Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Mỹ Đức (Hà Nội): Chính quyền có làm khó dân khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ?

Có đơn xin mua đất, biên bản giao đất, biên bản giao quyền sử dụng đất ở cho gia đình ông Nguyễn Kiếm Ba, mọi giấy tờ này đều có chữ ký và con dấu của nguyên Chủ tịch UBND xã Thượng Lâm (Mỹ Đức, Hà Nội) từ hơn 20 năm trước. Tuy nhiên, UBND xã Thượng Lâm hiện nay lại không thừa nhận?

Mỹ Đức (Hà Nội): Chính quyền có làm khó dân khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ? - Hình 1

 Ngôi nhà được gia đình ông Nguyễn Kiếm Ba sử dụng đã hơn 20 năm 

Dân có giấy tờ mua bán đất

Theo bà Nguyễn Thị Thuận (vợ ông Nguyễn Kiếm Ba), hộ khẩu thường trú tại thôn Thượng, xã Thượng Lâm (Mỹ Đức, Hà Nội): Ngày 28/12/1993, ông Nguyễn Kiếm Ba ký hợp đồng thuê đất với UBND xã Thượng Lâm khu đất rộng 1 mẫu, 7 sào, 3 thước để làm vườn trồng cây ăn quả, hoa màu và các loại cây cảnh.

Theo đơn thư phản ánh của gia đình bà Thuận: “Năm 1994, gia đình tôi làm đơn xin mua một xuất đất, nằm trong khu đất hợp đồng của gia đình với UBND xã Thượng Lâm để trồng cây ăn trái và đã được UBND xã Thượng Lâm duyệt đơn xin mua đất của gia đình tôi, có biên bản giao đất ở, có chữ ký và con dấu của Chủ tịch UBND xã.

Gia đình tôi làm nhà ở và canh tác trên lô đất này ổn định từ năm 1994 đến nay, không có tranh chấp với ai. Cuối năm 2016, đầu năm 2017, gia đình tôi lên UBND xã Thượng Lâm xin kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau 3 lần làm việc với UBND xã Thượng Lâm, được UBND xã Thượng Lâm trả lời bằng Thông báo số 03/TB-UBND ngày 29/6/2017 rằng, đất của gia đình nhà tôi là đất do UBND xã Thượng Lâm quản lý và gia đình tôi đang có tranh chấp với UBND xã nên không đủ điều kiện để cấp GCN QSD đất cho gia đình tôi”.

Bà Nguyễn Thị Thuận cho rằng, xã Thượng Lâm phủi hết trách nhiệm, thiếu căn cứ, thiếu trách nhiệm khi các giấy tời mua bán đều có con dấu và chữ ký của Chủ tịch UBND xã Thượng Lâm thời kỳ đó. Sự việc này, khiến gia định bà lâm cảnh khốn khó, dư luận bức xúc.

Mỹ Đức (Hà Nội): Chính quyền có làm khó dân khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ? - Hình 2

Mỹ Đức (Hà Nội): Chính quyền có làm khó dân khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ? - Hình 3

Mỹ Đức (Hà Nội): Chính quyền có làm khó dân khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ? - Hình 4

Đơn xin mua đất và biên bản giao đất cho ông Ba

Theo đơn xin mua đất ngày 10/4/1994 của ông Nguyễn Kiếm Ba, xã viên Đội 6 (nay là thôn Thượng), gia đình ông đề nghị được mua 300 m2 đất ở dưới góc phía tây của khu đất mà gia đình đang hợp đồng với UBND xã trồng cây ăn quả. Mục đích là để làm nhà ở, vừa là để bảo vệ, vừa làm dịch vụ bán hoa quả, vừa giải quyết chỗ ở của gia đình chật hẹp.

Theo đơn xin mua đất ngày 10/4/1994 của ông Nguyễn Kiếm Ba thì, ngày 30/4/1994, lãnh đạo xã Thượng Lâm đã ký phê duyệt, với nội dung: “Căn cứ nghị quyết của HĐND xã họp ngày 25/4/1994 về việc giải quyết một số diện tích đất ở trong xã, UBND xã đồng ý duyệt cho ông Ba được mua 300 m2 đất ở khu vườn cây ăn quả”. 

Ngày 2/5/1994, UBND xã Thượng Lâm có biên bản giao đất cho ông Nguyễn Kiếm Ba, trong biên bản giao đất có ghi: “…Theo đơn xin mua đất của ông Ba được UBND xã duyệt ngày 30/4/1994, tại góc dưới phía tây các chiều như sau: phía bắc 20 m, phía nam 20 m, phía tây 15 m, phía Đông 15 m. Tổng số là 300 m2. Quy ra thóc là 300 m x 8 kg =2.400 kg thóc. Ông Ba được quyền sử dụng từ ngày 2/5/1994 trở về sau…”.

Cùng ngày 2/5/1994, UBND xã Thượng Lâm có Biên bản giao quyền sử dụng đất ở cho gia đình ông Nguyễn Kiếm Ba. Nội dung biên bản ghi rõ: “…UBND xã giao cho ông Nguyễn Kiếm Ba đất làm nhà ở khu vực phía tây vườn cây ăn quả (sân kho đội 6 cũ), tổng diện tích 217 m2, có chiều dài cạnh phía đông 11 m 20 cm, phía tây 10 m 5 cm, phía nam 20 m và phía bắc 20 m. Kể từ ngày 2/5/1994, UBND xã giao quyền sử dụng đất trên để làm nhà ở”.

Tất cả đơn xin mua đất ngày 10/04/1994, Biên bản giao đất cho gia đình ngày 02/05/1994, Biên bản giao quyền sử dụng đất ở cho gia đình ông Nguyễn Kiếm Ba (chồng bà Thuận) ngày 02/05/1994, đều có chữ ký và con dấu của Chủ tịch UBND xã.

Ngày 3/03/2017, gia đình bà lên UBND xã xin kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tuy nhiên, UBND xã lại không thừa nhận đã bán cho gia đình bà? Theo bà Thuận: UBND xã triệu tập cán bộ thời kỳ ký giấy bàn giao đất cho gia đình năm 1994 lên đối chất thì cán bộ thời đó phủi hết trách nhiệm là không có chuyện mua bán đất với gia đình (?!). Người đứng ra mua đất là ông Nguyễn Kiếm Ba, nguyên Chủ tịch Hội Làm vườn xã Thượng Lâm (chồng bà Thuận) hiện giờ đang bị tai biến, không nói và không đi lại được.

Mỹ Đức (Hà Nội): Chính quyền có làm khó dân khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ? - Hình 5

Ông Nguyễn Kiếm Ba hiện không nói và không đi lại được

Chính quyền xã phủ nhận việc bán đất?

Sau 3 lần làm việc, UBND xã Thượng Lâm trả lời bằng Thông báo số 03/TB-UBND ngày 29/6/2017 về kết quả giải quyết theo đơn đề nghị của bà Nguyễn Thị Thuận về việc đề nghị cấp GCNQSD đất ở.

Cụ thể: “Qua xem xét các tài liệu của gia đình cung cấp liên quan đến việc xin cấp GCNQSD đất ở, các ý kiến của nguyên cán bộ UBND xã thời năm 1994 là không có chuyện UBND xã bán cho gia dình ông Ba. Lúc đó, UNBD xã chỉ giao cho gia đình ông Ba mượn để làm nhà bảo vệ theo hợp đồng giao khoán đất trồng cây, hiện tại sổ mục kê, bản đồ địa chính đất ở đang lưu trữ là không có đất ở mang tên ông Nguyễn Kiếm Ba.

Qua kiểm tra rà soát hồ sơ, bà Nguyễn Thị Thuận cung cấp: Cùng một ngày 2/5/1994 mà biên bản giao đất thì ghi tổng 300 m2. Biên bản giao quyền sử dụng đất thì ghi tổng 217 m2, được xác định cùng một ngày mà 2 văn bản không khớp nhau về diện tích, không có chữ ký của người ghi biên bản, không có chữ ký của thành viên UBND có thành phần trong biên bản.

Trong sổ địa chính và bản đồ năm 2004, số diện tích trên không thể hiện của gia đình ông Ba, bà Thuận và không thể hiện diện tích đó là đất thổ cư mà vẫn nằm trong diện tích hợp đồng trồng cây. Số diện tích trên, vẫn thuộc quyền UBND xã quản lý nằm trong hợp đồng vườn cây. UBND xã thông báo với bà Thuận là diện tích đất theo đơn đề nghị của bà đề nghị cấp GCNQSD đất ở là không có căn cứ pháp lý để làm thủ tục hồ sơ cấp GCNQSD đất ở theo luật đất đai quy định”.

Mỹ Đức (Hà Nội): Chính quyền có làm khó dân khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ? - Hình 6

Mỹ Đức (Hà Nội): Chính quyền có làm khó dân khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ? - Hình 7

Thông báo kết quả giải quyết theo đơn đề nghị của bà Nguyễn Thị Thuận

Theo thông báo trên, cùng một ngày 02/05/1994, mà biên bản giao đất ghi tổng 300 m2, còn biên bản giao quyền sử dụng đất ở thì ghi tổng 217 m2 là không khớp nhau về diện tích. Về điều này, bà Thuận cho biết: Nguyện vọng của gia đình khi đó làm đơn xin mua 300 m2, nhưng khi cán bộ địa chính xã về đo thực tế để bàn giao thì chỉ có 217 m2 đất; “đất nhà tôi đã chuyển mục đích sử dụng đâu mà đã có đất thổ cư?”.

Bà Thuận cho biết thêm: “Sau khi không đồng ý với cách giải quyết của UBND xã, gia đình đã làm đơn khiếu nại đến UBND huyện Mỹ Đức. Tuy nhiên, đã nhiều tháng nay, huyện vẫn chưa có kết quả chính thức”.

Khi được hỏi "nếu các giấy tờ mà bà Thuận đưa ra là hợp pháp thì xã có hướng giải quyết như thế nào?", ông Nguyễn Văn Viện, Chủ tịch UBND xã Thượng Lâm cho biết: “Không có hướng giải quyết nào, địa phương cũng không có ai đứng ra giải quyết việc đó”.

Theo ông Nguyễn Văn Viện: Khi điều tra hồ sơ và căn cứ tình hình thực tế, quản lý từ trước đến nay thì xã xác nhận đây là đất của xã quản lý, nằm trong diện tích đất thầu khoán vườn cây của gia đình ông Ba.

Cũng theo ông Viện: Chủ tịch cũ, ông Nguyễn Khắc Nhu khẳng định dấu quốc huy của UBND xã và chữ ký của mình là đúng và cấp giấy lưu không để ông Ba đi ngoại giao mua cây giống, ký lưu không, đóng dấu.

Ông Trần Văn Thể, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Mỹ Đức cho biết: Gia đình bà Thuận cũng đã có đơn đề nghị công nhận cấp GCNQSDĐ. Chúng tôi đang đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra các giấy tờ mà UBND xã trước đây ký xác nhận, phê duyệt. Hiện nay, chưa có kết luận chính thức.

Do ông Nguyễn Kiếm Ba đang bị bệnh tai biến, mất khả năng nói và không còn minh mẫn nên gia đình không tìm thấy giấy tờ nộp tiền mua đất, nộp thuế phí sử dụng đất. Bà Thuận mong muốn được cấp GCNQSDĐ mảnh đất đó, chấp nhận nộp truy thu thuế đầy đủ.

Trước những thông tin trên, đề nghị UBND huyện Mỹ Đức và các cấp ban, ngành vào cuộc làm rõ, mang lại quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân.

TH&CL sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Duy Hà

Bài liên quan

Tin mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston

Nhân chuyến tham dự Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 79, sáng 22/9/2024, giờ địa phương, tại thành phố New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston.

Bế mạc Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba
Bế mạc Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba

Ngày 22/9, tại Hà Nội, Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba đã diễn ra thành công với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên đến từ 42 quốc gia.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khảo sát việc thực hiện đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khảo sát việc thực hiện đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Chiều 22/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng đoàn công tác đã khảo sát và làm việc với tỉnh Lạng Sơn về đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh.

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 23/9
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 23/9

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 23/9 của các công ty chứng khoán.

Thanh Hóa sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân do lũ lớn
Thanh Hóa sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân do lũ lớn

Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền địa phương huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã di dời, sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân trước nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

Thổng thống Erdoğan: Cách tiếp cận dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi
Thổng thống Erdoğan: Cách tiếp cận dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ  Erdoğan nhấn mạnh, việc tăng cường hợp tác với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là một bước đi tự nhiên. Ông kêu gọi một cách tiếp cận chính sách dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi.