Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Mức đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia của Việt Nam hiện nay chỉ đạt 2/5

Nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài và phân bố không đều theo không gian và thời gian. Rừng đầu nguồn bị suy giảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn sinh thủy trên các lưu vực sông…

Gửi báo cáo tới các vị đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đặng Quốc Khánh nêu, Việt Nam có 3.450 sông, suối với chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 13 sông lớn; 392 sông, suối liên tỉnh và 3.045 sông, suối nội tỉnh. Tổng lượng nước trung bình nhiều năm của Việt Nam khoảng 935,9 tỷ m3/năm.

Ảnh minh họa, nguồn internet.
Mức đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia của Việt Nam hiện nay chỉ đạt 2/5. Ảnh minh họa, nguồn internet.

Tổng lượng nước bình quân trên đầu người khoảng 9.589 m3/người/năm, cao hơn so với tiêu chuẩn của khu vực và trên toàn cầu. Tuy nhiên, nếu chỉ xét nguồn nước nội sinh của Việt Nam thì chỉ đạt 4.421 m3/người/năm, thấp hơn so với trung bình của Đông Nam Á (4.900 m3/người/năm).

Tác động của biến đổi khí hậu kết hợp với khai thác thượng nguồn nên xâm nhập mặn đã liên tục xảy ra đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), điển hình như mùa khô 2015-2016, 2019-2020 và mặn cục bộ đầu năm 2024 vừa qua, xâm nhập mặn đang có xu thế sớm hơn và mạnh hơn so với trước đây.

Trong mùa khô năm 2024, lượng nước về Đồng bằng sông Cửu Long qua Tân Châu, Châu Đốc trên sông Tiền và sông Hậu tính hết tháng 4/2024 khoảng 75 tỷ m3, thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 8%; riêng trong tháng 5/2024 khoảng 11 tỷ m3 thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 19%.

Theo Bộ trưởng, nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài và phân bố không đều theo không gian và thời gian. Tổng lượng nước từ nước ngoài chảy vào Việt Nam khoảng 504,4 tỷ m3, chiếm 60% tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm; mùa cạn kéo dài 7-9 tháng chỉ chiếm khoảng 28%.

Nguồn nước phân bố không đều theo không gian và thời gian, rừng đầu nguồn bị suy giảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn sinh thủy trên các lưu vực sông…

Áp lực phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu nước tăng nhanh chóng: Bình quân trong vòng 50 năm qua, nhu cầu nước đã tăng gấp 3 lần do sự gia tăng dân số, phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đô thị hóa. Dự báo đến năm 2030 nhu cầu sử dụng nước cho các ngành khoảng 122,47 tỷ m3/năm, đến năm 2050 khoảng 131,7 tỷ m3/năm.

Mức đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia của Việt Nam hiện nay chỉ đạt 2/5. Ảnh minh họa, nguồn internet.
Mức đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia của Việt Nam hiện nay chỉ đạt 2/5. Ảnh minh họa, nguồn internet.

Trong khi đó thì ô nhiễm nguồn nước gia tăng, suy giảm, cạn kiệt dòng chảy ở nhiều dòng sông, đoạn sông (hạ lưu các sông chính như sông Hồng, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba,...; ở hạ lưu hàng trăm các hồ chứa thủy điện, thủy lợi).

Đáng chú ý, theo đánh giá của các Tổ chức quốc tế, mức đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia của Việt Nam hiện nay chỉ đạt mức 2/5 (trong khi đó ở Indonesia đạt mức 3/5, Hàn Quốc và Úc đạt 4/5 là mức cao nhất thế giới năm 2020).

Báo cáo của Bộ trương cũng nêu giải pháp phòng, chống tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu, suy giảm, ô nhiễm nguồn nước góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước.

Theo đó, từ năm 2025, hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ công bố kịch bản nguồn nước trên các lưu vực sông liên tỉnh.

Phục hồi, làm sống lại các “dòng sông chết” đã đến lúc phải xem là một trong những vấn đề cần được ưu tiên triển khai trong những năm tới nhằm khôi phục nguồn nước, tạo dòng chảy, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái và các giá trị của nguồn nước đã mất đi do quá trình phát triển kinh tế, đô thị hóa, các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp gia tăng, theo Bộ trưởng.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch, chương trình, đề án phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; ưu tiên phục hồi các “dòng sông chết” nhằm khôi phục nguồn nước, tạo dòng chảy, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái, trong đó kèm theo chương trình, đề án, dự án ưu tiên làm “sống lại” các dòng sông.

Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an ninh nguồn nước thời gian qua là một trong những nội dung sẽ được Quốc hội chất vấn vào sáng 4/6, với người trả lời chính là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh. 

H.Dương (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Đà Nẵng: Cho thuê 1 ha đất vàng giá 1.336 tỷ, 2 lần gọi mời nhưng không có khách
Đà Nẵng: Cho thuê 1 ha đất vàng giá 1.336 tỷ, 2 lần gọi mời nhưng không có khách

Khu đất có ký hiệu A1-2-1, thuộc vệt trục đường từ cầu Sông Hàn ra biển - đường Phạm Văn Đồng, đấu giá theo hình thức trả tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê, số tiền khoảng 1.336 tỷ đồng, đưa ra đấu giá 2 lần nhưng không thành...

Quảng bá sản phẩm và ẩm thực Việt Nam tại Lễ hội Đoàn ngoại giao
Quảng bá sản phẩm và ẩm thực Việt Nam tại Lễ hội Đoàn ngoại giao

Nối tiếp thành công của các kỳ lễ hội trước, năm nay Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan đã tổ chức 2 gian hàng để quảng bá trái cây tươi, nông sản thực phẩm khô, chế biến và các món ăn thương hiệu Việt tại Lễ hội Đoàn Ngoại giao (Embassy Festival).

Thaco xuất khẩu thân xe sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
Thaco xuất khẩu thân xe sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ

Tại cảng Chu Lai (Quảng Nam), THACO AUTO vừa xuất khẩu lô body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Kia Ấn Độ. Đây là lô hàng đầu tiên theo Hợp đồng hợp tác sản xuất và xuất khẩu được hai bên ký kết trước đó với tổng doanh thu gần 50 triệu USD.

Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh đã kiểm tra 511 vụ trong tháng 8 năm 2024
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh đã kiểm tra 511 vụ trong tháng 8 năm 2024

Trong tháng 8/2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra 511 vụ, thu nộp ngân sách số tiền hơn 10 tỷ đồng.

Cảnh báo mưa lũ và sạt lở đất tại 16 tỉnh, thành phía Bắc
Cảnh báo mưa lũ và sạt lở đất tại 16 tỉnh, thành phía Bắc

Trong 6h tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện thuộc 16 tỉnh, thành phố gồm Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bãi, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng và Thanh Hóa.

Cách lái xe an toàn vượt qua vùng nước chảy xiết mùa mưa lũ
Cách lái xe an toàn vượt qua vùng nước chảy xiết mùa mưa lũ

Mưa lũ thường kéo theo nước chảy xiết qua các con đường gần vùng núi hoặc đập tràn, gây nguy hiểm cho các phương tiện. Dưới đây là một số hướng dẫn lái xe an toàn cho các tài xế khi buộc phải đi qua các đoạn đường này.