Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngành nông nghiệp: Vượt khó, khẳng định vai trò trụ đỡ nền kinh tế

Năm 2022, ngành nông nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức từ thiên tai, dịch bệnh, thị trường toàn cầu bị đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng, giá vật tư đầu vào tăng cao để phục hồi và phát triển toàn diện, đạt được nhiều thành công mới.

Ngành đã đạt và vượt hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra; nhiều chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc, khẳng định vai trò trụ đỡ, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân. Đồng thời, từng bước chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và thu nhập cho nông dân.

Ngành nông nghiệp: Vượt khó, khẳng định vai trò trụ đỡ nền kinh tế
Ngành nông nghiệp: Vượt khó, khẳng định vai trò trụ đỡ nền kinh tế.

Vượt khó, đạt nhiều thành công mới

Một là, triển khai đồng bộ Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, cùng với đẩy mạnh cơ cấu lại ngành đi vào thực chất, hiệu quả hơn; chuyển đổi từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp, quy mô và trình độ sản xuất nông nghiệp hàng hóa được nâng cao trên cơ sở phát huy các lợi thế từng vùng, miền, chuyển dịch theo hướng hiện đại.

Trong khó khăn, thách thức, nông nghiệp tiếp tục khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế, phấn đấu vươn lên phát triển bền vững, tham gia sâu vào hội nhập kinh tế toàn cầu, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Đồng thời, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt để tạo không gian, khơi thông các nguồn lực phát triển… với các giải pháp đồng bộ để hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu phát triển ngành: (1) Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,36% (Chính phủ giao 2,5 - 2,8%); (2) Tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS 53,22 tỷ USD, tăng 9,3%, trong đó thặng dư thương mại 8,5 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2022 (Chính phủ giao 50 tỷ USD); (3) Có 73,06% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (Chính phủ giao 73%) và 255 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (Chính phủ giao 235 đơn vị); (4) Số xã đạt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên 78% (Chính phủ giao 77%); (5) Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%, từng bước nâng cao chất lượng rừng.

Hai là, công tác mở cửa thị trường có nhiều đổi mới, cách làm sáng tạo; thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản tiếp tục phát triển, thị trường trong nước được mở rộng thông qua phát triển các kênh tiêu thụ, gia tăng thương mại điện tử; kịp thời giải quyết các vướng mắc, áp dụng nhiều giải pháp sáng tạo để thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu trong điều kiện khó khăn do nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy, giá vật tư vông nghiệp tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục trên 53,22 tỷ USD, có 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD, trong đó có 08 mặt hàng có kim ngạch trên 2 tỷ USD, bao gồm 07 mặt hàng trên 03 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; hạt điều; gạo, cao su, cà phê) .

Ba là, tổ chức liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp tiếp tục được đổi mới phù hợp với thị trường, sản xuất hàng hóa lớn; tổ chức nhiều hội chợ, hội nghị xúc tiến, xây dựng 2.510 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn kiểm soát (tăng 866 chuỗi so với năm 2021); nhiều mô hình liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã theo chuỗi được triển khai nhân rộng. Năm 2022, thành lập mới 980 HTX nông nghiệp, nâng tổng số lên 91 Liên hiệp HTX NN (tăng 12 Liên hiệp HTX NN), 21.100 HTX NN; thành lập mới 821 doanh nghiệp, nâng tổng số lên gần 15.000 doanh nghiệp nông nghiệp.

Bốn là, ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy cả 03 trục sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Nhiều sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh có hàm lượng khoa học công nghệ cao được áp dụng từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến như: tôm, cá tra, sản phẩm gỗ…; nhiều nhà máy chế biến công suất lớn với công nghệ hiện đại đã đi vào hoạt động và đang phát huy hiệu quả. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tập trung thực hiện kết hợp tài nguyên bản địa, văn hóa truyền thống với ứng dụng khoa học công nghệ tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng, mẫu mã bao bì đẹp, truy xuất nguồn gốc; lũy kế đến hết năm 2022 phân hạng và công nhận 8.689 sản phẩm OCOP, tăng gần 3.700 sản phẩm so với năm 2021.

Năm 2022 nghiệm thu và công bố, công nhận 18 giống cây trồng, vật nuôi; 12 tiến bộ kỹ thuật mới, quy trình kỹ thuật mới.

Năm là, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, phát triển tăng cả về số lượng và chất lượng số xã, đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình được ban hành đầy đủ; hoàn thành giao kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương

Đã cơ bản hoàn thiện đầy đủ hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình; năm 2022 Bộ trình, phối hợp trình cấp có thẩm quyền ban hành 24 văn bản và ban hành theo thẩm quyền 62 văn bản. Lũy kế hết năm 2022, có 6.009/8.225 xã (73,06%) đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 937 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 110 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 255 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM; có 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn NTM, có 05 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Sáu là, thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược; trong đó chú trọng hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT. Năm 2022, trình Chính phủ ban hành 10 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 03 Quyết định, ban hành theo thẩm quyền 18 Thông tư. 

Khẳng định thương hiệu nông sản Việt
Khẳng định thương hiệu nông sản Việt.

Khắc phục những tồn tại, hạn chế

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, quyết liệt hơn trong hoạt động thực tiễn, khát vọng thành công hơn, theo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành nông nghiệp còn những hạn chế, tồn tại cần tập trung khắc phục trong thời gian tới, đó là:

Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn ở một số địa phương còn chậm, sản lượng và quy mô còn hạn chế.

Những khó khăn khi nguyên liệu vật tư đầu vào phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài; bên cạnh đó giá thức ăn chăn, phân bón... tăng cao; khai thác thủy sản gặp khó khăn do giá xăng dầu tăng, dẫn đến chi phí sản xuất cao, trong khi giá sản phẩm nông sản có tăng nhưng thấp hơn đã ảnh hưởng đến thu nhập, sinh kế, đời sống của người sản xuất.

Mặc dù có rất nhiều nỗ lực, cố gắng; nhưng Việt Nam vẫn chưa gỡ được “Thẻ vàng” của EC đối với đánh bắt hải sản; sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, cháy rừng tiếp tục diễn ra.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp hơn so với năm 2021, cả về tỷ lệ và giá trị tuyệt đối. Bên cạnh đó, giá vật tư xây dựng tăng ở mức cao đã ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của các dự án.

Một số địa phương có biểu hiện chạy theo phong trào công nhận sản phẩm OCOP, chưa chú ý đến hiệu quả của Chương trình, nhất là khơi dậy được tiềm năng, lợi thế của khu vực nông thôn.

Để đạt được những kết quả trên, trong điều kiện ngành nông nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp hướng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tranh thủ tối đa sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự giúp đỡ, hỗ trợ của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, phối hợp của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và bà con nông dân.

Quyết liệt trong chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức thực hiện và tăng cường công tác phối hợp thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số. Lựa chọn những giải pháp đột phá để chỉ đạo trong bối cảnh dịch Covid-19.

Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, bám sát tình hình thực tiễn để chủ động xây dựng các kịch bản, chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra. Chủ động thông tin kịp thời, chính xác về tình hình kinh tế xã hội, dịch bệnh, củng cố niềm tin trong nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội.

Quyết tâm, quyết liệt tạo sự thống nhất từ nhận thức đến hành động trong chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp ở tất cả các cấp; lựa chọn những khâu trọng yếu, những giải pháp đột phá để chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên; cải cách thể chế để khơi thông nguồn lực phát triển;

Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư của xã hội, doanh nghiệp; khơi dậy niềm tin và khích lệ tinh thần đổi mới, sáng tạo khởi nghiệp toàn xã hội; Thường xuyên quan tâm đời sống, an sinh của người dân, quán triệt tinh thần “Phát triển bao trùm, không ai bị bỏ lại phía sau”.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Ninh phân bổ 45 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3
Bắc Ninh phân bổ 45 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

 Ngày 11/9, thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Xuân Lợi ký ban hành Quyết định số 1084/QĐ-UBND phân bổ 45 tỷ đồng từ Quỹ phòng, chống thiên tai cho các huyện, thị xã, thành phố để khắc phục hậu quả cơn bão số 3 gây ra.

Quảng Bình: Huy động 47 công nhân, kỹ sư lên đường hỗ trợ khắc phục lưới điện tỉnh Quảng Ninh
Quảng Bình: Huy động 47 công nhân, kỹ sư lên đường hỗ trợ khắc phục lưới điện tỉnh Quảng Ninh

Sáng 12/9, Công ty Điện lực (PC) Quảng Bình huy động đội xung kích gồm 47 công nhân, kỹ sư lên đường hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh tiến hành khôi phục lưới điện bị hư hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra...

Vĩnh Phúc cấm ô tô lưu thông trên đê tả Phó Đáy, hữu Phó Đáy và đê tả Lô
Vĩnh Phúc cấm ô tô lưu thông trên đê tả Phó Đáy, hữu Phó Đáy và đê tả Lô

Để đảm bảo an toàn giao thông trong tình hình mưa lũ phức tạp, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu cấm ô tô lưu thông trên đê tả Phó Đáy, hữu Phó Đáy và đê tả Lô cho đến khi có thông báo cho phép lưu thông.

Ngày đầu phát động, Hà Tĩnh quyên góp hơn 1,7 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bão lũ
Ngày đầu phát động, Hà Tĩnh quyên góp hơn 1,7 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bão lũ

Tỉnh hết ngày 11/9, sau ngày đầu tiên kêu gọi ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3, tài khoản Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận hơn 1,7 tỷ đồng từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đơn vị, địa phương.

Nghệ An đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển thương mại điện tử
Nghệ An đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển thương mại điện tử

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Văn bản số 7696/UBND-KT ngày 9/9/2024 về việc yêu cầu Sở Công Thương và UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường thực hiện nhiệm vụ phát triển thương mại điện tử trên toàn tỉnh.

MobiFone hoàn thành hỗ trợ đợt 1 số tiền 50 tỷ đồng cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão, lũ
MobiFone hoàn thành hỗ trợ đợt 1 số tiền 50 tỷ đồng cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão, lũ

Nhằm hỗ trợ duy trì thông tin liên lạc, chia sẻ cùng khách hàng chịu ảnh hưởng của cơn bão Yagi và tác động của lũ tại các tỉnh phía Bắc, Tổng công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone) đã hoàn thành hỗ trợ 30.000 đồng cho các khách hàng tại 22 tỉnh, thành phố gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Bắc Giang, Thái Nguyên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, Bắc Kạn, Điện Biên, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên.