Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam: Thúc đẩy tài chính toàn diện
Thời gian qua, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã tăng cường nghiên cứu, đầu tư công nghệ, xây dựng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện đại dành cho khách hàng và các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) thành viên.
Đối với các QTDND, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã giúp các QTDND mở ra cơ hội lớn phát triển, nâng tầm thương hiệu, nâng cao mối liên kết hệ thống giữa các QTDND với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Đồng thời cũng đã giúp thành viên của các QTDND và người dân tại khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa được tiếp cận với các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, an toàn, thuận tiện với chi phí hợp lý.
Từ năm 2012, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam bắt đầu triển khai Ngân hàng điện tử (CF-eBank). CF-eBank đã giúp người dân thuận tiện giao thương, mở rộng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ chi trả cho con cái học hành. Với những xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, CF-eBank không chỉ giúp bà con thuận tiện chi trả các nhu cầu, dịch vụ đời sống mà hơn thế còn tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại. Đặc biệt là tránh được những rủi ro, nguy hiểm khi trên đường mang tiền ra trung tâm huyện, tỉnh để thực hiện thanh toán, chuyển tiền.
Tính đến 30/6/2021, CF-eBank đã có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với: 676 điểm giao dịch (bao gồm 32 Chi nhánh, 66 Phòng giao dịch và 578 QTDND tham gia liên kết). Giao dịch chuyển tiền CF-eBank đạt: 407.580 món với doanh số: 161.861 tỷ đồng, trong đó: doanh số chuyển tiền của các QTDND thành viên đạt 11.836 tỷ đồng với: 114.398 món.
Các QTDND khi tham gia mạng lưới CF-eBank sẽ được Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hỗ trợ tối đa về hạ tầng, tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ, quảng cáo, truyền thông. Từ đó, các QTDND dễ dàng triển khai sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thành viên và khách hàng. Với mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc, CF-eBank thực hiện an toàn, nhanh chóng, chi phí hợp lý. Các QTDND tham gia mạng lưới CF-eBank đều cho rằng: CF-eBank đã nâng cao uy tín, vị thế, thương hiệu của các QTDND trên địa bàn hoạt động và giúp các QTDND mở rộng thị trường, thu hút đông đảo khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi và thực hiện giao dịch chuyển tiền, hỗ trợ phát triển các dịch vụ khác.
Từ năm 2018, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam triển khai sản phẩm thẻ thanh toán nội địa tới các QTDND, kết hợp với dịch vụ thanh toán chuyển tiền điện tử CF-eBank, QTDND đã trở thành một điểm giao dịch an toàn trên địa bàn. Khách hàng đến các điểm giao dịch của QTDND có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch (nộp tiền, rút tiền, chuyển khoản, sao kê giao dịch, truy vấn số dư) với thủ tục đơn giản và thời gian giao dịch nhanh chóng.
Sau khi triển khai sản phẩm thấu chi đến các khách hàng cá nhân, năm 2019, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam bắt đầu triển khai sản phẩm thấu chi dành cho cán bộ, nhân viên và thành viên của QTDND nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu đột xuất của khách hàng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại địa bàn hoạt động của QTDND. Từ mua hàng thiết yếu trong gia đình, chuyển tiền học cho con hay thanh toán phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày… là những tiện ích thiết thực mà thẻ thấu chi mang lại. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tiếp tục gia tăng những tiện ích bằng việc cấp thấu chi tài khoản thanh toán đối với QTDND tham gia thành viên CF-eBank để hỗ trợ nhu cầu thanh toán tức thời của thành viên, khách hàng của QTDND. Số lượng các QTDND sử dụng dịch vụ tăng mạnh qua từng năm và đã nhận được những phản hồi tích cực…
Hiện Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã xây dựng hệ thống Khởi tạo và Quản lý khoản vay từ xa để giải quyết thủ tục cho vay thấu chi trên thẻ thanh toán nội địa. Theo đó, từ giai đoạn khách hàng đề nghị vay thấu chi đến quá trình thẩm định, phê duyệt, thời gian cho vay sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn khi các giấy tờ vay vốn được số hóa. Ngoài ra, QTDND có thể kiểm soát tiến độ hồ sơ khoản vay thấu chi của các khách hàng tại địa bàn, theo dõi biết trước được hồ sơ của khách hàng nào đã được giải ngân. Từ tháng 05/2021, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã triển khai thí điểm hệ thống này tới khách hàng tại các QTDND trên địa bàn 05 chi nhánh: Nghệ An, Bình Thuận, Nam Định, Đăk Lăk và Đồng Nai. Sau thời gian thí điểm, Ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá, tổng kết và tiếp tục mở rộng triển khai tới các QTDND tham gia kết nối mạng lưới sản phẩm dịch vụ thẻ của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam sẽ tiếp tục cải tiến, gia tăng thêm nhiều dịch vụ, tiện ích mới như: lựa chọn số tài khoản đẹp (số ngày sinh, số dễ nhớ, mang nhiều ý nghĩa về sự may mắn…), dịch vụ cho vay thấu chi có tài sản đảm bảo...
Những kết quả đã thu được từ việc phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính toàn diện hỗ trợ hệ thống QTDND và người dân ở khu vực nông thôn sẽ là tiền đề, động lực để Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tiếp tục đầu tư, nghiên cứu và triển khai thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới hiện đại như: Mobile Banking, ví điện tử, QR Pay… nhằm phát huy tốt vai trò đầu mối, là trụ đỡ vững chắc cho hệ thống QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững.
Trần Mạnh
Tin mới
Đưa quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Cuba bước sang một giai đoạn mới
Đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương đã trả lời phỏng vấn báo chí về chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Phòng khám Y học Cổ truyền An Đông bị xử phạt gần 58 triệu đồng
Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh công bố các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế. Trong đó, Công ty TNHH Thương mại – Y học Cổ truyền An Đông bị xử phạt số tiền 57,7 triệu đồng do có nhiều vi phạm.
Bắc Ninh: Nhiều kết quả nổi bật trong phát triển hạ tầng giao thông
Thực hiện mục tiêu Nghị quyết 87 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh, trong năm qua, Sở Giao thông vận tải đã triển khai lắp 100% gờ, gồ giảm tốc từ ngõ ra đường, bổ sung 31.456m2 sơn vạch kẻ đường, 2.080 biển báo hiệu đường bộ, lắp đặt 7 nút đèn tín hiệu điều khiển giao thông; cơ bản các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đã được xử lý.
HCDC tập trung trong việc xây dựng 6 thành phần của hệ thống thông tin
Thời gian tới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh (HCDC) sẽ tập trung trong việc xây dựng 6 thành phần của hệ thống thông tin tại HCDC gồm: Kênh giao tiếp người dùng, Phần mềm ứng dụng, Nền tảng tích hợp chia sẽ dữ liệu, Dữ liệu bệnh tật và sức khỏe cộng đồng, Hạ tầng công nghệ thông tin và An toàn thông tin.
Hội nghị Trung ương 10: Tầm nhìn, quyết sách quan trọng cho Đại hội Đảng lần thứ XIV
Dư luận cán bộ, đảng viên, nhân dân đánh giá cao kết quả đạt được Hội nghị Trung ương 10 và cho rằng: Hội nghị đã định hướng, cách làm với tầm nhìn và quyết sách vô cùng quan trọng cho Đại hội XIV của Đảng.
Đà Nẵng:Tổ chức ngày hội tư vấn khởi nghiệp cho thanh niên
Chương trình nhằm đẩy mạnh công tác hỗ trợ khởi nghiệp cho đoàn viên, thanh niên, sinh viên trong lập thân, lập nghiệp, giúp nhau phát triển kinh tế. Đến dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM