Một biện pháp ngăn sở hữu chéo ngân hàng là không đủ, cần tăng cường giám sát, thực thi
Đại biểu Quốc hội băn khoăn giảm tỷ lệ sở hữu của cá nhân, tổ chức tại các ngân hàng khó ngăn sở hữu chéo, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, một biện pháp là không đủ mà cần tăng cường giám sát, thực thi.
Chiều 15/01, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi. Một trong những quy định nhận được nhiều ý kiến thảo luận là giảm tỷ lệ sở hữu của cá nhân, tổ chức tại các tổ chức tín dụng.
Dự thảo thể hiện, tỷ lệ sở hữu cổ phần với cổ đông cá nhân được đề nghị giữ như hiện hành, tức 5%. Giới hạn cho cổ đông là tổ chức (gồm cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) giảm từ 15% xuống 10%; cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%.
Tuy nhiên, theo đại biểu Đoàn Thị Lê An, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng, việc này chỉ kiểm soát về hồ sơ. Khống chế tỷ lệ sở hữu không quan trọng bằng việc giám sát thực thi quy định. Chưa kể, việc này có thể tạo thêm rào cản ngăn dòng vốn ngoại vào ngân hàng nội.
Hơn nữa, chủ ngân hàng khó có thể lũng đoạn hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng nếu nắm 15-20% vốn. Thực tế, các trường hợp sai phạm vừa qua cũng cho thấy tỷ lệ sở hữu thực sự có thể cao hơn nhiều so với quy định thông qua công ty con, công ty liên kết hoặc cá nhân khác đứng tên.
"Sửa luật để phù hợp thực tiễn là cần thiết, nhưng khống chế tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng không đủ ngăn tái diễn vụ việc như SCB. Bởi sở hữu chéo, thao túng ngân hàng rất phức tạp, nếu nhìn trên giấy tờ nhiều cổ đông sở hữu thấp hơn tỷ lệ cho phép nhưng vẫn nắm quyền chi phối", bà Đoàn Thị Lê An nêu quan điểm và đề nghị xem xét quy định chặt hơn về thủ tục cấp tín dụng cho cổ đông, người có liên quan; bổ sung quy định về giám sát chéo và trách nhiệm giải trình.
Còn theo ông Võ Mạnh Sơn, đoàn Thanh Hoá, tỷ lệ sở hữu của cá nhân, tổ chức và cá nhân, người có liên quan tại các ngân hàng theo quy định hiện nay lần lượt 5% và 15%, là thấp so với nhiều nước.
Theo đại biểu, giảm tỷ lệ này chưa phải là giải pháp phù hợp lúc này. Tỷ lệ sở hữu quá thấp khiến các cổ đông không gắn bó với kinh doanh ngân hàng.
Vị đại biểu này cũng đề nghị bổ sung quy định chặt chẽ hơn điều kiện cấp tín dụng cho ngân hàng liên quan tới cổ đông sở hữu cổ phần và không hồi tố với trường hợp đã sở hữu trước ngày luật này có hiệu lực.
Ở góc độ khác, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy, đoàn TP. HCM phân tích, ban soạn thảo cân nhắc bổ sung phân loại tổ chức tín dụng theo tiêu chí tổng vốn tự có, và ứng mỗi nhóm sẽ có tỷ lệ cấp tín dụng khác nhau. Quy mô vốn của các ngân hàng liên tục tăng, có sự phân hóa giữa các nhà băng, vì thế không nên áp dụng cào bằng.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, giảm tỷ lệ sở hữu sẽ tăng cơ cấu cổ đông, hạn chế chi phối, thâu tóm ngân hàng. Việc này cũng phù hợp với định hướng đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu 2021-2025.
Để tránh xáo trộn tới hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật lần này đưa ra điều khoản chuyển tiếp. Cụ thể, từ 01/01/2025 (thời điểm Luật này có hiệu lực) cổ đông vượt tỷ lệ sở hữu cổ phần được duy trì nhưng không tăng thêm, trừ trường hợp họ nhận cổ tức bằng cổ phiếu.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, để ngăn chặn sở hữu chéo, một biện pháp là không đủ mà cần nhiều giải pháp đồng bộ. "Như trường hợp SCB vừa qua, sở hữu cá nhân chỉ 5% nhưng nhờ người này, mượn danh người kia đứng tên. Vì vậy quy định trong luật không đủ mà ngoài thực thi pháp luật, cũng cần tăng cường giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng".
PV/VOV.vn
Tin mới
Đưa nguồn hàng lên kệ siêu thị, mở rộng phân phối, tiết giảm chi phí trung gian
Chiều ngày 17/9, trong khuôn khổ Hội chợ Thương mại Festival Huế 2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức “Hội nghị kết nối cung cầu giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành năm 2024”.
Hà Tĩnh hỗ trợ đợt 1 cho các tỉnh bão lũ phía Bắc 27,5 tỷ đồng
Ban Vận động cứu trợ tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành quyết định về việc phân bổ kinh phí đợt 1 để hỗ trợ đồng các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra với số tiền 27,5 tỷ đồng. Số tiền này được trích từ số tiền các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã quyên góp ủng hộ gửi về Ban Vận động Quỹ Cứu trợ tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua.
Gia Lai: Cục QLTT tỉnh ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
Tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai vừa diễn ra Lễ phát động Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Gia Lai quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 33.000.000 đồng cùng hơn 500 đơn vị sản phẩm hỗ đã được Cục QLTT Gia Lai chuyển đến cơ quan chức năng, góp phần hỗ trợ đồng bào miền Bắc…
Lào Cai: Phát sóng điện thoại cho 100% các xã sau mưa lũ
Ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão từ ngày 7 - 16/9/2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã gây nhiều thiệt hại nặng nề về người, nhà ở, sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng; ước thiệt hại sơ bộ trên 3.235 tỷ đồng.
Chứng khoán phiên chiều 17/9: Nhà đầu tư mạnh tay bắt đáy, VN-Index tăng vọt
Đà khởi sắc bất ngờ ở nhiều mã bluechip với sự dẫn dắt của VHM, cùng lực cầu bắt đáy gia tăng ở các cổ phiếu bất động sản, xây dựng, công ty chứng khoán đã giúp VN-Index có phiên hồi phục gần 20 điểm.
Bắc Ninh khẩn trương xử lý các điểm “nóng” gây ô nhiễm môi trường, gắn trách nhiệm người đứng đầu
Đây là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh tại phiên họp thường kỳ tháng 9/2024 của UBND tỉnh diễn ra sáng nay, 17/9.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9