Nhà đầu tư ngoại 'thâu tóm' dự án điện mặt trời, Bộ Công Thương nói gì?
Liên quan đến một số dự án điện mặt trời lúc đầu được giao cho các nhà đầu tư Việt Nam nhưng sau được chuyển nhượng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Về vấn đề này Bộ Công Thương cho biết, việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư là hoạt động bình thường trong cơ chế thị trường và được quy định trong Luật Đầu tư.
Nhiều nhà đầu tư ngoại rót vốn vào các dự án điện mặt trời
Cụ thể, theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương): Tính đến hết ngày 11/5, đã có 92 dự án hoặc một phần dự án điện mặt trời (ĐMT) và 10 dự án hoặc một phần dự án điện gió với tổng công suất gần 6.000 MW đã vận hành thương mại.
Một số dự án điện gió, điện mặt trời đã được các nhà đầu tư Việt Nam chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án dưới hình thức liên doanh, chuyển nhượng cổ phần... cho các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Singapore, Ả rập Xê Út....
Ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo nhấn mạnh: “Bộ Công Thương thấy rằng việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư là hoạt động bình thường trong cơ chế thị trường và được quy định trong Luật Đầu tư. Quy định của pháp luật cho phép chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư thuộc ngành nghề có điều kiện”.
Theo quy định hiện nay, việc chuyển nhượng dự án, thay đổi cổ đông... do Sở, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thụ lý giải quyết tùy theo quy mô dự án.
Thông thường đối với các dự án điện than, điện khí đầu tư theo hình thức Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao (BOT) hay các dự án điện khí đang đề nghị đầu tư thường yêu cầu có bảo lãnh Chính phủ trong triển khai dự án.
Tuy nhiên, hiện nay các dự án điện mặt trời, điện gió triển khai đầu tư hoàn toàn không có bảo lãnh Chính phủ. Trong bối cảnh hiện nay, việc các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển nguồn điện mà không cần bảo lãnh Chính phủ là điểm tích cực trong thu hút đầu tư vào ngành điện.
Cũng theo ông Dũng, nhà đầu tư nước ngoài thường có kinh nghiệm và năng lực tốt hơn trong đầu tư, quản lý vận hành nhà máy. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong các dự án điện sẽ mang lại lợi ích tổng thể tốt hơn cho nhà đầu tư và xã hội.
Bộ Công Thương cũng dẫn Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời cũng hướng tới các mục tiêu đó. Nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia đầu tư điện mặt trời theo các quy định tại các Quyết định số 11, 13 và tuân thủ pháp luật về đầu tư, về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Trước đó, như Báo Hải quan đã thông tin, thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư ngoại thông qua việc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước thâu tóm, trở thành ông chủ thực sự của không ít dự án điện gió, điện mặt trời. Không ít chuyên gia cho rằng, điều này đặt ra lo ngại tiềm ẩn rủi ro về an ninh năng lượng của Việt Nam.
Theo ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh, cần coi những giao dịch chuyển nhượng quyền sở hữu này là những hoạt động thông thường trong cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, ông Sơn cũng nhấn mạnh, khác với các giao dịch dự án thông thường, một dự án nguồn năng lượng có một số đặc thù riêng biệt đòi hỏi phải có sự kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Cần làm rõ liệu một dự án được chuyển nhượng như vậy có tiềm ẩn rủi ro gì về an ninh năng lượng hay không.
PV
Tin mới
Công ty TNHH Rohto-Mentholatum (Việt Nam) đồng hành cùng người dân vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Giữ vững truyền thống tương thân tương ái, Công ty TNHH Rohto-Mentholatum (Việt Nam), có nhà máy đặt tại Khu công nghiệp Viet Nam Singapore (VSIP), đã đóng góp 25.000 sản phẩm (trị giá 1.095.000.000 VND) gửi người dân vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Bắc Kạn: Tổng quỹ cứu trợ thiên tai đạt hơn 68,12 tỷ đồng
Tính đến hết ngày 17/9/2024, thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Quỹ cứu trợ tỉnh Bắc Kạn đã nhận và tiếp nhận thông tin đăng ký ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (Yagi) được hơn 68,12 tỷ đồng, bao gồm tiền và hàng hóa...
Triển lãm mỹ thuật “Nét đẹp Đà Nẵng” năm 2024
“Nét đẹp Đà Nẵng” là chủ đề chương trình sáng tác và triển lãm tranh trực họa do Bảo tàng Mỹ thuật TP. Đà Nẵng tổ chức nhằm lưu lại vẻ đẹp của mảnh đất, con người và tôn vinh những thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đồng thời, góp phần quảng bá hình ảnh của thành phố đến khách thập phương trong và ngoài nước.
Sắp diễn ra sự kiện Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024
Sự kiện Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 (Techconnect and Innovation Vietnam 2024) sẽ diễn ra từ ngày 30/9 đến 1/10/2024 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, số 57 đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
DIC Corp chưa giải ngân 2 lô trái phiếu 1.600 tỷ đồng sau hơn nữa năm
Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) đã công bố thông tin định kỳ về tình hình sử dụng vốn trái phiếu với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Ông Bùi Thành Nhơn “trải lòng” nhân dịp sinh nhật lần thứ 32 của Tập đoàn Novaland
“Sự cảm thông, tin tưởng và sẻ chia của đại đa số khách hàng, của cộng đồng, của đối tác, quý cổ đông và sự sát sao chỉ đạo tháo gỡ khó khăn hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ là điều quý giá nhất giúp Novaland có đủ niềm tin vượt qua bão táp. Chúng tôi ghi ơn và nguyện không phụ lòng tin, sự sẻ chia này” – Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Novaland chia sẻ nhân dịp sinh nhật lần thứ 32 của Tập đoàn Novaland.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9