Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngành dệt may tự tin, vững bước trước thềm năm mới

Với niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, ngành dệt may quyết tâm thực hiện mục tiêu trở lại mạnh mẽ năm 2021 với kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD.

Thị phần của hàng dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng

Năm 2020 là năm đầu tiên sau 25 năm, xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng âm 10,5%, chỉ đạt 35 tỷ USD so với 39 tỷ USD năm 2019. Tuy nhiên trong bối cảnh tổng cầu thế giới giảm trên 22%, từ 740 tỷ USD giảm xuống 600 tỷ USD, các quốc gia cạnh tranh đều có mức giảm 15-20%, thậm chí gần 30% nếu bị cách ly dài. Theo báo cáo của McKinsey ngày 4/12 vừa qua, lợi nhuận ngành thời trang toàn cầu đã giảm 93%, hơn 10 thương hiệu chuỗi cung ứng và thương hiệu thời trang lớn phá sản. Khoảng 200.000 lao động trong các chuỗi cung ứng thời trang tại Mỹ đã mất việc làm. Trong khi đó, nhờ không bị gián đoạn sản xuất, nên thị phần của hàng dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng, lần đầu đạt 20% tại thị trường Mỹ, trong đó nhiều tháng đứng ở vị trí số 1 về thị phần. Các hiệp định thương mại, nhất là EVFTA tuy không thể bù đắp được sự sụt giảm về kim ngạch nhưng cũng đã có những tác dụng đáng kể trong việc giảm thiểu thiếu hụt đơn hàng.

Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết: Về nội tại, ngành dệt may đã chủ động từ đầu năm khi chuỗi cung ứng nguyên liệu bị gián đoạn bằng nhiều giải pháp tổng hợp, dịch chuyển nguồn cung. Đồng thời tham gia ngay từ đầu tháng 2 sản xuất các sản phẩm PPE phục vụ phòng dịch trong nước, đảm bảo nhu cầu, bình ổn giá, và từ tháng 3 đến tháng 6 thì đây là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động. Ngành đã xác định ngay từ đầu tháng 2, tài sản quan trọng nhất phải quyết tâm bảo vệ là lực lượng lao động lành nghề và vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu, với mục tiêu phải đủ năng lực phục hồi ngay khi thị trường có dấu hiệu ấm lại. Chính với quan điểm đó, nên ngành dệt may và da giày đã cơ bản đảm bảo việc làm cho một lực lượng lao động rất lớn, lên đến hơn 4 triệu người, dù việc làm ít đi, thu nhập ít đi nhưng vẫn trên mức tối thiểu và không làm mất việc của người lao động, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

Riêng với Tập đoàn Dệt May Việt Nam, năm 2020, tuy kim ngạch xuất khẩu giảm 10%, lợi nhuận giảm 15%, nhưng tiền lương chỉ giảm 4,5%, đạt trung bình 8,05 triệu đồng/người/tháng; giữ đủ việc làm cho 150.000 lao động; giảm giờ làm trên 12%, tiền lương thực tế theo giờ tăng trên 8%; đặc biệt chưa phải nhận các khoản trợ cấp cho lao động để giữ được vị thế của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp đã nhận được sự quan tâm sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội, và hệ thống các ngân hàng thương mại, nhất là trong 6 tháng đầu năm, giúp doanh nghiệp tự tin, ổn định sản xuất và chấp nhận sản xuất mọi mặt hàng có thể chỉ để duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động.

Ngành dệt may quyết tâm thực hiện mục tiêu trở lại mạnh mẽ năm 2021 với kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD
Ngành dệt may quyết tâm thực hiện mục tiêu trở lại mạnh mẽ năm 2021 với kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD.

Quyết tâm thực hiện kim ngạch xuất khẩu 2021 từ 38-39 tỷ USD

Theo các dự báo của thế giới, thị trường dệt may phục hồi cầu về mức 2019 sớm nhất là quý II/2022, chậm nhất là quý IV/2023. Chính vì vậy, năm 2021 vẫn còn là năm thị trường tiếp tục khó khăn, bất định, phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thế giới.

Nhiều đặc điểm mới của chuỗi cung ứng sẽ được thiết lập: Xu thế giảm giá chi phối toàn thị trường; Hàng hóa đơn giản, thay thế hàng thời trang, dẫn tới nhiều năng lực sản xuất dư thừa nhưng năng lực mới lại thiếu hụt; Kinh doanh online, giảm trung gian, đòi hỏi quản trị và giao tiếp số với toàn bộ các thành phần của chuỗi cung ứng.

Xác định rõ các thách thức của năm 2021, ngành dệt may Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam đặt kế hoạch cao là đạt kim ngạch xuất khẩu 2021 tương đương với 2019 nhanh hơn thị trường chung từ 9 tháng đến 2 năm. Với mục tiêu cao cho năm 2021 là xuất khẩu 39 tỷ USD, mục tiêu trung bình là 38 tỷ USD.

Để đạt được mục tiêu nói trên, bên cạnh quyết tâm của doanh nghiệp, ông Lê Tiến Trường bày tỏ mong muốn Chính phủ tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lãi suất. Quan tâm tiếp tục giảm được lãi suất vay dài hạn vì năm 2021 bắt đầu vào chu kỳ đầu tư đáp ứng các yêu cầu mới hậu Covid-19, cũng như đầu tư sản xuất nguyên liệu phục vụ đáp ứng quy tắc xuất xứ của các FTA. Hệ thống ngân hàng thương mại linh hoạt trong đánh giá tín nhiệm, sau 1 năm khó khăn hiệu quả thấp, các dự án đầu tư của dệt may, nhất là đầu tư sản xuất sợi, vải không còn được thứ tự ưu tiên cao, tiếp cận vốn khó, lãi suất cao nên rất cần sự đánh giá lại cho giai đoạn mới tương ứng với tốc độ phục hồi của thị trường.

Chính phủ có chính sách cụ thể cho phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may, kể cả không gian phát triển và các điều kiện kích thích phát triển. Các địa phương ủng hộ Dệt May phát triển trên nguyên tắc phát triển bền vững, sản xuất sạch mà DN Dệt May phải tuân thủ theo quy ước toàn cầu của chuỗi cung ứng.

Chính phủ tiếp tục chỉ đạo tiết giảm được chi phí ngoài sản xuất, nhất là các chi phí logistic thông qua quy hoạch mạng lưới logistic quốc gia, cùng các chi phí thuế quan khác.

Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả các FTA thông qua hướng dẫn sớm nhất các quy trình đáp ứng Quy tắc xuất xứ, có cổng thông tin tra cứu lợi ích các FTA do hiện nay Việt Nam đã có tới 17 FTA, có quốc gia có cùng lúc 4 FTA với Việt Nam như Nhật Bản (RCEP, CPTPP, Asean-JP, VN-JP) giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn không tối ưu.

2020 là năm đặc biệt khó khăn đối với toàn thế giới do ảnh hưởng chung của dịch bệnh. Tuy nhiên, nhờ không bị gián đoạn sản xuất, nên thị phần của hàng dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng, lần đầu đạt 20% tại thị trường Mỹ, trong đó nhiều tháng đứng ở vị trí số 1 về thị phần. Các hiệp định thương mại, nhất là EVFTA tuy không thể bù đắp được sự sụt giảm về kim ngạch nhưng cũng đã có những tác dụng đáng kể trong việc giảm thiểu thiếu hụt đơn hàng.

Xác định rõ các thách thức của năm 2021, ngành dệt may Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam đặt kế hoạch cao là đạt kim ngạch xuất khẩu 2021 tương đương với 2019 nhanh hơn thị trường chung từ 9 tháng đến 2 năm. Với mục tiêu cao cho năm 2021 là xuất khẩu 39 tỷ USD, mục tiêu trung bình là 38 tỷ USD.

Minh Châu

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa

Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT

Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.

Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định

Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.