Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều cửa hàng “siêu thị đồng giá” tại TP. Hồ Chí Minh bán hàng không có tem nhãn phụ theo quy định

Hàng nghìn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài, không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt đang được bày bán công khai tại nhiều cửa hàng “Siêu thị đồng giá” trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

“không nên mua vì không biết chất lượng thế nào?”

Theo ghi nhận thực tế của phóng viên Thương hiệu và Công luận tại cửa hàng “Đồng giá 18k – chuỗi siêu thị thương hiệu 6 + 9” địa chỉ số 321 – 323 – 325 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 24, quận Bình Thạnh (TP. Hồ Chí Minh) đang bày bán hàng nghìn sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã cũng như kích thước hàng hóa từ: dầu gội đầu, mỹ phẩm, chăm sóc da, đồ gia dụng, văn phòng phẩm, đồ dùng thiết yếu hàng ngày cho đến đồ dùng của trẻ em... nhưng đều không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, "mập mờ" về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.

cửa hàng “Đồng giá 18k – chuỗi siêu thị thương hiệu 6 + 9” tại số 321 – 323 – 325 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 24, quận Bình Thạnh
Cửa hàng “Đồng giá 18k – chuỗi siêu thị thương hiệu 6 + 9” tại số 321 – 323 – 325 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 24, quận Bình Thạnh (Ảnh: Hoàng Bách)

Quan sát bằng mắt thường dễ dàng nhận thấy hầu hết các mặt hàng ở đây “chi chít” những dòng chữ bằng tiếng nước ngoài (chữ Trung Quốc - PV)... nên việc xác định nguồn gốc, xuất xứ, đơn vị nhập khẩu, chịu trách nhiệm cũng như các thông tin về sản phẩm: hướng dẫn sử dụng, thành phần, công dụng bằng tiếng Việt,… đều không có.

Mỗi đơn vị sản phẩm được bán tại đây có giá 18.000 đồng
Mỗi đơn vị sản phẩm được bán tại đây có giá 18.000 đồng (Ảnh: Hoàng Bách)

Người tiêu dùng muốn tìm hiểu thông tin về sản phẩm hay cách sử dụng đều phải hỏi nhân viên tại cửa hàng mới có thể nắm rõ. Điều này gây khó khăn và bất tiện cho người tiêu dùng khi có nhu cầu mua hàng sử dụng.

Từ đồ dùng học tập…. (Ảnh: Hoàng Bách)
Từ đồ dùng học tập…. (Ảnh: Hoàng Bách)

Trong vai khách hàng, đang có nhu cầu tìm mua một vài vật sản phẩm đồ chơi trẻ em, phóng viên có thắc mắc với nhân viên tại cửa hàng về nguồn gốc của những sản phẩm này thì nhận được câu trả lời: “Những sản phẩm tại cửa hàng đều có giá 18.000 đồng, bên em là công ty Trung Quốc nên những sản phẩm ở đây đều là hàng Trung Quốc, không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt”.

Khi phóng viên hỏi tiếp về một sản phẩm bóng đồ chơi (có dung dịch bên trong – PV) có đảm bảo an toàn và chất lượng không... thì nhân viên này chia sẻ, “theo em thì anh không nên mua cái này, vì không biết ở bên trong nó là dung dịch gì, không biết chất lượng ra làm sao, chơi sợ sẽ nguy hiểm đến trẻ. Còn những sản phẩm khác thì anh có thể mua bình thường”.

… Đến đồ chơi trẻ em (Ảnh: Hoàng Bách)
… Đến đồ chơi trẻ em (Ảnh: Hoàng Bách)

Còn tại cửa hàng “Sociu Mart đồng giá 18k” địa chỉ số 650 – 652 Trường Chinh, phường 15, quận Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh) cũng đang bày bán hàng nghìn sản phẩm như: Đồ dùng gia đình, thời trang… với mức giá từ 18.000 đồng đến hàng trăm nghìn đồng.

Khi phóng viên đặt vấn đề về việc muốn mua nồi cơm điện, máy xay sinh tố số lượng lớn và cần xuất hóa đơn đỏ, nhân viên của Sociu Mart trả lời thẳng thừng: “Dạ không anh ơi, bên em không xuất hóa đơn đỏ đó giờ”.

cửa hàng “Sociu Mart đồng giá 18k” địa chỉ số 650 – 652 Trường Chinh, phường 15, quận Tân Bình
Cửa hàng “Sociu Mart đồng giá 18k” địa chỉ số 650 – 652 Trường Chinh, phường 15, quận Tân Bình (Ảnh: Sônh Trường)

Khi được hỏi về giá và xuất xứ của sản phẩm nồi cơm điện mang thương hiệu SHAHP, nhân viên của đơn vị trên trả lời: “Hàng này là hàng của Hàn Quốc, giá là 489 ngàn đồng. Nồi này nấu khoảng 1 lít 8, đúng tiêu chuẩn của người Việt Nam mình”.

Theo quan sát của phóng viên, các sản phẩm nồi cơm điện mang thương hiệu SHAHP, nước xả vải thương hiệu Comfort, Ariel…  đều hiển thị ngôn ngữ nước ngoài (Hàn Quốc, Thái Lan - PV)… tuy nhiên, tất cả các sản phẩm trên đều không có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo đúng quy định.

Pháp luật quy định rõ ràng

Trong điều kiện kinh tế mở cửa như hiện nay, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ từ nước ngoài đã trở nên phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể lưu hành, bày bán trên trị trường những hàng hóa “nhập khẩu” này phải đảm bảo yêu cầu về Nhãn hàng hóa quy định hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

Tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc".

Đa số các mặt hàng ở đây đều là tiếng Trung Quốc, không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt (Ảnh: Hoàng Bách)
Đa số các mặt hàng ở đây đều là tiếng Trung Quốc, không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt (Ảnh: Hoàng Bách)

Đồng thời, khoản 4 Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP cũng quy định về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa: “Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này".

Cùng với đó, tại Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung về tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.

Theo đó, trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì các nội dung: Tên hàng hóa; Tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Xuất xứ hàng hóa... phải được ghi trên nhãn. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo và trên nhãn hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Sản phẩm đồ dùng gia đình đều không có thông tin tiếng Việt để người mua nắm rõ được hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ đến từ đâu... (
Sản phẩm đồ dùng gia đình đều không có thông tin tiếng Việt để người mua nắm rõ được hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ đến từ đâu... (Sông Trường)

Cũng theo quy định của pháp luật, trường hợp các cá nhân, tổ chức buôn bán hàng hóa là hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam là vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 126/2021/NĐ-CP.

Tùy vào giá trị hàng hóa vi phạm, mức tiền xử phạt được quy định tại khoản 2 Điều này (mức phạt áp dụng đối với tổ chức; cá nhân có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền được giảm đi một nửa).

Cụ thể, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng; Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;

Nhiều sản phẩm chăm sóc sắc đẹp “mập mờ” về nguồn gốc, xuất xứ cũng được bày bán tại đây (Ảnh: Hoàng Bách)
Nhiều sản phẩm chăm sóc sắc đẹp “mập mờ” về nguồn gốc, xuất xứ cũng được bày bán tại đây (Ảnh: Hoàng Bách)

Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định này trong trường hợp hàng hóa vi phạm là: lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Đồng thời, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa; buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định pháp luật.

Thực tế thời gian qua, lực lượng chức năng, đặc biệt là Quản lý thị trường đã kiểm tra, phát hiện nhiều vụ vận chuyển, bán hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có tem và nhãn phụ theo quy định. Các hàng hóa vi phạm này, ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị tịch thu tang vật và xử lý theo quy định.

Cùng với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, để mua được những sản phẩm đúng chất lượng, người tiêu dùng cần chủ động lựa chọn mua hàng ở các điểm kinh doanh, sàn thương mại uy tín; khi mua cần có sự tham khảo, khuyến cáo của người thực sự có chuyên môn; mua hàng có hóa đơn, chứng từ, nhãn mác rõ nguồn gốc nơi nhập khẩu, sản xuất. Khách hàng kiên quyết tẩy chay với các hàng hóa thiếu các thông tin, xuất xứ theo quy định; chủ động tìm hiểu về sản phẩm trên các trang thông tin của ngành chuyên môn để bảo đảm sản phẩm đã được cấp phép hoặc sản phẩm không thuộc diện bị thu hồi do phát hiện các lỗi sau khi đưa ra thị trường.

Hoàng Bách - Sông Trường

Bài liên quan

Tin mới

Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy
Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên đã xử lý một hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy theo quy định pháp luật.

Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương
Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương

Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hải Dương phát hiện 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương chưa bảo đảm các điều kiện hoạt động theo quy định về bảo vệ môi trường. UBND TP. Hải Dương yêu cầu các hộ này tạm dừng hoạt động để khắc phục.

Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3

Vừa qua, Đoàn công tác BHXH Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn đã đến thăm, tặng quà người dân và làm việc với BHXH tỉnh Lạng Sơn về công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.

Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam

Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.

Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu
Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu

Ngày 21/9, tại Cụm công nghiệp Nhơn Tân 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén Nhơn Tân và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu. Với tổng vốn đầu tư gần 687 tỷ đồng, 2 nhà máy trên sẽ sản xuất khoảng 600.000 sản phẩm/năm; trong đó có 300.000 tấn viên nén và 300.000 tấn dăm xuất khẩu…

Quảng Ninh nỗ lực khôi phục, tái thiết kinh tế sau thảm hoạ bão Yagi
Quảng Ninh nỗ lực khôi phục, tái thiết kinh tế sau thảm hoạ bão Yagi

Ngày 21/9, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3.