Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai làm việc với Sở Xây dựng về nhà ở, bất động sản, phát triển đô thị
Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa có buổi làm việc với Sở Xây dựng liên quan đến các nội dung: chỉnh trang đô thị, phát triển nhà ở xã hội và thị trường bất động sản, nhân lực ngành xây dựng, nhiệm vụ của Sở Xây dựng trong thực hiện Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh).
Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai báo cáo về lĩnh vực nhà ở, việc thực hiện mục tiêu 10 ngàn căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025 vẫn còn chậm. Do đó, sở kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo 2 thành phố: Biên Hòa, Long Khánh và 3 huyện: Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom rà soát, mỗi địa phương đề xuất ít nhất chọn 1 khu đất quy mô trên 10 hecta hình thành khu đô thị nhà ở xã hội với đầy đủ các công trình nhà ở, hạ tầng xã hội.
Đối với các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh đang gặp khó khăn, vướng mắc trong triển khai xây dựng và hoàn thiện dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng, Sở đề xuất phân loại theo 3 nhóm vướng mắc để tháo gỡ.
Về chỉnh trang đô thị, mặc dù cuối năm 2023 UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành chỉ thị về chỉnh trang đô thị nhưng theo đánh giá của Sở vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Vì thế, trước mắt, Sở Xây dựng đề xuất ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ tạo chuyển biến cho đô thị Biên Hòa. Các nhiệm vụ trọng tâm Sở đề xuất là: chỉnh trang công viên - sân chơi - bãi đậu xe, thiết lập các quảng trường, hình thành các tuyến phố chuyên đề kiểu mẫu đô thị, phát triển nhà vệ sinh công cộng.
Bên cạnh đó, Sở Xây dựng cũng báo cáo và đề xuất nội dung liên quan nguồn nhân lực ngành xây dựng; các giải pháp trọng tâm của ngành để thực hiện Quy hoạch tỉnh; giải pháp thúc đẩy đô thị loại I Biên Hòa phát triển.
Ông Hồ Văn Hà, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai cho rằng, vấn đề trọng tâm của ngành xây dựng là công tác quy hoạch, thực hiện các quy hoạch. Hiện tại quy hoạch phân khu tại các địa phương chưa được phủ kín dẫn đến thu hút đầu tư, triển khai dự án bị chậm và gặp nhiều khó khăn. Điển hình thành phố Biên Hòa đã được công nhận đô thị loại I 9 năm nhưng còn nợ nhiều tiêu chí, bộ mặt thành phố chưa có gì nổi bật.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, so với một số địa phương lân cận, việc phát triển đô thị của tỉnh còn hạn chế, hiện mới có 2 thành phố là Biên Hòa và Long Khánh.
Đối với đô thị Biên Hòa, để cải thiện hạ tầng cần có thời gian và nguồn lực lớn. Trước mắt cần tập trung cho đô thị Hiệp Hòa, chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1, tháo gỡ quy hoạch phân khu C4. Triển khai các dự án kết nối hạ tầng giao thông, phát triển các dịch vụ công ích để cải thiện chất lượng cuộc sống người dân.
Đối với các kiến nghị, ý tưởng đề xuất của Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cơ bản nhất trí. Trong đó, phát triển nhà ở xã hội để đảm bảo mục tiêu đề ra Sở Xây dựng khẩn trương hướng dẫn các địa phương rà soát quỹ đất thuận lợi phát triển dự án, đôn đốc triển khai các dự án đã có chủ trương đầu tư. Kịp thời nắm bắt vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ cho chủ đầu tư.
Về thị trường bất động sản, lãnh đạo tỉnh yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các sở, ngành tháo gỡ vướng mắc cho hơn 130 dự án bất động sản đang triển khai trên địa bàn tỉnh. Báo cáo các cơ quan liên quan Trung ương tìm giải pháp tháo gỡ nhằm thúc đẩy phát triển thị trường này.
Sở chủ động rà soát các quy định của pháp luật để sau khi có kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh thì triển khai ngay, tránh mất thời gian. Đồng thời, hướng dẫn các địa phương thực hiện theo thẩm quyền.
Chí Công (t/h)
Tin mới
Ngày 20/9, 35 tấn hàng, Nga giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão số 3, đến sân bay Nội Bài
Số hàng hóa trên sẽ đến sân bay Nội Bài bằng chuyên cơ của Bộ Tình trạng Khẩn cấp Liên bang Nga vào ngày 20/9.
193 quốc gia thành viên không thỏa hiệp, không đạt được đồng thuận thì thế giới sẽ có những bi kịch gì?
Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Guterres nhấn mạnh, các cuộc thảo luận về Hiệp ước Tương lai đã đến giai đoạn quyết định và việc không đạt được đồng thuận giữa 193 quốc gia thành viên "sẽ là một bi kịch".
Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức khi thẩm định giá doanh nghiệp là gì?
Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức khi thẩm định giá doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc thực hiện được quy định như thế nào?
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank - Mã: LPB) vừa công bố thông tin bổ sung nội dung họp đại hội đồng cổ đông bất thường, dự kiến diễn ra vào ngày 22/9 tới. HĐQT LPBank trình đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua tối đa 5% vốn điều lệ của FPT tại thời điểm triển khai, tính theo thị giá hiện hành tương đương khoảng gần 10.000 tỷ đồng.
Triệt phá chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán người xuyên quốc gia tại Lào Cai
Ngày 18/9/2024, Công an tỉnh Lào Cai đã đấu tranh, triệt phá thành công chuyên án, bắt giữ 4 đối tượng có hành vi án mua bán người xuyên quốc gia.
Công bố các quyết định bổ nhiệm, chuẩn y nhân sự mới tại 3 tỉnh
Theo đó, công bố các quyết định bổ nhiệm, chuẩn y nhân sự tại 3 tỉnh Hưng Yên, An Giang, Nghệ An...
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9