Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Làm rõ một số thông tin xung quanh các dự án điện mặt trời

Về việc một số dự án điện mặt trời lúc đầu được giao cho các nhà đầu tư Việt Nam nhưng sau này được chuyển nhượng cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, sở hữu, quản lý vận hành, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương đã trả lời báo chí.

Việc chuyển nhượng là hoạt động bình thường trong cơ chế thị trường

Cụ thể, tính đến hết ngày 11 tháng 5 năm 2020, đã có 92 dự án hoặc một phần dự án điện mặt trời (ĐMT) và 10 dự án hoặc một phần dự án điện gió với tổng công suất gần 6.000 MW đã vận hành thương mại. Một số dự án điện gió, điện mặt trời đã được các nhà đầu tư Việt Nam chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án dưới hình thức liên doanh, chuyển nhượng cổ phần... cho các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Singapore, Ả rập Xê Út...

Bộ Công Thương thấy rằng, việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư là hoạt động bình thường trong cơ chế thị trường và được quy định trong Luật Đầu tư. Quy định của pháp luật cho phép chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư thuộc ngành nghề có điều kiện. Theo quy định hiện nay, việc chuyển nhượng dự án, thay đổi cổ đông... do Sở/Bộ Kế hoạch và Đầu tư thụ lý giải quyết tùy theo quy mô dự án.

Thông thường, đối với các dự án điện than, điện khí đầu tư theo hình thức BOT, hay các dự án điện khí đang đề nghị đầu tư thường yêu cầu có bảo lãnh Chính phủ trong triển khai dự án. Tuy nhiên, hiện nay các dự án điện mặt trời, điện gió triển khai đầu tư hoàn toàn không có bảo lãnh Chính phủ. Trong bối cảnh hiện nay, việc các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển nguồn điện mà không cần bảo lãnh Chính phủ là điểm tích cực trong thu hút đầu tư vào ngành điện.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài thường có kinh nghiệm và năng lực tốt hơn trong đầu tư, quản lý vận hành nhà máy. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong các dự án điện sẽ mang lại lợi ích tổng thể tốt hơn cho nhà đầu tư và xã hội.

Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày11 tháng 4 năm 2017 và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6 tháng 4 năm 2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời cũng hướng tới các mục tiêu đó. Nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia đầu tư điện mặt trời theo các quy định tại các Quyết định số 11, 13 và tuân thủ pháp luật về đầu tư, về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Giá bán điện cố định của các dự án điện mặt trời hấp dẫn

Đối với nội dung liên quan đến giá bán điện cố định của các dự án điện mặt trời (FIT) của Việt Nam, có ý kiến cho rằng giá bán điện mặt trời của Việt Nam quá cao. Về nội dung này, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Bộ Công Thương trả lời như sau:

Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài chỉ đầu tư khi các dự án mang lại hiệu quả, lợi ích cho họ, vì vậy giá điện phải được thiết kế để đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư thì chúng ta mới hy vọng thu hút được đầu tư.

Giá bán điện cố định của các dự án điện mặt trời vừa qua nếu nói là hấp dẫn sẽ chuẩn xác hơn giá cao. Chúng ta đều biết giá dự án điện mặt trời trong thời gian 10 năm gần đây do tiến bộ của khoa học công nghệ đã giảm rất nhanh. Vào năm 2016, chúng ta bắt đầu xây dựng cơ chế giá FIT và đến 2017 giá FIT (9,35 USC/kWh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày11 tháng 4 năm 2017. Vào thời điểm đó, giá FIT 9,35 USC/kWh là hợp lý. Tuy nhiên, sau một năm, do những biến động của thị trường năng lượng điện mặt trời, giá FIT trở nên hấp dẫn hơn và đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư.

Do lường trước được xu thế phát triển của điện mặt trời nên Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017 cũng đã đưa ra thời hạn giá FIT chỉ có hiệu lực tới hết ngày 30 tháng 6 năm 2019. Sau thời gian này, giá FIT đã giảm từ 9,35 cent/kWh xuống chỉ còn 7,09 cent/kWh (đối với các dự án điện mặt trời mặt đất).

Việc các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các nhà đầu tư trong nước để tham gia các dự án đầu tư là tín hiệu tốt trong việc thu hút đầu tư đối với ngành điện. Các tập đoàn năng lượng lớn trên thế giới ít khi trực tiếp đi phát triển dự án để tránh, giảm các rủi ro, thời gian và chi phí ở giai đoạn phát triển dự án như đền bù giải phóng mặt bằng, xin phê duyệt của chính quyền, đối tác địa phương, trung ương. Các nhà đầu tư trong nước hiểu biết về luật pháp trong nước, cơ chế, chính sách, trình tự, thủ tục... tốt hơn nên thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Mặt khác, các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tốt về vốn, công nghệ, kinh nghiệm đầu tư, vận hành nhà máy... Kết hợp giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho dự án và cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài cũng thường tham gia vào dự án quy mô công suất lớn hoặc gom nhiều dự án quy mô công suất nhỏ. Điều này cũng giúp giảm chi phí vận hành chung cho nhà đầu tư nước ngoài.

Đề xuất áp dụng cơ chế đấu thầu cho phát triển nguồn năng lượng tái tạo

Trong giai đoạn trước đây, khi thị trường điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam còn mới mẻ, chi phí phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo cao hơn so với các nguồn điện truyền thống, để thúc đẩy phát triển thị trường điện năng lượng tái tạo, Việt Nam áp dụng cơ chế hỗ trợ giá điện cố định (FIT) là công cụ chính sách phổ biến được sử dụng bởi hầu hết các nước trên thế giới. Thực tế đã chứng minh cơ chế giá FIT là công cụ hữu hiệu thúc đẩy phát triển nhanh nguồn điện năng lượng tái tạo, đặc biệt đối với những thị trường mới như Việt Nam, nhờ có những ưu điểm sau: Giá ưu đãi với thời gian dài hạn (20 năm) tạo tính minh bạch trong đánh giá tính khả thi và huy động nguồn vốn cho dự án; Cam kết của chính phủ về ưu tiên huy động điện phát từ nguồn năng lượng tái tạo; rút ngắn thời gian đàm phán hợp đồng mua bán điện, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho nhà đầu tư.

Tại Việt Nam, thông qua chính sách FIT, hiện đã có khoảng gần 6.000 MW điện năng lượng tái tạo vào vận hành phát điện, đảm bảo cung cấp điện kịp thời cho nền kinh tế, giảm lượng điện chạy dầu giá cao và chuyển dịch năng lượng theo hướng phát triển bền vững, giảm phát thải khí nhà kính. Việc phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo cũng đã góp phần phát triển ngành công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị và dịch vụ về điện mặt trời; khai thác có hiệu quả các vùng đất khô cằn, hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp; thu hút được lượng vốn xã hội lớn đầu tư vào hạ tầng ngành điện.

Tuy nhiên, cơ chế FIT cũng có một số hạn chế như sau: Các dự án tập trung phát triển tại khu vực có tiềm năng tốt dẫn đến quá tải lưới điện tại một số khu vực, gia tăng cạnh tranh về đất đai; giá điện FIT khó có thể phản ánh sát và kịp thời sự thay đổi giá công nghệ của thị trường nên thường dẫn tới sự phát triển “nóng” ngoài mong muốn.

Trong giai đoạn tới, khi thị trường năng lượng tái tạo Việt nam phát triển, công nghệ năng lượng tái tạo đã có những tiến bộ vượt bậc, chi phí công nghệ giảm mạnh, năng lượng tái tạo có thể cạnh tranh với nguồn năng lượng truyền thống, cần chuyển sang cơ chế mới để khắc phục các hạn chế nêu trên. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất áp dụng cơ chế đấu thầu cho phát triển nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho cơ chế FIT.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

MTTQ các cấp tại Thanh Hóa đã tiếp nhận hơn 8,6 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
MTTQ các cấp tại Thanh Hóa đã tiếp nhận hơn 8,6 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Theo số liệu tổng hợp của Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa, tính đến 7h30’ ngày 16/9, MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận hơn 8,6 tỷ đồng ủng hộ của 196 tổ chức, 302 cá nhân.

Biển Đông sắp đón thêm một cơn bão giật cấp 9
Biển Đông sắp đón thêm một cơn bão giật cấp 9

Áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines) dự kiến ngày mai 17/9 di chuyển vào biển Đông, sẽ sớm mạnh lên thành cơn bão số 4

Tiền Giang: Châu Thành hướng đến huyện nông thôn mới nâng cao
Tiền Giang: Châu Thành hướng đến huyện nông thôn mới nâng cao

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã triển khai khá đồng bộ các giải pháp; phấn đấu năm 2024, huyện sẽ có thêm 2 xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Khảo sát vị trí xây dựng kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô, kho dự trữ LNG tại Khu Kinh tế Nghi Sơn
Khảo sát vị trí xây dựng kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô, kho dự trữ LNG tại Khu Kinh tế Nghi Sơn

Sáng 16/9, ông Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì đoàn công tác kiểm tra tiến độ thực hiện một số dự án tại Khu Kinh tế Nghi Sơn; đồng thời nghe báo cáo việc lựa chọn vị trí xây dựng kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô, kho dự trữ LNG.

Nhập siêu từ Trung Quốc 8 tháng đạt 54,22 tỷ USD
Nhập siêu từ Trung Quốc 8 tháng đạt 54,22 tỷ USD

Nhập siêu của nước ta từ thị trường Trung Quốc trong 8 tháng năm 2024 đã lên đến 54,2 tỷ USD, vượt gần 5 tỷ USD so với mức nhập siêu từ thị trường này trong cả năm ngoái.

Vingroup đăng ký thực hiện dự án hơn 35.000 tỷ đồng tại huyện Đông Anh
Vingroup đăng ký thực hiện dự án hơn 35.000 tỷ đồng tại huyện Đông Anh

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội vừa mở hồ sơ đăng ký lần 2 thực hiện Dự án Khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh.