Ngành logistic và cảng biển: Xu thế mới, vận hội mới
Sau khi dịch bệnh Covid-19 dần được khống chế tại một số quốc gia, tình trạng mất cân đối cung cầu đã xảy ra khiến hoạt động trong ngành cảng biển, logistic có sự biến động mạnh. Trong nguy có cơ, điều này cũng đem lại nhiều cơ hội và rủi ro với các doanh nghiệp ngành logistics trong năm 2021.
Đối mặt nhiều biến động
Những tháng đầu năm 2021 chứng kiến hiện tượng thiếu hụt vỏ container. Sự chênh lệnh trong hoạt động kiểm soát dịch bệnh giữa 2 khu vực Thái Bình Dương và khu vực Mỹ, EU đã gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng, trầm trọng hóa hiện tượng thiếu hụt vỏ container rỗng và nhiều hệ lụy khác. Trong đó phải kể đến việc giá thuê vỏ container để đóng hàng đã tăng phi mã và đồng thời đẩy giá cước vận tải biển lên mức kỷ lục trong 2 năm gần đây.
Theo đánh giá của Agriseco (chứng khoán Agribank), trong bối cảnh chi phí vận chuyển quá cao, các hãng tàu sẽ dần có xu hướng gom chuyến hoặc tái cơ cấu để tăng nguồn cung của mỗi chuyến hàng. Điều này sẽ làm gia tăng nhu cầu đối với các tàu có tải trọng lớn, khiến giá các loại tàu này lên cao.
Hội đồng vận tải thế giới (WTC) nhận định sẽ rất khó để biết khi nào thì chi phí vận tải biển tạo đỉnh, đặc biệt trong bối cảnh chuỗi cung ứng vẫn chưa thể khôi phục hoàn toàn. Trước cơ hội này, rất nhiều các hãng tàu lớn trên thế giới công bố kết quả Quý I/2021 đột biến.
Báo cáo phân tích của Agriseco cũng chỉ ra rằng, việc giá cước vận tải bị đẩy lên cao đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp nội địa kinh doanh trong lĩnh vực khai thác tàu và kho bãi. Cụ thể, tốc độ lưu thông hàng hóa chậm lại sẽ làm gia tăng nhu cầu lưu kho hàng hóa, và những doanh nghiệp sở hữu đội tàu quy mô lớn cũng được hưởng lợi từ xu thế này.
Khu vực cảng biển phía Bắc hiện đang duy trì đà tăng ổn định, nhất là khu vực Hải Phòng. Agriseco Research dự báo tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng cụm cảng này có thể tiếp tục duy trì ở mức cao trong các năm tới dựa vào những kỳ vọng từ Hiệp định EVFTA và xu hướng chuyển dịch dây chuyền sản xuất sang Việt Nam. Dự báo, tổng sản lượng container qua khu vực này vào năm 2021 và 2022 lần lượt đạt gần 5,2 triệu TEUs và 6 triệu TEUs, tương đương mức tăng trưởng trung bình là 20%.
Agriseco Research cho rằng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hãng tàu có xu hướng hợp tác với nhau để cắt giảm chi phí, đi kèm với đó là việc tăng kích thước tàu vận chuyển. Điều này sẽ đẩy mạnh nhu cầu cho các cảng nước sâu, tuy nhiên, nguồn cung cho hình thức cảng này còn hạn chế.
Tại khu vực phía Nam, cụm cảng Cái Mép – Thị Vải đang cho thấy nhiều triển vọng. Theo ý kiến từ Ban Lãnh đạo Gemadept, cảng Gemalink trong năm đầu tiên hoạt động có thể đạt sản lượng hơn 1,2 triệu TEUs tương đương 80% công suất thiết kế. Giai đoạn 2 của cảng này sẽ bắt đầu khởi công năm 2022 và nâng tổng công suất đóng góp cho toàn khu vực Cái Mép – Thị Vải lên 2,4 triệu TEUs/năm.
Thay đổi để tồn tại
Từ đầu năm 2020 đến nay đã có 43 thương vụ rót vốn vào các start-up logistic với tổng quy mô khoảng 3,2 tỷ USD. Còn với thị trường Việt Nam, trong 24 tháng qua đã có hơn 3 tỷ USD được rót vào các hệ thống kho vận và trung tâm phân phối Logistic hiện đại. Dịch bệnh Covid-19 đã phần nào làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt Nam, trong đó việc các sàn thương mại điện tử phát triển quá nóng đã kéo theo nhu cầu với các dịch vụ hậu cần kho bãi.
Theo số liệu từ VLA, quy mô thị trường Logistic tại Việt Nam cuối năm 2020 vào khoảng 40 – 42 tỷ USD với hơn 4.000 doanh nghiệp trong nước và 25 doanh nghiệp nước ngoài, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 14% - 16%. Con số này cho thấy thị trường vận tải và kho bãi ở Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng trưởng.
Triển vọng từ các hiệp định EVFTA hứa hẹn sẽ giúp ngành logistics khởi sắc trong thời gian sắp tới. Tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2021, tình hình xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam qua Châu Âu đã tăng trung bình lần lượt là 18% và 12%. Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU tăng 43% 2025 và 45% vào 2030 so với khi không có hiệp định.
Hiệp định CPTPP được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong việc xuất khẩu một số mặt hàng nước ta có lợi thế như nông thủy sản, điện, điện tử sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada sau khi thuế suất được giảm về xấp xỉ 0%. Ngoài ra, việc có quan hệ FTA với các nước thành viên CPTPP sẽ giúp Việt Nam cơ cấu lại thị trường xuất khẩu. Dự báo đến 2030, xuất khẩu sang các nước thành viên có thể tăng lên 80 tỷ đô-la Mỹ, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu.
Báo cáo Triển vọng ngành cảng biển - logistics 2021 của Vietcombank Securities (VCBS) cũng đưa ra dự báo, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển tại Việt Nam trong năm 2021 đạt 771 triệu tấn, tăng 11,9% so với cùng kỳ. Động lực của sự tăng trưởng này đến từ nhu cầu hàng hóa khôi phục tại các thị trường tiêu thụ lớn khi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh được nới lỏng, từ hiệp định EVFTA và RCEP được phản ánh từ đầu năm và đến từ việc vốn FDI duy trì trạng thái tích cực, đặc biệt khi môi trường tỷ giá tương đối thuận lợi và đón đầu các dự án đầu tư hạ tầng giao thông quan trọng đang được đẩy mạnh triển khai.
Việc phát triển hệ thống logistics cũng đang được Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất phục vụ xuất khẩu, gia tăng hiệu quả luân chuyển hàng hóa, container và định hướng giảm thiểu tỷ trọng chi phí logistics (hiện đang ở mức cao so với thế giới).
Theo VCBS, các trung tâm logistics cấp quốc gia, cấp khu vực kinh tế được đặc biệt quan tâm với nhiều lợi ích kinh tế như: tích hợp nhiều dịch vụ (dịch vụ kho, tập kết, phục vụ và thông quan hàng hóa, điều phối container…) để mang đến hiệu quả chuỗi logistics; trở thành những trung tâm trung chuyển, phân phối hàng hóa và kết nối các tuyến giao thông, giảm thiểu tình trạng phương tiện không có hàng hóa ở chiều về.
VCBS cũng đánh giá, hệ thống trung tâm logistics cấp nhỏ hơn được phát triển theo hình rẻ quạt từ các trung tâm gốc, phụ trách lưu thông hàng hóa tại các vùng và hành lang kinh tế. Các trung tâm trên cũng sẽ hướng tới tích hợp nhiều dịch vụ logistics, trở thành những trung tâm trung chuyển và có thể chuyên trách 1 dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc hàng tiêu dung – thương mại điện tử (TMĐT) nhất định.
Dù đã có những tín hiệu khởi sắc, các doanh nghiệp nội địa cần nhớ bài học từ hệ quả của dịch Covid-19. Để có thể tồn tại trong thị trường này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi.
Theo Agriseco Research, sự cạnh tranh cao đặt ra nhu cầu cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Để gia tăng tốc độ tiếp đón và luân chuyển hàng hóa, một số loại hình công nghệ đã được các doanh nghiệp triển khai như cảng điện tử, lệnh giao hàng điện tử. Bên cạnh đó, cần nâng cao khả năng tiếp ứng, các cảng nước sâu khi trọng tải tàu có xu hướng gia tăng nhằm tiết kiệm chị phí.
Hưng Khánh
Tin mới
Triệt phá đường dây làm giả bằng cấp, giấy tờ
Ngày 22/9, tin từ Cơ quan Công an TP. Hồ Chí Minh, đơn vị vừa triệt phá đường dây làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức, trong đó có bằng cấp, giấy đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, giấy tờ tuỳ thân các loại, vận chuyển từ Campuchia về TP. Hồ Chí Minh.
Khởi tố chủ cơ sở kinh doanh sản phẩm thời trang không rõ nguồn gốc
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Bùi Xuân Diệu (SN 1992, trú tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, hiện đang tạm trú tại xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) về tội “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”.
Thủ tướng Chính phủ dự hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024
Chiều 22/9, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 với chủ đề “Bắc Ninh - Kinh Bắc, khởi sắc đầu tư”. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo.
Khánh Hòa: Họp báo về giải “Nha Trang Night Run Sanvinest - Báo Khánh Hòa 2024”
Sáng 21/9, tại khách sạn Grand Tourane (TP. Nha Trang), Báo Khánh Hòa tổ chức Họp báo công bố thông tin về Giải “Nha Trang Night Run Sanvinest - Báo Khánh Hòa 2024” với thông điệp "lan tỏa tình yêu biển đảo". Tham dự buổi họp báo có Ban Biên tập (BBT) Báo Khánh Hòa; Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND TP. Nha Trang; các nhà tài trợ; Phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí.
Lừa đảo tặng iPhone miễn phí 13 đối tượng lĩnh án
Ngày 21/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Hải Dương xét xử sơ thẩm Trần Tiến Thành (sinh năm 1998, trú tại xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội) cùng 12 đồng phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hơn 1.000 hộ nghèo tại Quảng Bình được hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế
Theo thông tin từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh Quảng Bình, thời gian qua, đơn vị đã tích cực triển khai các chương trình tín dụng theo đúng quy định, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn vay kịp thời.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM