Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hàng hoá nước ngoài không tem nhãn phụ Tiếng Việt bày bán tại hệ thống cửa hàng mẹ và bé Ếch Cốm tại Hà Nội

Phóng viên Thương hiệu và Công luận ghi nhận tại hệ thống cửa hàng mẹ và bé Ếch Cốm tại Hà Nội, nhận thấy tại đây bày bán các loại hàng hoá thuộc danh mục cho mẹ bầu, sau sinh và em bé của Việt Nam và nước ngoài. Tuy nhiên có những sản phẩm hàng nhập khẩu nước ngoài không có tem nhãn phụ Tiếng Việt.

Bán sản phẩm nhập khẩu không tem nhãn phụ Tiếng Việt

Theo tìm hiểu, thương hiệu đồ sơ sinh Ếch Cốm ra đời năm 2016. Quảng cáo trên trang facebook của mình, hệ thống cửa hàng mẹ và bé Ếch Cốm có tới 16 cơ sở trên cả nước như Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương, TP.HCM. Trong đó, tại Hà Nội có tới 12 cơ sở.

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện tại, cửa hàng mẹ và bé Ếch Cốm đang bày bán các loại hàng hoá, sản phẩm thuộc các danh mục các loại  máy móc phục vụ mẹ bầu và em bé, đồ sơ sinh, sữa và thực phẩm, đồ dùng ăn uống, xe – đai – địu, giường – nôi – cũi – tủ, giặt xả và tắm gội, bĩm tã và đồ vệ sinh cá nhân, vitamin và mỹ phẩm cho bé, thời trang, đồ phụ kiện cho bé, đồ sơ sinh… đúng quy định về tem nhãn, nguồn gốc.

Thế nhưng bên cạnh đó, có những sản phẩm trong những danh mục trên là hàng nhập khẩu lại không hề có tem nhãn phụ Tiếng Việt theo quy định. Các sản phẩm có nhãn gốc tiếng nước ngoài như: Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản, Thái Lan… và đề “trắng” thông tin Tiếng Việt dù được bày bán tại cửa hàng. Điều này khiến người tiêu dùng không tiếp cận được thông tin về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của sản phẩm, cách sử dụng, bảo quản… của những sản phẩm đang được bày bán tại hệ thống cửa hàng mẹ và bé Ếch Cốm.

Cụ thể, ngày 27/2/2023, phóng viên đã “mục sở thị” tại cửa hàng Ếch Cốm số 322 Hồ Tùng Mậu, Nam Từ Liêm, Hà Nội và ghi nhận những mặt hàng nhập khẩu nước ngoài không có tem nhãn phụ Tiếng Việt được bày bán công khai, như bình sữa, vitamin cho bé, mẹ bầu, đồ ăn dặm, sữa tắm, nước rửa bình sữa, kem bôi da…

Sản phẩm ăn dặm cho bé, nhưng toàn chữ Hàn Quốc, không có thông tin Tiếng Việt, khách hàng không thể biết đây là loại nào, cách sử dụng cho bé ra sao
Sản phẩm ăn dặm cho bé, nhưng toàn chữ Hàn Quốc, không có thông tin Tiếng Việt, khách hàng không thể biết đây là loại nào, cách sử dụng cho bé ra sao.
Nhìn sản phẩm, khách hàng chỉ đoán được là lọ gia vị ăn dặm cho bé, còn không có thông tin nào để biết sản phẩm là gì, dùng như thế nào...
Nhìn sản phẩm, khách hàng chỉ đoán được là lọ gia vị ăn dặm cho bé, còn không có thông tin nào để biết sản phẩm là gì, dùng như thế nào....
Nếu chỉ cầm sản phẩm trên tay thì không thể biết được đây là sản phẩm gì vì toàn chữ nước ngoài
Nếu chỉ cầm sản phẩm trên tay thì không thể biết được đây là sản phẩm gì vì toàn chữ nước ngoài.
Sản phẩm này cũng chỉ toàn chữ tiếng nước ngoài,
Sản phẩm này cũng chỉ toàn chữ tiếng nước ngoài, "trắng" thông tin Tiếng Việt theo quy định.
Theo nhân viên tư vấn, đây là vitamin D3 cho bé có xuất xứ từ Đức. Chai không có bao bì, nếu mua sẽ cuốn giấy chốc sốc cho khách hàng. Và cũng không tìm thấy thông tin Tiếng Việt ở đâu
Theo nhân viên tư vấn, đây là vitamin D3 cho bé có xuất xứ từ Đức. Chai không có bao bì, nếu mua sẽ cuốn giấy chốc sốc cho khách hàng. Và cũng không tìm thấy thông tin Tiếng Việt ở đâu.
Bình sữa cho bé, nhưng lại
Bình sữa cho bé, nhưng lại "trắng" thông tin" về xuất xứ, cách sử dụng, thành phần chất liệu, cách bảo quản....

Khi hỏi về núm ti cho bé hiệu Pigeon, theo nhân viên tư vấn có 2 loại, 1 loại gồm 2 chiếc giá 170.000 đồng và 1 loại gồm 1 chiếc giá 109.000 đồng, phóng viên hỏi về sự khác nhau này và nhân viên tại đây cho biết: “Hàng 109.000 đồng là hàng nội địa, hàng xách tay, còn loại kia là hàng nhập khẩu công ty”.

Tiếp đó, phóng viên “mục sở thị” tại cửa hàng Ếch Cốm số 59 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội, và cũng nhận thấy tình trạng tương tự. Các mặt hàng như bỉm, sữa, đồ ăn dặm, bình sữa, sữa tắm…cho bé 100% chữ nước ngoài mà không có bất cứ thông tin Tiếng Việt.

Nhân viên cho biết đây là gạo ăn dặm, khách hàng tìm mỏi mắt cũng không thấy tem nhãn Tiếng Việt đâu
Nhân viên cho biết đây là gạo ăn dặm, khách hàng tìm cũng không thấy tem nhãn Tiếng Việt.
Sản phẩm toàn chữ tiếng Nhật, không có thông tin về tem nhãn Tiếng Việt
Sản phẩm toàn chữ tiếng Nhật, không có thông tin về tem nhãn Tiếng Việt.
Bỉm Moony cũng không có tem nhãn Tiếng Việt
Bỉm Moony cũng không có tem nhãn Tiếng Việt.
Sản phẩm sữa cho bé, toàn chữ tiếng Nhật...
Sản phẩm sữa cho bé, toàn chữ tiếng Nhật....
Không thể tìm thấy thông tin tem nhãn Tiếng Việt trên sản phẩm, dù đang bày bán tại thị trường Việt Nam, cho người Việt Nam sử dụng...
Không thể tìm thấy thông tin tem nhãn Tiếng Việt trên sản phẩm, dù đang bày bán tại thị trường Việt Nam, cho người Việt Nam sử dụng....

Pháp luật quy định hàng nhập khẩu bắt buộc có tem nhãn phụ

Nhãn hiệu hàng hóa là một trong những dấu hiệu giúp người tiêu dùng có thể nhận biết được nguồn gốc xuất xứ và loại sản phẩm được bày bán, lưu hành trên thị trường. Do vậy, pháp luật cũng đã đưa ra những quy định rõ ràng về cách thức gắn nhãn mác sản phẩm đối với từng đối tượng cụ thể tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP.

Nhãn hàng hóa bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là Tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang Tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Quy định của pháp luật về việc ghi, sử dụng nhãn phụ: Ngôn ngữ bắt buộc của nhãn phụ là Tiếng Việt; các trường hợp bắt buộc phải có nhãn phụ là hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam: Trong đó bao gồm các hàng hóa mà nhãn gốc chưa thể hiện đủ nội dung bắt buộc; hàng hóa có nhãn gốc sử dụng ngôn ngữ là tiếng nước ngoài.

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Cùng với đó, tại Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP  quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung về tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.

Theo đó, trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì các nội dung: Tên hàng hóa; Tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Xuất xứ hàng hóa... phải được ghi trên nhãn. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo và trên nhãn hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa, những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn phải được ghi bằng Tiếng Việt (trừ một số quy định khác). Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng Tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, đối với sản phẩm là hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài khi lưu hành tại thị trường Việt Nam bắt buộc phải có tem nhãn phụ hay tem nhãn bằng Tiếng Việt.

Luật pháp hiện hành đã rất cụ thể, thế nhưng hệ thống cửa hàng mẹ và bé Ếch Cốm chuyên bán sản phẩm cho mẹ bầu và em bé, là những đối tượng rất nhạy cảm về sức khoẻ, tâm lý, cần được bảo vệ trên hết bởi những sản phẩm đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo về chất lượng, phải được cơ quan chức năng thông quan và kiểm soát trước khi bày bán ra thị trường…lại đang “lợi dụng” sự sơ hở của pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước để bày bán các sản phẩm hàng hoá “vi phạm luật” một cách công khai, thách thức các quy định.

Trước thực trạng về thiếu tem nhãn phụ Tiếng Việt số lượng lớn và hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ tại hệ thống cửa hàng mẹ và bé Ếch Cốm, đề nghị Cục Quản lý thị trường Hà Nội và các cơ quan ban ngành chức năng liên quan… kiểm tra xác minh, xử lý sai phạm để bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng, đối tượng chính mà cửa hàng Ếch Cốm hướng tới là mẹ bầu và em bé.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn

Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.

Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...

Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.

Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam

Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...

Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.