Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025: Lộ trình cụ thể

Đến năm 2025, phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị giá tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa 

Báo cáo Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility vừa mới công bố cho thấy, Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu.

Trong đó, Trung Quốc xếp vị trí số 1, Ấn Độ xếp vị trí thứ 2, Indonesia ở vị trí thứ 3. Quatar và Thổ Nhĩ Kỳ xếp sau Việt Nam ở vị trí thứ 9 và thứ 10. Trong số các nước ASEAN,  Indonesia xếp ở vị trí thứ 3, Malaysia ở bậc 5, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8, Thái Lan xếp ở vị trí thứ 11, Philippines ở vị trí thứ 21, Campuchia 41.

Theo Agility, Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất trên toàn cầu về việc đối phó với COVID-19. Mức tăng 3 hạng của Việt Nam lên vị trí thứ 8 là mức tăng nhanh nhất ở nửa trên của chỉ mục và thay thế khu vực Thái Lan trong top 10, Agility nêu rõ.

Trong những năm gần đây, năng lực sản xuất, trình độ công nghệ cao của Việt Nam đã tăng đáng kể, giúp thu hút đầu tư từ các nhà sản xuất nâng cao chuỗi giá trị. “Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế về chi phí và thuận tiện trong mạng lưới cung cấp. Kết quả là, Việt Nam đã lọt vào Top 10 của Chỉ số năm nay và tiếp tục thể hiện sức mạnh trong nhiều năm tới”, báo cáo này nhấn mạnh.

Mặc dù vậy, theo Agility, Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức như đầu tư vào công nghệ cao của Việt Nam còn thiếu kỹ năng và kiến thức để sản xuất hàng hoá có giá trị cao nhất.

Theo Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 (Kế hoạch), đến 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP của Việt Nam đạt 5-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt 50 trở lên.

Tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics cấp khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả kết nối giữa Việt Nam với các nước. Đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics của khu vực; Hình thành các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu tàu, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp.

Doanh nghiệp sản xuất, thương mại quản lý tốt chuỗi cung ứng, tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian lưu chuyển hàng hóa; Ứng dụng các công nghệ mới trong logistics, đào tạo nhân lực chuyên nghiệp, trình độ cao về logistics, góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, tái cấu trúc hoạt động sản xuất, thương mại của doanh nghiệp.

Đặc biệt, hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước, bao gồm các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, pháp luật điều chỉnh ngành, bộ máy quản lý tương xứng với trình độ phát triển của dịch vụ logistics của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Kế hoạch đưa ra quan điểm, logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; Phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị giá tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin.

Đồng thời, phát triển thị trường dịch vụ logistics lành mạnh, tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược, tăng cường kết nối để đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực; Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics về số lượng, quy mô, trình độ nhân lực, có năng lực cạnh tranh cao ở thị trường trong nước và quốc tế…

Theo ông Nguyễn Tương - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA), ngành dịch vụ logistics nằm trong sự phát triển kinh tế của nền kinh tế, nếu nề kinh tế phát triển thì sẽ kéo theo ngành dịch vụ logistics sẽ phát triển.

Một bước đệm lớn cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics Việt Nam đó là nước ta đã tham gia vào hiệp định thương mại toàn cầu như EVFTA hay RCEP, điều này sẽ giúp tạo ra nhiều nguồn hàng và nhiều nguồn đầu tư. Dịch bệnh Covid-19 cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải đổi mới trong hoạt động nếu không muốn bị đào thải. Đồng thời cũng cắt giảm được rất nhiều chi phí, tiết kiệm thời gian và đạt được hiệu quả cao hơn.

Mới đây, ngày 24/2/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

Quyết định mới bổ sung lộ trình thực hiện Kế hoạch. Cụ thể, năm 2020-2021, rà soát tình hình thực hiện và tiếp tục triển khai các nhiệm vụ năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Năm 2022, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Năm 2023, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động, chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu, xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025-2035, tầm nhìn đến 2045.

Năm 2024, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Tổ chức xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025-2035, tầm nhìn đến 2045. Năm 2025, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động. Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025-2035, tầm nhìn đến 2045.

V.Anh

Bài liên quan

Tin mới

Giá cao su hôm nay 23/9: Không có nhiều biến động
Giá cao su hôm nay 23/9: Không có nhiều biến động

Giá cao su hôm nay 23/9 không có nhiều biến động, hiện giá mủ cao su nội địa giao dịch quanh ngưỡng 360-414 đồng/TSC.

Vũ khí đặc biệt của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân là Tiếng súng reo
Vũ khí đặc biệt của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân là Tiếng súng reo

Tờ báo Tiếng súng reo là vũ khí đặc biệt của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân cách đây 80 năm. Sự ra đời của tờ báo đã kịp thời phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục và huấn luyện bộ đội, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của quân đội từ buổi sơ khai.

TP Lạng Sơn: Trên 600 vận động viên dự Giải việt dã "Bước chân gắn kết"
TP Lạng Sơn: Trên 600 vận động viên dự Giải việt dã "Bước chân gắn kết"

Vừa qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Lạng Sơn tổ chức giải việt dã "Bước chân gắn kết" mở rộng lần thứ III, năm 2024. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập công đoàn tỉnh Lạng Sơn và 22 năm Ngày thành lập thành phố Lạng Sơn.

VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư mua vào cổ phiếu khi VN-Index vượt 1,250 điểm
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư mua vào cổ phiếu khi VN-Index vượt 1,250 điểm

Hôm nay, ngày 23/9, chuyên gia của KBSV vẫn nghiêng về một kịch bản tăng cho VN-Index khi xu hướng tăng điểm vẫn đang được bảo toàn. Nhà đầu tư mua vào cổ phiếu khi VN-Index vượt 1,250 điểm.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tọa đàm về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tọa đàm về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI

Các chuyên gia đánh giá cao chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI của Việt Nam, tin tưởng rằng với những hướng đi đã vạch ra, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực này và sẽ đạt được nhiều thành công trong tương lai.

Tỷ giá USD hôm nay 23/9: Khả năng giảm xuống dưới mốc 100 là rất cao
Tỷ giá USD hôm nay 23/9: Khả năng giảm xuống dưới mốc 100 là rất cao

Tỷ giá USD hôm nay 23/9, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.148 đồng. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 100,74.