Ngân hàng mở - tiện ích vượt trội dành cho doanh nghiệp hiện đại
Các doanh nghiệp hiện đại dần dần có xu hướng lựa chọn những phương án giao dịch tối ưu, đảm bảo hiệu quả hoạt động đồng thời rút ngắn thời gian giao dịch để đạt được năng suất tốt nhất thông qua ngân hàng mở.
Anh D. – CEO chuỗi cửa hàng kinh doanh thiết bị, điện thoại di động sở hữu 170 cửa hàng trên cả nước. Kế hoạch kinh doanh năm 2023 đặt ra bài toán tăng trưởng số lượng cửa hàng từ 170 lên 350 cửa hàng, doanh số tăng tưởng từ 2300 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng. Trong bối cảnh kinh tế thị trường khó khăn chung, đối diện với kế hoạch kinh doanh tăng trưởng mạnh là một thách thức không hề nhỏ đối với anh D.
Câu hỏi đặt ra:
Làm thế nào để có thể kiểm soát một doanh nghiệp với số lượng cửa hàng tăng lên, doanh thu tăng, số lượng giao dịch mỗi ngày tăng lên nhanh chóng, đồng thời vẫn phải đảm bảo việc giao dịch thông suốt, rút ngắn thời gian, nâng cao trải nghiệm của khách hàng?
Khi cuộc Cách mạng công nghiệp số diễn ra mạnh mẽ từng ngày với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các doanh nghiệp như của anh D là hoàn toàn không hiếm gặp.
Giải pháp mà các ngân hàng cùng với các công ty fintech đưa ra là hệ thống ngân hàng mở - hay còn được gọi là Open Banking. Theo đó, ngân hàng và các tổ chức tài chính mở giao diện lập trình ứng dụng (API), cho phép bên thứ ba truy cập vào hệ thống dữ liệu cần thiết, để phục vụ việc phát triển ứng dụng và dịch vụ mới, cung cấp thêm tiện ích cho khách hàng; đồng thời cung cấp cho khách hàng các tùy chọn minh bạch hơn về tài chính, dựa theo thoả thuận của chính người dùng với ngân hàng và tổ chức cung ứng dịch vụ đó.
Nói cách khác, Open Banking đang mở ra một kỷ nguyên mới, mà ở đó khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ ngân hàng tại bất cứ nền tảng nào tùy theo mục đích của mình.
Được biết, đến lần đầu tiên trên thế giới và sau khi kiện toàn hành lang pháp lý vào năm 2018, gần như ngay sau đó, cùng với các ngân hàng hàng đầu trên thế giới như DBS, OCBC (Singapore), Citibank (Mỹ)... TPBank đã tập trung đầu tư nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm đầu tiên về ngân hàng mở.
Bằng việc lắng nghe và thấu hiểu về nhu cầu của khách hàng, TPBank đã cung cấp những API đầu tiên cho khách hàng từ những năm 2019 - 2020. Qua gần 5 năm phát triển dịch vụ này, TPBank đã cho ra đời hàng trăm loại API khác nhau, phục vụ đa dạng nhu cầu của rất nhiều loại hình doanh nghiệp. Có thể kể đến các loại hình doanh nghiệp điển hình như tập đoàn đa ngành, chứng khoán, bảo hiểm, chuỗi bán lẻ, bệnh viện, trường học, vận tải, thương mại điện tử, ví điện tử, trung gian thanh toán…
Với nền tảng công nghệ số hiện đại, bằng việc cung cấp hàng trăm API mở, TPBank cho phép doanh nghiệp truyền dữ liệu tới ngân hàng ngay trên hệ thống của doanh nghiệp, thay vì phải đăng nhập vào hệ thống Internet Banking/eBank của ngân hàng mà vẫn đảm bảo tính bảo mật, an toàn thông tin cho khách hàng.
Tương tự như các mô hình thành công trên thế giới, TPBank ưu tiên triển khai tích hợp cho những nhóm sản phẩm sau:
Tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu, tài khoản chuyên chi, thanh toán, quản trị tài chính doanh nghiệp… Các đối tác của TPBank đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, như ví điện tử, bảo hiểm, thanh toán, phần mềm kế toán… Nhờ vậy, TPBank có thể nhanh chóng mở rộng mạng lưới các điểm chạm với khách hàng và gia tăng quy mô khách hàng.
Độ phủ của dịch vụ ngân hàng vì vậy cũng được nâng cao. Tính đến hiện tại, TPBank đã kết nối với 12 ví điện tử và là một trong những ngân hàng có tỷ lệ phủ dịch vụ kết nối ví lớn nhất tại Việt Nam.
Không chỉ vậy, dịch vụ kết nối qua ngân hàng mở, khách hàng hoàn toàn có thể chủ động thao tác bất cứ lúc nào mà không cần phải liên hệ với ngân hàng. Mọi yêu cầu đều được thực hiện một cách tự động ngay tại hệ thống của khách hàng như nhận biến động số dư ngay lập tức (real-time), truy vấn thông tin, thực hiện lệnh chuyển tiền từ hàng ngàn gười dùng khác nhau ngay trên hệ thống, cung cấp các dịch vụ liên quan tài khoản ảo, ví điện tử dành cho doanh nghiệp, thanh toán qua QR Code tĩnh và QR Code động…
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank chia sẻ:
“Cho đến nay, TPBank đang sở hữu thư viện OpenAPI phong phú, đã được chuẩn hóa và đóng gói các API riêng lẻ thành những gói sản phẩm hoàn thiện, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tích hợp vào hệ thống của mình để đưa sản phẩm phù hợp nhất đến tay khách hàng, rút ngắn thời gian triển khai kết nối, tối ưu chi phí kinh doanh”.
Ông Hưng cũng nhấn mạnh, ở Việt Nam, chỉ những ngân hàng có nền tảng công nghệ tốt mới có khả năng triển khai ngân hàng mở, tạo sự kết nối với các hệ thống khác và kiểm soát được rủi ro, bảo mật an toàn thông tin của hệ thống. Việc tích hợp dịch vụ ngân hàng của TPBank giúp làm giàu thêm hệ sinh thái của các đối tác, tạo điều kiện cho sự phát triển chung của toàn ngành kinh tế chứ không hạn chế trong riêng ngành ngân hàng.
Tham khảo một số gói sản phẩm điển hình áp dụng Open API tại TPBank:
1. Biz Notify: Nhận biến động số dư ngay lập tức (real-time) ngay trên hệ thống của Khách hàng.
2. Biz Query: Truy vấn tất cả thông tin ngay trên hệ thống của khách hàng.
3. Biz Transfer: Thực hiện lệnh chuyển tiền ngay trên hệ thống của Khách hàng.
4. Biz Auto Transfer: Thực hiện lệnh chuyển tiền từ hàng trăm ngàn người dùng khác nhau ngay trên hệ thống của khách hàng, lệnh chuyển tiền được thực hiện ngay sau “1 click”.
5. Biz eWallet: Cung cấp các dịch vụ liên quan đến ví điện tử dành cho doanh nghiệp.
6. Biz Virtual: Cung cấp các dịch vụ liên quan đến “tài khoản ảo” dành cho khách hàng.
7. Biz QR: Cung cấp các dịch vụ liên quan đến thanh toán qua QR Code tĩnh và QR Code động.
8. Biz Mix & Match: Cung cấp bộ quản lý tài khoản dành cho doanh nghiệp có mô hình hoạt động phức tạp, nhiều tầng tầng lớp lớp doanh nghiệp liên quan, địa điểm kinh doanh, nhân viên kinh doanh có mức độ phân tán cao.
9. Biz Connection: Bằng việc chỉ kết nối với doanh nghiệp trung tâm, TPBank cung cấp sản phẩm dịch vụ đến tất cả các khách hàng thuộc hệ sinh thái của doanh nghiệp trung tâm đó.
Thanh Tâm
Tin mới
Trung tâm kinh tế tiểu vùng vừa được Thanh Hoá duyệt quy hoạch nằm ở đâu?
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 3775 về việc phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy đến năm 2045.
Cầu Bình Khánh trị giá hơn 2.800 tỷ sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025
Đây là cây cầu lớn nhất trên tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, bắc qua sông Soài Rạp, nối liền huyện Cần Giờ và Nhà Bè (TP. HCM). Dự án được khởi công vào năm 2015, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025.
Bão đi qua, làm gì để bảo vệ phụ nữ và trẻ em
Đến nay công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi) vẫn đang được triển khai khẩn trương, trong đó có ưu tiên cho việc hỗ trợ đối tượng phụ nữ và trẻ em.
Samsung đang phát triển Galaxy A56 mang đến những cải tiến công nghệ đáng kể
Galaxy A56 dự kiến sẽ được trang bị chip Exynos 1580 mới, bao gồm các lõi Cortex-A720 và Cortex-A520, cũng như GPU Xclipse 540 với NPU được cập nhật mang lại khả năng sử dụng Galaxy AI…
Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024
Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) đã xây dựng bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024 và đăng tải trên Cổng Chuyển đổi số Quốc gia.
Đường sắt bán vé tàu Tết sớm
Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại cao của người dân trong dịp Tết Ất Tỵ năm 2025, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam mở bán vé tàu Tết sớm hơn mọi năm, đặc biệt không bán ghế phụ hoặc ghế chuyển đổi.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM