Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Năm 2022, EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo tiềm năng của Việt Nam

Liên minh Châu Âu tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo nhiều tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam bởi nhu cầu ổn định, đặc biệt là ở mức cao đối với các loại gạo đặc sản từ Châu Á.

Với 27 nước thành viên, dân số khoảng 516 triệu người, GDP mỗi người dân trên 35.000 USD/năm, thị trường EU có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn hàng hóa, nhất là nông sản (mỗi năm nhập khẩu hơn 160 tỷ USD) từ khắp nơi trên thế giới. Với Việt Nam, đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của mặt hàng nông sản, với kim ngạch khoảng 5,5 tỷ USD/năm. Nhưng nông sản Việt mới chiếm 4% thị phần ngành hàng nhập khẩu này của EU, riêng gạo chỉ chiếm hơn 1% thị phần.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU dự báo còn tăng khá. Đặc biệt, chất lượng gạo Việt Nam được cải thiện, chủ yếu là các loại gạo thơm, đánh trúng được thị hiếu của người tiêu dùng Châu Âu.

Châu Âu là thị trường xuất khẩu gạo tiềm năng của Việt Nam năm 2022. Ảnh minh họa internet
Châu Âu là thị trường xuất khẩu gạo tiềm năng của Việt Nam năm 2022. Ảnh minh họa internet.

Việc tận dụng lợi thế EVFTA để xuất khẩu gạo thơm với thuế 0% nằm trong tay các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu lớn, được canh tác theo tiêu chuẩn cao như Lộc Trời, Tân Long, Trung An… Tháng 09/2020, ngay khi EVFTA có hiệu lực ít ngày, Lộc Trời là doanh nghiệp đầu tiên xuất khẩu đơn hàng 126 tấn gạo thơm đi EU theo hiệp định này. Năm 2021, Tập đoàn liên tục phát triển thị trường này và chiếm gần 70% tổng lượng gạo xuất sang EU.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, TP. Cần Thơ cho hay, EVFTA tiếp tục mang lại cơ hội lớn hơn cho nông sản Việt, trong đó có gạo. Doanh nghiệp này cũng đã tận dụng EVFTA để xuất khẩu gạo tới Thụy Sỹ, Pháp, Đức… với sản lượng hàng ngàn tấn.

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Châu Âu (Eurostat), trong 10 nguồn cung gạo ngoại khối lớn cho EU, gạo xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt mức tăng giá mạnh nhất, tăng 20,3%, đạt trung bình 781 USD/tấn.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực đã thúc đẩy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng từ 10-20 UDS/tấn (tùy loại). Điều này đã phần nào bù đắp cho lượng gạo xuất khẩu tăng thấp do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Gạo Việt Nam chất lượng xuất khẩu, ảnh minh họa internet
Gạo Việt Nam chất lượng xuất khẩu, ảnh minh họa internet.

Theo cam kết trong EVFTA, mỗi năm, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch xuất khẩu khoảng 80.000 tấn, bao gồm 30.000 tấn gạo xát, 20.000 tấn gạo chưa xát và 30.000 tấn gạo thơm... Lượng hạn ngạch này sẽ hỗ trợ đáng kể cho các doanh nghiệp xuất khẩu để tận dụng ưu đãi thuế quan bằng 0%.

Trước khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường EU bị áp thuế 45%. Thậm chí, một số nước trong khối EU áp mức thuế nhập khẩu với gạo Việt Nam lên tới 100% hoặc cao hơn. Đồng thời, Việt Nam chưa được EU dành hạn ngạch thuế quan, nên rất khó cạnh tranh với các nước được phân bổ lượng hạn ngạch thuế quan như Thái Lan, Mỹ, Australia, Ấn Độ, Pakistan và các nước được miễn thuế và không bị áp dụng hạn ngạch như Lào, Campuchia, Myanmar.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU trong năm 2021 dẫu chưa ghi nhận sự gia tăng mạnh về khối lượng, nhưng mức giá và trị giá thu về đã tăng lên đáng kể. Ước cả năm, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này khoảng 60.000 tấn gạo, trị giá 41 triệu USD, tăng gần 1% về lượng và tăng hơn 20% về trị giá so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu gạo thơm khoảng 40.000 tấn, trị giá gần 30 triệu USD, tăng hơn 9% về lượng và gần 30% về trị giá.

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại BOT Phú Hữu
TP. Hồ Chí Minh yêu cầu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại BOT Phú Hữu

Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị liên quan khắc phục các bất cập để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại khu vực BOT Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Kinh tế tư nhân đóng góp 45% GDP, 40% vốn đầu tư toàn xã hội
Kinh tế tư nhân đóng góp 45% GDP, 40% vốn đầu tư toàn xã hội

Hội nghị thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân, khu vực kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân đóng góp 45% GDP, 40% vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra 85% việc làm cho tổng số lao động, chiếm 35% kim ngạch nhập khẩu và 25% kim ngạch xuất khẩu.

Oshun Beauty bị xử phạt 25 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 4,5 tháng
Oshun Beauty bị xử phạt 25 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 4,5 tháng

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh công bố các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế. Trong đó, chủ hộ kinh doanh Oshun Beauty bị xử phạt 25 triệu đồng, đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn 4,5 tháng.

Điểm tên thị trường xuất khẩu lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam
Điểm tên thị trường xuất khẩu lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam

Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi gia súc và nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc chiếm 40,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Tiếp theo là thị trường Mỹ đạt trên 88,88 triệu USD, chiếm 13,2%

Bình Định có thêm cụm công nghiệp 35ha
Bình Định có thêm cụm công nghiệp 35ha

UBND tỉnh Bình Định vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm Công nghiệp Tà Súc (giai đoạn 3) tại huyện Vĩnh Thạnh.

Trung tâm kinh tế tiểu vùng vừa được Thanh Hoá duyệt quy hoạch nằm ở đâu?
Trung tâm kinh tế tiểu vùng vừa được Thanh Hoá duyệt quy hoạch nằm ở đâu?

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 3775 về việc phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy đến năm 2045.