Cửa hàng MLD “Siêu thị đồng giá 19k” kinh doanh hàng hóa không có nhãn phụ theo quy định
Hàng nghìn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài, không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt đang được bày bán công khai tại cửa hàng MLD “Siêu thị đồng giá 19k” trên đường Đỗ Xuân Hợp, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Cơ sở kinh doanh hàng hoá không có nhãn phụ theo quy định
Cụ thể, theo ghi nhận thực tế của phóng viên Thương hiệu và Công luận vào các ngày 15- 16/7 vừa qua, tại cửa hàng MLD “Siêu thị đồng giá 19k” tại số 255 đường Đỗ Xuân Hợp, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, nhận thấy tại đây đang bày bán hàng nghìn sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã cũng như kích thước hàng hóa từ: dầu gội đầu, mỹ phẩm, chăm sóc da, đồ gia dụng, văn phòng phẩm, đồ dùng thiết yếu hàng ngày…cho đến đồ dùng của trẻ em... nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, mập mờ về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.
Quan sát bằng mắt thường dễ dàng nhận thấy hầu hết các mặt hàng ở đây “chi chít” những dòng chữ bằng tiếng nước ngoài (chữ Trung Quốc - PV)... nên việc xác định nguồn gốc, xuất xứ, đơn vị nhập khẩu, chịu trách nhiệm cũng như các thông tin về sản phẩm: hướng dẫn sử dụng, thành phần, công dụng bằng tiếng tiếng Việt,… đều không có.
Người tiêu dùng muốn tìm hiểu thông tin về sản phẩm hay cách sử dụng đều phải hỏi nhân viên tại cửa hàng mới có thể nắm rõ. Điều này gây khó khăn và bất tiện cho người tiêu dùng khi có nhu cầu mua hàng sử dụng.
Trong vai khách hàng, đang có nhu cầu tìm mua một vài vật dụng cho gia đình, phóng viên có thắc mắc với nhân viên tại cửa hàng về nguồn gốc của những sản phẩm này thì nhận được câu trả lời: “Ông chủ của em là người Trung Quốc nên tất cả đều là hàng Trung Quốc nội địa, sản phẩm nào cũng đều 1 giá duy nhất 19k, không có tem nhãn bằng Tiếng Việt”. Khi phóng viên hỏi tiếp những sản phẩm này có đảm bảo an toàn và chất lượng không ... thì nhân viên này ngập ngừng không trả lời.
Thấy khách đông nên chị Đ.T.H cũng ghé vào cửa hàng MLD “Siêu thị đồng giá 19k” để xem thử và cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi vào mua hàng, ở đây có nhiều mặt hàng, đủ mẫu mã, chủng loại khác nhau mà mỗi sản phẩm chỉ 19.000 đồng, còn chất lượng như thế nào thì không biết” chị Đ.T.H chia sẻ.
Pháp luật quy định những gì?
Trong điều kiện kinh tế mở cửa như hiện nay, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ từ nước ngoài đã trở nên phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên để có thể lưu hành, bày bán trên trị trường những hàng hóa “nhập khẩu” này phải đảm bảo yêu cầu về Nhãn hàng hóa quy định hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
Tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc".
Đồng thời, khoản 4 Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP cũng quy định về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa: “Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này".
Cùng với đó, tại Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung về tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.
Theo đó, trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì các nội dung: Tên hàng hóa; Tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Xuất xứ hàng hóa... phải được ghi trên nhãn. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo và trên nhãn hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Cũng theo quy định của pháp luật, trường hợp các cá nhân, tổ chức buôn bán hàng hóa là hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam là vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 126/2021/NĐ-CP.
Tùy vào giá trị hàng hóa vi phạm, mức tiền xử phạt được quy định tại khoản 2 Điều này (mức phạt áp dụng đối với tổ chức; cá nhân có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền được giảm đi một nửa).
Cụ thể, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng; Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định này trong trường hợp hàng hóa vi phạm là: lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng.
Đồng thời, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa; buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định pháp luật.
Một số hình ảnh ghi nhận thực tế:
Hoàng Bách
Tin mới
Ấn Độ xử lý đại gia công nghệ vi phạm luật cạnh tranh như thế nào?
Reuters đưa tin Samsung, Xiaomi và các công ty sản xuất điện thoại thông minh khác đã vi phạm luật cạnh tranh khi bắt tay với Amazon và Flipkart để tung ra mắt các sản phẩm độc quyền trên các sàn thương mại điện tử tại Ấn Độ.
Đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp xây dựng lại nhà chung cư và nhà ở xã hội chỉ cho thuê
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị bổ sung đối tượng doanh nghiệp “đầu tư, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư” được áp dụng thuế suất 10% và đối tượng doanh nghiệp “đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (NOXH) chỉ để cho thuê” được áp dụng thuế suất 6% thuế TNDN vào Dự thảo Luật để cụ thể hóa chính sách ưu đãi thuế suất đối với các đối tượng này.
Tổng thống Iran Pezeshkian: “Chúng tôi không tìm kiếm vũ khí hạt nhân"
Hãng tin Reuters dẫn lời Tổng thống Masoud Pezeshkian khẳng định, chính phủ Iran không chuyển bất kỳ vũ khí nào cho Nga kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng Tám.
Chuyện xây dựng thương hiệu Công ty cổ phần Xây dựng 676
Trước đó, Thương hiệu và Công luận đăng tải bài viết “Thương hiệu Công ty Xây dựng 676 và những dự án đầu tư”, liên quan đến hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Xây dựng 676. Trong đó vấn đề đầu tư xây dựng các dự án, giải ngân vốn, chất lượng sản phẩm… được người tiêu dùng, bạn đọc quan tâm.
Bầu cử Mỹ 2024 - Những tác động và kiến nghị chính sách cho Việt Nam
Việc dự báo các tác động của bầu cử Mỹ tới Việt Nam là cần thiết, giúp hiểu rõ hơn về đất nước và con người Mỹ trong giai đoạn hiện nay, từ đó có những đề xuất về cách tiếp cận lâu dài phát triển quan hệ Việt-Mỹ.
Hà Nội: 55/68 lô đất trúng đấu giá tại Thanh Oai bị bỏ cọc
Đã hết thời hạn nhưng chỉ có 13 lô đất trong phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội ngày hoàn thành nghĩa vụ tài chính. 55 lô đất còn lại được hiểu là đã bỏ cọc.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ