Mô hình nuôi ốc bươu "đầu tư ít, hiệu quả cao" ở Nam Định
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều năm gần đây trên địa bàn tỉnh Nam Định đã xuất hiện rất nhiều mô hình nuôi ốc bươu và ngày càng được nhân rộng. Đây được đánh giá là một mô hình phát triển kinh tế mới, “đầu tư ít, hiệu quả cao”, thích hợp với nhiều hộ dân.
Nhiều mô hình nuôi ốc bươu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh minh họa.
Nhiều năm gần đây, do tác động của các loại thuốc trừ sâu sử dụng trên đồng ruộng, nhất là thuốc diệt ốc bươu vàng, môi trường nước thay đổi nên số lượng ốc bươu dần cạn kiệt. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ ốc bươu vẫn rất lớn. Nắm bắt được điều đó, anh Phạm Văn Diện, xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã mạnh dạn đưa ốc bươu về địa phương nuôi thả và phát triển rộng.
Anh Diện cho hay: Đầu năm 2017, được người quen giới thiệu, anh sang tỉnh Thái Bình tham quan mô hình, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi ốc bươu.
Tham quan thực tế, anh nhận thấy mô hình nuôi ốc bươu rất phù hợp với môi trường sống ở địa phương. Anh bàn bạc với gia đình cải tạo lại ao nuôi rộng khoảng 720m2 và mua ốc giống về thả. Thời điểm đó, anh Diện đầu tư 3 vạn ốc giống với số tiền là 15 triệu đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình nuôi do kĩ thuật còn yếu kém, chưa nắm vững, vì vậy ốc giống bị chết nhiều. Ước tính thiệt hại, khoảng 50% số ốc giống phải vứt bỏ.
Thất bại này không làm anh nản lòng. Anh lại khăn gói đi học thêm kỹ thuật nuôi ốc bươu và tìm ra được nguyên nhân khiến ốc chết. Lần này, anh tập trung xử lý tốt môi trường nuôi ngay từ đầu. Anh rút hết nước trong ao, làm sạch bèo, cỏ, dùng chế phẩm sinh học xử lý đáy ao, sau đó mới bơm nước vào ao nuôi và duy trì mực nước cao 60-100cm để giữ độ an toàn cho ốc.
Nguồn thức ăn của ốc bươu hoàn toàn từ tự nhiên (rêu, bèo tấm, rau mồng tơi, lá sắn…) và ăn rất ít nên anh Diện chú ý cung cấp lượng thức ăn cho vừa đủ, không để dư thừa làm ô nhiễm môi trường ao nuôi dẫn đến ốc bị chết.
Thức ăn cho ốc bươu chủ yếu là rau, củ, quả... nên không tốn nhiều chi phí. Ảnh: Mai Chiến.
Ngoài việc quản lý về thức ăn và môi trường ao nuôi, việc quản lý đàn ốc vào mùa nóng, mùa rét và quản lý dịch bệnh cũng được anh Diện hết sức quan tâm. “Ốc bươu chịu nóng kém nên mùa hè cần phải chú ý chống nóng bằng cách thả thêm bèo vào ao. Còn trong mùa đông, ốc rúc xuống bùn trú đông gần như không hoạt động, lúc này phải rút bớt nước trong ao, thả cây, cỏ xuống ao để giữ ấm cho ốc.
Kết thúc lứa nuôi thứ 1, anh Diện đã tự tin hơn khi có trong tay cuốn sổ kinh nghiệm, được anh ghi chép tỉ mỉ về các tập tính của ốc. Bước vào lứa ốc thứ 2, anh mạnh dạn tăng số lượng ốc giống nhiều hơn so với lúc mới tập nuôi. Và, niềm vui đã đến với anh khi đàn ốc lớn nhanh và phát triển đồng đều; tỉ lệ chết không đáng kể.
Sau nhiều năm làm “bạn” với ốc bươu, đến nay anh đã mở rộng diện tích nuôi ốc lên đến gần 1 mẫu Bắc bộ; trong đó có 6 sào mặt nước được chia làm 3 ao nuôi. Hiện, trong ao lúc nào cũng có khoảng 1,5 vạn ốc bố mẹ; trên 10 vạn ốc thương phẩm và khoảng 20 vạn ốc giống.
Với quy mô 6 sào mặt nước, mỗi tháng gia đình anh Diện cung cấp ra thị trường từ 5 - 7 tạ ốc thương phẩm (khoảng 3 vạn con) với giá bán 100.000đ/kg; hơn 15 vạn ốc giống với giá bán từ 2 - 5 triệu đồng/vạn, tùy theo kích thước. Tính chung cả năm, sau khi trừ chi phí, mỗi năm anh Diện thu lãi gần 400 triệu đồng.
Trên địa bàn tỉnh còn có gần 100 hộ nuôi ốc bươu thành công, trong đó có hơn chục hộ nuôi ốc quy mô lớn hàng vạn con mỗi lứa, thị trường tiêu thụ thuận lợi. Tiêu biểu như hộ anh Hồ Sỹ Hoạch, xã Xuân Châu (Xuân Trường) đã nuôi ốc bươu được gần 7 năm với diện tích hơn 7.000m2.
Anh Hoạch cho biết, năm 2017, trong một lần đi tham quan mô hình sản xuất giống và nuôi ốc bươu thương phẩm ở tỉnh Thái Bình, nhận thấy ốc bươu là loài dễ nuôi, dễ chăm sóc, thức ăn của ốc khá đa dạng và có sẵn ở tự nhiên như rau, cỏ, củ, quả… nên quyết tâm đầu tư nuôi.
Thời gian đầu, do chưa nắm bắt được kỹ thuật, quá trình nuôi vào mùa hè nguồn nước chưa đảm bảo yêu cầu về nhiệt độ nên ốc bị chết hàng loạt. Không nản chí, anh Hoạch dành nhiều thời gian đi tìm hiểu thêm thực tế tại các mô hình nuôi ốc bươu hiệu quả để tích lũy thêm kiến thức, kỹ thuật.
Bước sang vụ nuôi thứ hai, đã có kinh nghiệm từ vụ nuôi trước, nhờ nắm vững và áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, nuôi thả nên ốc dần phát triển và sinh trưởng tốt.
Cùng với sản xuất, anh Hoạch chủ động liên kết thị trường tiêu thụ ở các tỉnh lân cận và tham gia các hội, nhóm nuôi ốc bươu trên mạng xã hội để tìm đầu ra ổn định.
Quá trình nuôi ốc trong vòng 3-4 tháng là có thể xuất bán với mức giá khoảng 60-70 nghìn đồng/kg. Ốc bươu sinh sản quanh năm, nhưng nếu để sinh sản tự nhiên tỷ lệ nở con đạt thấp. Để chủ động con giống và cung ứng cho thị trường, anh Hoạch đưa quy trình nuôi ốc bố mẹ sinh sản vào sản xuất.
Hàng ngày, anh Hoạch đều gom trứng cho vào thùng ấp đảm bảo nguồn giống chất lượng. Anh thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, giữ cho thùng ấp luôn đạt độ ẩm thích hợp tạo điều kiện cho trứng phát triển tốt. Theo anh, mùa hè ấp trứng từ 7-10 ngày là đưa ra ao nuôi ốc giống. Vào mùa đông, thời gian phải từ 15-20 ngày trứng mới nở thành con.
Trong quá trình ấp trứng anh phun nước hai lần/ngày để giữ độ ẩm. Hàng năm, gia đình anh Hoạch xuất bán ra thị trường hơn 1 triệu con ốc giống. Từ sản xuất ốc giống và nuôi ốc thương phẩm cung cấp ra thị trường, trừ chi phí, gia đình anh thu lãi trên 300 triệu đồng/năm.
Mô hình nuôi ốc nhồi của gia đình anh Nguyễn Văn Luận, thị trấn Xuân Trường (Xuân Trường) doanh thu mỗi năm đạt 500 triệu đồng. Ảnh: Báo Nam Định
Trang trại nuôi ốc bươu của anh Nguyễn Văn Luận ở thị trấn Xuân Trường (Xuân Trường) gồm 9 ao với khoảng 100 nghìn ốc bố mẹ và 100-150 nghìn con ốc giống. Mỗi tháng anh bán được khoảng 60-90kg trứng với giá dao động 400 nghìn đồng đến 1,3 triệu đồng/kg tùy thời điểm; 50-70 nghìn con ốc giống với giá dao động 2-5 triệu đồng/10 nghìn con và xuất bán ra thị trường khoảng 1 tấn ốc thương phẩm. Mỗi năm trang trại của anh Luận doanh thu 500 triệu đồng, trừ chi phí, anh thu lãi 150-200 triệu đồng.
Anh Luận cho biết, ốc bươu giờ trở thành “đặc sản”, có giá trị kinh tế cao trên thị trường. Trong quá trình nuôi, ngoài chú trọng xử lý môi trường nước, tôi luôn giữ phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho ốc. Nuôi ốc bươu cần lưu ý đến bệnh sưng vòi, là bệnh nguy hiểm nhất trên ốc, dễ gây chết hàng loạt nên phải giám sát ao nuôi thường xuyên. Nếu quan sát thấy ốc có dấu hiệu bỏ ăn, vòi bị sưng to, có mùi hôi cần phải cách ly ngay để xử lý bệnh, tránh dịch lây lan”. Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh còn tận tình hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu cho nhiều hộ nông dân khác ở trong và ngoài huyện.
Gia đình ông Hoàng Văn Hiền ở thôn An Phú Hưng, xã Yên Thành (Ý Yên) cũng làm giàu từ nuôi ốc bươu. Trước khi “bén duyên” với nghề nuôi ốc bươu, gia đình ông Hiền chủ yếu nuôi lợn và nuôi thả các loại cá nước ngọt truyền thống.
Từ sau Dịch tả lợn Châu Phi, tổng đàn lợn thương phẩm của gia đình buộc phải tiêu hủy hoàn toàn cộng với hiệu quả nuôi cá nước ngọt không cao, ông quyết định chuyển hướng phát triển đầu tư con nuôi mới. Năm 2021, qua tìm hiểu, ông Hiền thấy ốc bươu là con nuôi có tiềm năng nên đã mạnh dạn mua 60 nghìn ốc giống về nuôi thử. Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên đàn ốc bắt đầu sinh trưởng, phát triển tốt.
Từ những kinh nghiệm đúc kết được, ông Hiền cho biết, mùa hè, thời tiết nắng nóng, ông thả bèo tấm và trồng hoa súng, vừa làm nguồn thức ăn bổ sung, vừa che nắng cho ốc. Vào mùa đông, ốc ngủ đông nên không cần cho ăn, chỉ cần thả bèo tây để tránh rét.
Thành công từ lứa nuôi đầu tiên nên đến đầu năm 2022, ông Hiền tiếp tục đầu tư kinh phí, cải tạo thêm ao nuôi với diện tích trên 3.000m2. Hiện mô hình của ông đang duy trì nuôi thả ốc nhồi trong 21 lồng, mỗi lồng rộng 10m2; các ao còn lại để thả bèo tấm làm thức ăn cung cấp cho ốc.
Với hướng đầu tư hiệu quả, thị trường ổn định, nhiều mô hình nuôi ốc bươu đã thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một số hộ dân ở xã Nam Toàn (Nam Trực) cũng đã bắt tay vào nuôi thử nghiệm ốc bươu, bước đầu ốc phát triển khỏe mạnh, đồng đều.
Tiêu biểu như gia đình ông Phạm Văn Thái ở xóm Thượng 1, xã Nam Toàn nuôi thử nghiệm ốc bươu trên diện tích ao rộng 100m2. Do tìm hiểu kỹ về quá trình chăm sóc cũng như kỹ thuật nuôi nên ngay từ vụ nuôi thử nghiệm đã thành công. Năm 2024, ông dự định mở rộng quy mô cũng như đầu tư trang thiết bị để nuôi ốc bươu, phát triển kinh tế hộ gia đình.
Giá trị kinh tế khá cao, được thị trường ưa chuộng, ốc bươu không còn là đối tượng nuôi quá mới trong ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Nam Định. Có thể nói, mô hình nuôi ốc bươu là một lựa chọn hiệu quả để nhiều người dân trên địa bàn nhân rộng, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, tạo cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân.
PV (t/h)
Tin mới
Bắc Ninh: Lũ trên sông Cầu lên nhanh, ứng trực 24/24
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Ninh lũ sông Cầu đang lên rất nhanh có thể khả năng ở mức trên báo động III.
Hai huyện ngoại thành Hà Nội được giao hơn 3.000m2 đất để xây hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị đấu giá
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký các quyết định giao hơn 3.000m2 đất tại huyện Mỹ Đức và Ứng Hoà để xây hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị đấu giá.
Công điện hỏa tốc về việc tăng cường ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu bão số 3
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc về việc tăng cường ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 và đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện.
Thanh Hóa: Cơ quan chức năng sẽ vào cuộc kiểm tra, xử lý một số bất cập tại nhà máy nước sạch Hà Trung
Liên quan đến một số bất cập tại Công ty TNHH TMDV xây dựng môi trường nước sạch Hà Trung, khi xây dựng nhà máy mà chưa được các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cấp phép. Có dấu hiệu trốn thuế từ việc sử dụng trái phép nguồn tài nguyên nước cũng như doanh nghiệp tự in hóa đơn để thu tiền nước, mới đây các ngành chức năng huyện Hà Trung đang khẩn trương làm báo cáo gửi UBND tỉnh để tìm ra hướng xử lý.
Hải Dương: Huy động tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3
Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về tài sản đối với tỉnh Hải Dương. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả của bão, sớm đưa cuộc sống của người dân, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ổn định trở lại.
Quảng Ninh: Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ tham gia ứng cứu sự cố tràn đập Hà Thanh
Trong sáng 9/9, do hoàn lưu sau bão số 3 kèm theo mưa lớn, nước lũ dâng cao tràn đập Hà Thanh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) khiến hàng trăm hộ dân ngập trong nước.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam