Mỹ chuẩn bị công nhận Golan thuộc Israel, Nga tính sao?
Hiện tại Nga đang đạo diễn ván cờ Syria nên nếu Tổng thống Trump công nhận Cao nguyên Golan thuộc Israel có thể đối mặt với một nước cờ hiểm của Putin...
Dường như Mỹ đang chuẩn bị công nhận Cao nguyên Golan thuộc Israel
Ngày 6/9 khi trả lời phỏng vấn báo Hayom của Israel, Đại sứ Mỹ tại Israel David Friedman cho biết ông mong muốn Cao nguyên Golan được sát nhập vào lãnh thổ Israel và nằm dưới quyền kiểm soát nhà nước Do Thái "mãi mãi."
Ông Friedman nhấn mạnh: "Tôi thật sự không thể tưởng tượng ra viễn cảnh Cao nguyên Golan mãi mãi không phải là một phần của Israel. Tôi không thể tưởng tượng ra viễn cảnh Cao nguyên Golan trở về với Syria".
Nhà ngoại giao Mỹ cho rằng: "Việc từ bỏ Cao nguyên Golan sẽ đặt Israel vào thế bất lợi về an ninh và nếu điều đó xảy ra thì đây là phần thưởng lớn cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad".
Đại sứ Mỹ tại Israel David Friedman
Ngay từ đầu nhiệm kỳ Tổng thống Trump, Tel Aviv đã vận động Washington chính thức công nhận quy chế pháp lý cuối cùng của Cao nguyên Golan thuộc về Israel, nhất là sau khi ông Trump đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Còn nhớ ngày 24/5 Bộ trưởng Tình báo Israel Katz đã cho biết việc xác nhận chủ quyền với Cao nguyên Golan mà nhà nước Do Thái đã quản lý 51 năm qua “đứng đầu chương trình nghị sự” trong đàm phán ngoại giao song phương Israel-Mỹ.
Vì vậy, “tôi nghĩ rằng điều kiện đã chín muồi và khả năng điều này sẽ xảy ra là rất cao", Bộ trưởng Tình báo Israel nhận định về khả năng chính quyền Trump ra quyết định công nhận Cao nguyên Golan thuộc Israel.
Tuy nhiên, khi được hỏi về ý kiến của ông Katz, đại diện sứ quán Mỹ tại Israel lại trả lời nước đôi : "Chúng tôi không phải là một kênh truyền tải thông tin ngoại giao nhà nước". Song giới phân tích vẫn nhận định niềm tin của Tel Aviv không phải viển vông.
Nay Đại sứ Friedman công khai mong muốn Cao nguyên Golan thuộc về Israel cho thấy dường như Mỹ đang chuẩn bị công nhận quy chế cuối cùng cho vùng đất nóng này, dù gần đây Cố vấn An ninh Quốc gia MỹJohn Bolton phủ nhận điều đó.
Bởi khi được hỏi liệu chính quyền Tổng thống Trump có thể xem xét công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan hay không, Đại sứ Friedman khẳng định: "Điều đó chắc chắn xảy ra. Nó sẽ diễn ra".
Xin nhắc lại, Cao nguyên Golan là một phần lãnh thổ của Syria giáp với Israel và có diện tích khoảng 1.200 km2, từng tạo thành một vùng đệm chiến lược giữa hai quốc gia có nhiều xung đột này.
Nhưng trong cuộc Chiến tranh Trung Đông năm 1967, Israel đã chiếm đóng Cao nguyên Golan của Syria. Tel Aviv đã đưa người định cư đến vùng lãnh thổ này và năm 1981 thì quyết định sát nhập vào Israel, nhưng không được công nhận quốc tế.
Theo Reuters, từ năm 1967, khoảng 20.000 người Israel đã chuyển đến Cao nguyên Golan sinh sống cùng khoảng 20.000 người Druze của Syria ở đó. Israel cho phép Druze lựa chọn quyền công dân, nhưng hầu hết người Druze vẫn giữ quốc tịch Syria.
Tổng thống Trump sẽ công nhận chủ quyền của Israel với Cao nguyên Golan
Năm 2000, Israel và Syria đã đàm phán cấp cao về việc trả lại Cao nguyên Golan cho Syria và hai bên sẽ ký một hiệp ước hòa bình. Song các cuộc đàm phán đã sụp đổ, các cuộc đàm phán sau đó với trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ cũng thất bại.
Tel Aviv cho biết khi họ sẵn sàng cân nhắc việc trả lại Cao nguyên Golan vì hòa bình thì cuộc nội chiến Syria nổ ra, dẫn đến sự hiện diện của Iran khi Tehran việc ủng hộ Damascus và Israel nhận thấy cần phải giữ lại cao nguyên chiến lược này.
Chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhìn nhận việc công nhận chủ quyền của Israel với Cao nguyên Golan sẽ mở rộng tiềm năng cho cuộc đối đầu của chính quyền Trump chống lại việc Iran mở rộng ảnh hưởng và xâm lược tại Trung Đông.
Nga tính sao nếu Cao nguyên Golan "mãi mãi" thuộc về Israel?
Chính quyền Obama từng gạt bỏ vấn đề chủ quyền của Israel với Cao nguyên Golan, song với những gì đã thực hiện tại Trung Đông trong thời gian qua thì xác suất chính quyền Trump công nhận vùng lãnh thổ này thuộc về nhà nước Do Thái là rất cao.
Theo Bộ trưởng Tình báo Israel thì đây là thời điểm hoàn hảo để Mỹ thực hiện việc công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan, bằng một tuyên bố của Tổng thống Mỹ và nó sẽ được Tel Aviv xem như một căn cứ pháp lý.
Bởi ngoài việc đáp ứng mong mỏi của Tel Aviv, thì công nhận chủ quyền của Israel với Cao nguyên Golan còn giúp cho Mỹ đạt được nhiều mục đích, nên Washington sẽ có thể xúc tiến vấn đề này.
Thứ nhất, kiềm chế Iran, mà theo Tel Aviv thì đây là một đòn đau với Tehran trong việc không thể giúp Damascus và tận dụng lãnh thổ Syria để đe doạ an ninh của nhà nước Do Thái.
Nếu Mỹ công nhận Cao nguyên Golan thuộc Israel, khi đó quân đội Syria, Iran và Hezbollah để những viên đạn lạc rơi vào vùng cao nguyên chiến lược sẽ bị coi là xâm phạm chủ quyền Israel, chứ không chỉ đe doạ an ninh nhà nước Do Thái.
Khi đó, việc đáp trả của quân đội Israel sẽ có quân đội Mỹ cùng tham gia vì hiệp ước đồng minh chiến lược Mỹ-Israel, từ đó Mỹ có thể ngăn chặn Iran, tiêu diệt Hezbollah và hoàn toàn có cớ hợp lý để hiện diện lâu dài tại Syria.
Netanyahu có thể nhận được món quà thứ 3 của Trump?
Thứ hai, hạn chế tối đa khả năng Nga tiến nhanh và tạo thách thức lớn hơn với Mỹ tại Trung Đông, khi siêu cường quân sự này vẫn chưa xây dựng mối quan hệ đồng minh chiến lược nào tại vùng đất nóng.
Theo Reuters, Nga - người bảo trợ đầy quyền lực của Damascus - từ lâu đã khẳng định rằng toàn vẹn lãnh thổ của Syria cần phải được khôi phục, đồng nghĩa Cao nguyên Golan bị Israel chiếm đóng phải được trả lại cho Syria.
Điều đó cho thấy nguy cơ xung đột Mỹ-Nga sẽ hiển hiện nếu Tổng thốgn Trump quyết định công nhận chủ quyền của Israel với Cao nguyên Golan, vùng đất nhà nước Do Thái đã chiếm đóng 51 năm qua.
Theo Bộ trưởng Tình báo Israel Katz thì “bất kỳ viễn cảnh nào về sự bùng nổ giữa Moscow và Washington trong việc Mỹ công nhận chủ quyền của Israel đối với Golan” đều đã được hoá giải.
Bởi thực ra Moscow chỉ bảo trợ cho Damascus, chứ quan hệ Nga-Syria chưa phải là đồng minh chiến lược, do vậy Nga không thể sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền cho Syria, mà vấn đế chỉ là công cụ ngoại giao.
Khi Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel mà Nga chỉ dừng lại ở việc chỉ trích, thì Mỹ việc công nhận chủ quyền Cao nguyên Golan có lẽ phản ứng của Nga về bản chất cũng không khác, dù mức độ phản ứng có thể gay gắt hơn.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, quy chế của Jerusalem và Cao nguyên Golan là hoàn toàn khác biệt, do vậy phản ứng của Moscow, nếu như Washington công nhận Cao nguyên Golan thuộc Israel, cũng sẽ rất khác nhau.
Theo lịch sử thì dù cộng đồng quốc tế xem Đông Jerusalem như một phần lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, nhưng cả Tây Jerusalem và Đông Jerusalem lại không được công nhận thuộc Nhà nước Do Thái hay Nhà nước Palestine.
Quy chế của Jerusalem không rõ ràng nên Tổng thống Trump dễ dàng công nhận là thủ đô của Israel
Theo Kế hoạch phân vùng của LHQ thông qua tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng vào năm 1947, quy chế pháp lý của vùng lãnh thổ nhạy cảm cũng không được tổ chức quốc tế này xác lập cụ thể.
LHQ lại dự kiến biến Jerusalem thành vùng lãnh thổ phân lập - không thuộc Palestine cũng không thuộc Israel - mà do chính LHQ quả lý. Tuy nhiên, khi LHQ chưa xây dựng được quy chế phân lập cho Jerusalem thì Israel đã ra tay.
Trong cuộc chiến tranh năm 1948, nhà nước Do Thái Israel đã chiếm phần phía tây thành phố Jerusalem, trong khi phần phía đông của thành phố này bị chiếm đóng bởi Vương quốc Jordan.
Ngày 5/12/1949, Thủ tướng David Ben-Gurion đã tuyên bố Jerusalem là thủ đô của Israel, từ đó tất cả các nhánh quyền lực của nhà nước Do Thái từ lập pháp, tư pháp và hành pháp được đóng tại Jerusalem, ngoại trừ Bộ Quốc phòng đóng ở Tel Aviv.
Tại thời điểm chính phủ Ben-Gurion tuyên bố chủ quyền với Jerusalem thì thành phố này đã được phân chia giữa Israel và Jordan, do đó chỉ có Tây Jerusalem mới thực sự là thủ đô của Israel.
Tháng 7/1980, Israel thông qua Luật Jerusalem - và xem đây là Luật cơ bản - quy định Jerusalem là thủ đô "hoàn chỉnh và thống nhất" của nhà nước Do Thái. Song cộng đồng quốc tế vẫn không công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Ngày 20/8/1980 Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 478 tuyên bố Luật cơ bản của Israel xác định quy chế của Jerusalem là "vi phạm luật pháp quốc tế", là "vô giá trị và phải được hủy bỏ ngay lập tức".
Như vậy, đến trước khi Tổng thống Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, quy chế pháp lý của thành phố cổ này vẫn chưa được xác. Đây chính là cơ sở quan trọng để Washington xác lập quy chế cuối cùng cho Jerusalem.
Moscow đang đạo diễn ván cờ Syria nên Trump không thể liều lĩnh với Putin, công nhận Cao nguyên Golan thuộc Israel
Trong khi đó, Cao nguyên Golan là lãnh thổ Syria bị Israel chiếm đóng - nghĩa là đã có quy chế chế cuối cùng. Do vậy, nếu Washington công nhận chủ quyền của Israel với vùng đất này là ủng hộ xâm lược, nên phản ứng của Moscow chắc chắn sẽ khác.
Công nhận chủ quyền của Israel với Cao nguyên Golan, Washington được nhìn nhận là "bắn 1 mũi tên trúng 2 đích", đó là vừa giúp Tel Aviv, vừa giảm được đà tiến của Moscow về Trung Đông, mà có thể làm hỏng nhiều mưu đồ Mỹ.
Đã ký Thoả thuận hạt nhân Iran nhưng Trump còn xé bỏ, quy chế cho Jerusalem là vấn đề nguy hiểm tại Trung Đông mà Trump còn bất chấp, thì có lẽ việc vị tổng thống doanh nhân tiếp tục làm càn với Cao nguyên Golan là hoàn toàn có thể xảy ra.
Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra thì phản ứng của Moscow chắc sẽ rất mạnh mẽ. Hiện tại Nga đang đạo diễn ván cờ Syria nên việc Trump công nhận Cao nguyên Golan thuộc Israel có thể đối mặt với một nước cờ hiểm của Putin. Chúng ta cùng chờ xem.
Theo Baodatviet
Tin mới
Công điện khẩn về cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn.
Đà Nẵng: Hỗ trợ 25 tỷ đồng, cử 2 đội giúp dọn dẹp cây xanh gãy đổ
Để kịp thời hỗ trợ, chia sẻ, động viên các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, trước mắt, TP. Đà Nẵng cử 4 đoàn công tác đến thăm hỏi và hỗ trợ khoảng 25 tỷ đồng để các địa phương khắc phục một phần hậu quả bão, lũ.
Tỷ giá USD hôm nay 10/9: Đồng USD tăng giá trước dữ liệu lạm phát
Tỷ giá USD hôm nay 10/9, đồng USD tăng giá khi các nhà giao dịch giảm cược vào việc Fed cắt giảm lãi suất nhiều hơn.
Giá xăng dầu hôm nay 10/9: Đồng loạt tăng mạnh
Giá xăng dầu thế giới trong phiên giao dịch hôm nay (10/9) đồng loạt tăng mạnh.
Gia Lai: Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện bị bắt tạm giam để điều tra về tội Nhận hối lộ
Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai vừa bị Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao bắt tạm giam để điều tra về tội Nhận hối lộ.
Bước đầu xác định được 8 nạn nhân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu
Đến tối 9/9, lực lượng chức năng bước đầu xác định được 8 nạn nhân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu (nối hai huyện Tam Nông - Lâm Thao của Phú Thọ).
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam