Người tiêu dùng có nguy cơ bị đầu độc vì quần áo chứa formadehyte
Nhắm vào tâm lý nhiều người tiêu dùng có thu nhập ở mức trung bình hoặc thấp thường không cần quan tâm về xuất xứ, nguồn gốc mà chỉ chú ý đến kiểu dáng, màu sắc và mức giá, những sản phẩm hàng dệt may chất lượng thấp bị nghi có chứa hàm lượng formaldehyde cao vượt ngưỡng cho phép, đang được thẩm lậu vào Việt Nam bằng nhiều con đường.
Người tiêu dùng, do hám rẻ đã không lường đến nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Song, điều đáng nói là ngay cả các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm kiểm soát hàm lượng chất này trong sản phẩm dệt may cũng khó đưa ra cảnh báo?
Nguyên phụ liệu 100% Trung Quốc
Để giải đáp cho câu hỏi vì sao hàng may mặc giá nào cũng có, chúng tôi đã được chị Ngân Hà - chủ một cơ sở may tại chợ Tân Bình (TP HCM) đưa đi khảo sát giá ở các cửa hàng vải, nguyên phụ liệu may mặc đồng thời giải thích chi tiết các công đoạn may ra thành phẩm.
Cụ thể, hiện gia đình chị đang may loại quần nữ có chất liệu thun co giãn nhiều gọi là bố chéo. Giá vải mua vào là 45.000 đồng/m (giảm khoảng 7.000 đồng/m so với những tháng đầu năm 2015).
Một cơ sở gia công quần áo giá rẻ (Ảnh: M.P)
Bình quân một quần nữ may hết 0,8 m vải; tiền may gia công 10.000 đồng/quần; chi phí khác gồm phụ liệu như dây kéo, nút, công giặt ủi, xếp vô bao bì... khoảng 10.000 đồng/quần, giá thành từ 60.000 - 62.000 đồng/quần. Chị Hoa bán sỉ cho các cửa hàng ở chợ đầu mối lớn như An Đông (Q.5), Tân Bình (Q.Tân Bình)... với giá từ 68.000 - 70.000 đồng/quần. “Các chủ sạp chủ yếu đóng hàng sỉ về các tỉnh và mỗi cái họ cũng chỉ lời khoảng 3.000 - 5.000 đồng.
Tuy nhiên, hàng này nếu ra các cửa hàng ở những đường mặt tiền tại Q.1, Q.3... thì giá bán sẽ dao động ở mức 120.000 - 130.000 đồng/cái” - chị Ngân Hà nói.
Nhưng đó chưa phải là mức giá rẻ nhất. Cũng với loại vải như vậy, chúng tôi được giới thiệu loại quần với giá bán sỉ tại chợ Tân Bình chỉ có 55.000 - 60.000 đồng. Đây là nguồn hàng chính của những người bán chợ đêm, bán vỉa hè và ở các chợ vùng ven với giá bán lẻ 80.000 - 85.000 đồng.
Giải thích về sự chênh lệch giá này, chị Hoa tiết lộ, đó là thủ thuật “ăn cắp vải”. Nếu chị Ngân Hà cắt quần đúng size hết 0,8 m thì có những cơ sở cắt tiết kiệm với đáy ngắn, đường may nhỏ, size nhỏ... chỉ còn 0,7 m/quần. Nếu chị đưa phí gia công là 10.000 đồng thì có nhiều nơi chỉ nhận may 8.000 - 8.500 đồng/quần...
Tại chợ đêm Hạnh Thông Tây, chợ đêm Phạm Văn hai, quần áo người lớn, trẻ em được đổ đống trên với giá thành quảng cáo chỉ từ 20.000 - 40.000 đồng/bộ. Đa phần quần áo đó đều không có xuất xứ và nếu có chủ yếu là hàng “Made in China”, nhưng vẫn rất nhiều người xúm xít vào mua. Các bà mẹ trẻ đang nhanh chóng lựa cho con cái mình vài bộ quần áo dù chất liệu không thật tốt, nhưng giá quá… “bèo”.
Quần áo Trung Quốc nghi có chứa chất formadehyt tràn vào Việt Nam
Đáng lo ngại nhất vẫn là quần áo lót Trung Quốc được bán tràn lan tại vỉa hè, chợ, cửa hàng… Dư luận nhiều lần dấy lên mối nghi khi áo lót Trung Quốc có dị vật lạ, gây ngứa. Câu hỏi đặt ra là sản phẩm tiếp xúc với vùng nhạy cảm lại chứa chất gây ung thư, chất độc hại thì người dùng nó sẽ như thế nào? Chưa có cơ quan nào chính thức công bố về chất lượng các loại đồ lót dạng này, song chúng vẫn được bày bán nhan nhản ở khắp nơi..
Bộ Công Thương cảnh báo hàm lượng formaldehyde trong quần áo gây ung thư
Bộ Công Thương cho biết, theo các nghiên cứu khoa học, formaldehyde có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo, chỉ với hàm lượng thấp formaldehyde mà cơ thể con người tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khoẻ như có khả năng gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ung thư đường hô hấp như mũi, họng, phổi.
Nghiêm trọng hơn, formaldehyde là tác nhân gây ra sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể, phụ nữ có thai bị nhiễm có thể bị ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm cũng có tác tác động thâm nhập vào cơ thể con người, chúng có thể bị phân hủy trong hệ trao đổi chất của cơ thể và sản sinh ra chất aromatic amine. Đây đều là các tác nhân có thể gây nhiều loại ung thư cho con người.
Trước những nguy cơ bị lạm dụng bởi formadehyde, năm 2009, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 32/2009/TT-BCT quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyde với sản phẩm dệt may, nhằm kiểm soát việc sử dụng hóa chất có hại cho sức khỏe cũng như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, do thông tư 32 quá rộng, thủ tục kiểm tra phức tạp cộng với chi phí cao nên ngày 30.10.2015, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 37/2015/TT-BCT thay thế.
Theo thông tư 37 quy định thì mức giới hạn hàm lượng formaldehyde trong sản phẩm dệt may đưa ra thị trường, sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi tối đa đạt 30mg/kg; sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da 75mg/kg và sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da 300mg/kg. Tuy nhiên trái ngược với kỳ vọng sẽ xóa bỏ những bất cập cho doanh nghiệp (DN), quy định này thực tế đang dồn DN vào thế “bí” bởi thủ tục phức tạp, gây mất nhiều thời gian và chi phí hơn và chủ yếu nắm những DN “có tóc”, trong khi để lọt các sản phẩm dệt may không nguồn gốc xuất xứ trên thị trường.
Với mục tiêu tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và thực hiện quy định của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa phù hợp với xu thế phát triển của thế giới theo hướng chuyển phương thức quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, Bộ Công Thương đã xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyde và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may (được ban hành tại Thông tư số 21/2017/TT-BCT ngày 23 tháng 10 năm 2017) thay thế Thông tư 37/2015/TT-BCT.
Quy chuẩn kỹ thuật này đã đảm bảo thực thi các giải pháp về cải cách thể chế được nêu trong Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ trong các năm vừa qua, thể hiện qua những điểm sau: Đối với sản phẩm nhập khẩu, toàn bộ khâu kiểm tra chuyên ngành được chuyển hoàn toàn sang sau thông quan (hậu kiểm);
Doanh nghiệp được toàn quyền lựa chọn các phương thức đánh giá, công bố hợp quy sản phẩm khác nhau; Không phát sinh các thủ tục hành chính do các cơ quan quản lý nhà nước không trực tiếp tác động vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nhiệp.
Bộ Công Thương cũng đã ban hành Thông tư số 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Sau gần 02 tháng triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã nhận được một số phản hồi từ Hiệp hội Dệt may, doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị có liên quan v.v…
Theo kế hoạch, Bộ Công Thương đã tổ chức làm việc với Hiệp hội Dệt may, các cơ quan quản lý nhà nước, Viện Nghiên cứu chuyên ngành và các đơn vị có liên quan về việc thực hiện Thông tư 21. Tại cuộc họp này, các bên đã thống nhất sự cần thiết ban hành Thông tư 21 để kiểm soát hàm lượng formaldehyde và các amin thơm trong sản phẩm dệt may.
Hải Đăng
Tin mới
Hội nghị Trung ương 10: Tầm nhìn, quyết sách quan trọng cho Đại hội Đảng lần thứ XIV
Dư luận cán bộ, đảng viên, nhân dân đánh giá cao kết quả đạt được Hội nghị Trung ương 10 và cho rằng: Hội nghị đã định hướng, cách làm với tầm nhìn và quyết sách vô cùng quan trọng cho Đại hội XIV của Đảng.
Đà Nẵng:Tổ chức ngày hội tư vấn khởi nghiệp cho thanh niên
Chương trình nhằm đẩy mạnh công tác hỗ trợ khởi nghiệp cho đoàn viên, thanh niên, sinh viên trong lập thân, lập nghiệp, giúp nhau phát triển kinh tế. Đến dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi.
Hiệu quả sau 1 năm tỉnh Bắc Ninh xây dựng tỉnh an toàn giao thông
Nghị quyết 87 của BTV Tỉnh ủy, Kế hoạch số 71 của UBND tỉnh về xây dựng "Tỉnh an toàn giao thông" là một chủ trương đúng đắn, kịp thời, có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo đảm TTATGT nói riêng và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung, được các cấp, các ngành và nhân dân ghi nhận, đồng tình ủng hộ và đánh giá cao.
Phấn đấu, năm 2025 có 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 của Châu Á
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận: Phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong nhóm 100 ngân hàng lớn mạnh nhất trong khu vực Châu Á.
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam
Nằm trong Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của Bộ Công Thương, Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024 sẽ được diễn ra từ ngày 17-19/10/2024, tại Hà Nội.
Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia trụ/trạm sạc xe điện
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 876/QĐ-TTg, tại trụ sở Bộ Công Thương đã diễn ra buổi làm việc giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Công Thương để trao đổi, thống nhất nội dung báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, xác định phương án phối hợp cụ thể giữa hai Bộ nhằm đẩy mạnh triển khai xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về trụ/trạm sạc xe điện.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM