Nhà ở công nhân khu công nghiệp cần một lối đi riêng
Là một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, Nghị định số 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý Khu công nghiệp và khu kinh tế sẽ "khai mở" lối riêng cho nhà ở công nhân.
Nhu cầu lớn nhưng nhiều rào cản
Được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế (có hiệu lực 10/07/2018) cho phép quy hoạch và phát triển khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ đã mở ra một hướng đi để giải quyết cho vấn đề thu hút lao động và giải quyết nhu cầu lao động tại các khu công nghiệp.
Đặc biệt là khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp, việc quy hoạch, xây dựng, phát triển và đảm bảo nơi ở cho người lao động tại các KCN sẽ giúp thu hút được nhiều nhà đầu tư, nâng cao tỷ lệ lấp đầy tại các KCN.
Hay mới đây, Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được đưa ra, ngay lập tức thị trường bất động sản cũng nhận được cú huých lớn từ chính sách này trong đó những khó khăn trong công tác phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân các khu đô thị cũng được kỳ vọng sẽ sớm giải quyết.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc phát triển thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và quy hoạch đồng bộ khu công nghiệp - đô thị -dịch vụ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Theo các chuyên gia, vấn đề nhà ở, phúc lợi xã hội và đời sống công nhân trong các KCN chưa được cải thiện rõ rệt; quy hoạch phát triển nguồn nhân lực gắn với ngành nghề thu hút đầu tư trong các KCN còn thiếu, việc huy động vốn đầu tư xây dựng hạ tầng KCN còn khó khăn...
Chia sẻ tại Hội thảo góp ý sửa đổi Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, ông Phạm Hồng Điệp - TGĐ KCN Nam Cầu Kiền cho biết, cần bổ sung chính sách, quy định nhằm giải quyết các vấn đề cộng đồng khi triển khai các dự án KCN tại địa phương như nhà ở xã hội, tuyển dụng lao động, ưu tiên liên kết và sử dụng các dịch vụ tại chỗ.
Thực tế, các khu công nghiệp thu hút nhiều ngành nghề khác nhau, điều này cũng kéo theo hàng loạt các vấn đề cần phải giải quyết như tuyển dụng lao động, hỗ trợ đào tạo nghề, ổn định chỗ ở cho người lao động… để các doanh nghiệp yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện tại nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân lao động đặc biệt là các lao động nhập cư là rất lớn. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều những khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách trong trình tự, thủ tục cho thuê nhà ở xã hội, lựa chọn chủ đầu, nguồn vốn đầu tư.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hiện nay đều mong muốn tham gia việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân bởi ngoài trách nhiệm kinh doanh, đó còn là trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.
Thế nhưng, để thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển loại hình này, cần giải quyết các vấn đề về thời gian, thủ tục, nguồn vốn cũng như hoạt động phân phối. Bởi trên thực tế, khi phát triển nhà ở xã hội, doanh nghiệp không chủ động được về dòng tiền, đối tượng mua nhà ở xã hội, giá bán, đều do nhà nước quyết định. Chính vì thế, các thủ tục, quy trình cần được xử lý nhanh gọn hơn giúp doanh nghiệp tiếp cận đất đai một cách dễ dàng.
Lối đi riêng cho nhà ở công nhân
Mới đây, Nghị định 35/2022/NĐ-CP ra đời thay thế Nghị định 82 có thể coi là Nghị định điều chỉnh lần thứ tư về vấn đề nhà ở công nhân trong KCN.
Tại Diễn đàn "Triển khai Nghị định 35/2022/NĐ-CP quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Luật sư Trần Đại Nghĩa, CEO Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư FII Việt Nam đã chỉ ra những điểm mới của Nghị định 35 so với Nghị định 82 như: Sửa đổi bổ sung quy định về quy hoạch; sửa đổi bổ sung các quy định về chính sách; bổ sung các vấn đề về nhà ở và các công trình dịch vụ, tiện ích cho người lao động; hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa; hoàn thiện cơ chế chính sách về khu công nghiệp sinh thái;...
LS Trần Đại Nghĩa chia sẻ, về vấn đề nhà ở và các công trình dịch vụ, tiện ích cho người lao động trong khu công nghiệp. Tại khoản 4, Điều 4, Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định các KCN phải dành quỹ đất tối thiểu bằng 2% tổng diện tích để xây nhà ở cho công nhân.
Đồng quan điểm, PGS.TS. Lưu Đức Hải, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đô thị và Phát triển Hạ tầng cũng nhận định, cách đây 30 năm, trong khu công nghiệp không có nhà ở, chỉ tập trung thu hút đầu tư, nâng tỷ lệ lấp đầy. Tuy nhiên khi khu công nghiệp đi vào hoạt động thì phát sinh ra nhu cầu ở, sinh hoạt và tái sản xuất sức lao động của công nhân và Nghị định 35 đã giải quyết được vấn đề này.
"Không chỉ là xây nhà cho công nhân, Nghị định còn quy định rõ việc xây dựng nhà ở phải đi kèm các tiện ích, dịch vụ công trình giáo dục, y tế, văn hóa cho người lao động. Đây là điều rất đúng đắn bởi người công nhân không chỉ cần nhà ở mà còn cần các tiện ích trường học, bệnh viện…", ông Hải Phân tích.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng các vướng mắc căn cơ của nhà ở công nhân vẫn nằm ở Luật Nhà ở.
Trả lời cử tri mới đây, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết để đảm bảo đồng bộ quy định pháp luật, một số nội dung vướng mắc trong phát triển nhà công nhân phải tiếp tục được sửa đổi tại Luật Nhà ở và các pháp luật có liên quan, do vậy Bộ Xây dựng cũng đã nghiên cứu hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Chính phủ về việc sửa đổi Luật Nhà ở 2014.
Theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội thì Luật Nhà ở sửa đổi dự kiến được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6 năm 2023 (văn bản số 906/TB-TTKQH ngày 21/04/2022 của Tổng thư ký Quốc hội).
H.T (t/h)
Tin mới
Hà Nội: Phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường trục Tả Thanh Oai, tỷ lệ 1/500
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 4897/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường trục Tả Thanh Oai, tỷ lệ 1/500.
Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc ủng hộ 2,5 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào thiệt hại sau bão, lũ
Sáng 20/9, tại trụ sở Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk, Đoàn công tác huyện Krông Pắc đã trao số tiền 2,5 tỷ đồng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện, ủng hộ, giúp đỡ đồng bào các tỉnh phía bắc khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3 (Bão Yagi)...
7 thương nhân đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2024
Sáng 20/9, Bộ Công Thương tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá năm 2024.
Cảnh sát giao thông, trật tự Công an thành phố Hạ Long sát cánh cùng nhân dân trong cơn bão Yagi
Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương bị thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở vật chất, tài sản của nhân dân, để đảm bảo trật tự ATGT trước, trong và sau bão, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự Công an thành phố Hạ Long (Đội CSGT-TT CATPHL) đã tăng cường tối đa lực lượng, sát cánh cùng nhân dân trước, trong và sau khi bão Yagi đổ bộ .
Gia Lai: Một Đội QLTT xử phạt 432 triệu đồng do vi phạm về thương mại điện tử
Theo tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Gia Lai, từ đầu năm 2024 đến nay, các đơn vi trực thuộc Cục đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động thương mại điện tử (TMĐT). Kết quả, chỉ riêng Đội QLTT số 2, trong 9 tháng qua đã xử phạt 432.000.000 đồng do vi phạm về TMĐT…
Samsung công bố Galaxy Tab S10 vào ngày 26/9
Galaxy Tab S10 là mẫu máy tính bảng tiếp theo sẽ được Samsung giới thiệu đến người dùng toàn cầu.
Câu chuyện thương hiệu
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ