền tảng Tiktok là mảnh đất màu mỡ đối với những nhà bán lẻ, doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ đó là sự xuất hiện của các mặt hàng mỹ phẩm giả, và kem dưỡng da kém chất lượng, các mặt hàng giày dép, quần áo,... giả mạo các thương hiệu lớn tràn lan. Mặc dù, đã tuyên bố sẽ áp dụng cách tiếp cận "không khoan nhượng" đối với những mặt hàng lừa đảo này, nhưng công ty này vần đang thu lợi nhuận lớn từ việc bán các sản phẩm làm đẹp, quần áo, giày dép,.. bất hợp pháp và có khả năng gây nguy hiểm.
Kể từ khi ra mắt vào đầu năm 2022, TikTok Shop đã trở thành giải pháp thương mại điện tử toàn diện dành cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một cuộc thăm dò gần đây của công ty nghiên cứu thị trường Savanta cho thấy, những người trả lời dưới 26 tuổi ở Vương quốc Anh đã sử dụng ứng dụng này để thực hiện 19 lần mua hàng mỗi năm – nhiều hơn cả thông qua Instagram hoặc Facebook.
TikTok, nhận 5% hoa hồng trên doanh số bán hàng, cho biết họ có các quy định nghiêm ngặt về những gì có thể bán qua TikTok Shop, bao gồm việc cấm “quảng cáo và bán” tất cả các sản phẩm giả.
Bên cạnh Tiktok, các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) như: Lazada, Shopee,...thu hút rất nhiều người dân mua hàng thường xuyên. Hình thức bán hàng trực tiếp (livestream) trên những mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram cũng ngày càng trở nên phổ biến với sự xuất hiện của không ít các sản phẩm là hàng giả, hàng nhái các nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng. Hiện nay, các nền tảng mạng xã hội và các sàn giao dịch TMĐT được đánh giá là kênh tiêu thụ chính hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Nỗ lực và một số giải pháp trong cuộc chiến chống hàng nhái, hàng giả trên mặt trận internet và các nền tảng thương mại điện tử
Một trong những khó khăn nữa được lực lượng QLTT đưa ra, xuất phát từ tâm lý e ngại hưởng đến thương hiệu của mình, nên các doanh nghiệp khi biết sản phẩm của mình bị làm giả, làm nhái thường tránh né.Tuy nhiên, trên thực tế khi người tiêu dùng biết thương hiệu sản phẩm này có hàng giả thường sẽ lựa chọn thương hiệu khác để mua.
Bàn về giải pháp chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng: "Quan trọng nhất là thức tỉnh nhận thức, bắt đầu từ việc doanh nghiệp muốn bảo vệ thương hiệu thì phải chủ động, không chờ đợi cơ quan chức năng. Người tiêu dùng muốn bảo vệ mình phải trông cậy vào các hiệp hội là những người đại diện cho mình, hoặc thông qua các luật sư. Từ đó, tạo thành một cơ chế hợp tác đa bên giải quyết vấn nạn chung".
Ngoài ra, Luật sư Nguyễn Tiến Lập cũng cho biết, pháp luật, chế tài xử lý hành vi làm hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ của Việt Nam khá hoàn chỉnh, như Luật Sở hữu công nghiệp, Luật Thương mại, quy định phòng chống cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ người tiêu dùng… Việc thực thi các chế tài hiệu quả hơn nữa trong thực tế sẽ giúp đẩy lùi vấn nạn này.
Internet được coi là mặt trận khó khăn trong việc bắt giữ bởi do tính đặc thù của mặt trận này. Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT, ngày 29/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 319/QĐ-TTg về Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025. Lực lượng QLTT được giao chủ trì triển khai Đề án này.
Hàng giả, hàng nhái là vấn đề nhức nhối của thị trường nói chung và trong TMĐT nói riêng. Dưới sự mở rộng, thu hút người dùng của các sàn thương mại điện tử, cũng là khâu kiểm soát, xác minh các loại sản phẩm, hàng hóa chưa chặt chẽ. Điều này, đã vô tình tạo ra tình trạng trong số các sản phẩm hàng hóa đưa lên sàn có rất nhiều mặt hàng giả, hàng nhái.
Thêm vào đó, là tình trạng các sản phẩm mặc dù không phải là hàng giả, hàng nhái nhưng tiêu chuẩn chất lượng một số mặt hàng không đảm bảo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Mặc dù đã nỗ lực kiểm tra, kiểm soát tình trạng hàng giả, hàng nhái trên không gian mạng. Tuy nhiên, việc đồng bộ các hoạt động chống hàng giả trên thương mại điện tử còn gặp nhiều khó khăn, như khó khăn về việc xác định người bán, người mua ở chỗ nào; việc đặt mua hàng rất dễ dàng; hàng hóa cất trữ tại nhiều địa điểm khác nhau như: kho bãi, nhà dân, kể cả những chung cư cao cấp… là những khó khăn mà lực lượng thực thi như lực lượng QLTT đang gặp phải khi đương đầu với “vấn nạn” kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên internet.
Kim Khánh - Thuỳ Linh
Tin mới
[Ảnh] Bộ đội Biên phòng Quảng Bình giúp nhân dân ứng phó với bão số 4
NDO - Trong 2 ngày nay, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ ở vùng biển và tuyến biên giới Việt Nam-Lào phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ, giúp đỡ người dân ứng phó với bão số 4.
Singapore hiện đứng thứ 2/146 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam
Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư luôn là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Singapore. Các nhà đầu tư Singapore đã đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực như công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản, sản xuất phân phối điện, khí.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất Chính phủ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
Hiện nay, hoạt động quảng cáo đang phát triển mạnh mẽ và càng ngày một khẳng định được vị trí trong hoạt động doanh nghiệp của cơ chế thị trường. Bởi vậy, nhiều đối tượng đã lợi dụng sự phổ biến và thông dụng của các phương tiện quảng cáo, đặc biệt là mạng xã hội, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có ảnh hưởng để truyền tải các nội dung quảng cáo sai sự thật, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Quảng Bình tăng cường trách nhiệm trong công tác chỉ huy và điều hành ứng phó bão số 4
Sáng 19/9, UBND tỉnh Quảng Bình đã có cuộc họp nhanh nhằm bàn về các biện pháp ứng phó với bão số 4.
Quân khu 7 hỗ trợ người dân tỉnh Lạng Sơn bị thiệt hại do bão số 3
Ngày 19/9, tại Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn, đoàn công tác của Quân khu 7 do Thiếu tướng Trần Vinh Ngọc, Phó Chính ủy Quân khu 7 làm trưởng đoàn đã đến hỗ trợ nhu yếu phẩm, trang bị, vật tư với tổng trị giá 2,5 tỷ đồng cho người dân tỉnh Lạng Sơn bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Quảng Bình cho học sinh nghỉ học để phòng tránh bão số 4
Nhằm đảo bảo an toàn cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình vừa có thông báo cho các trường và cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh thực hiện biện pháp nghỉ học khẩn cấp.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9